- CHƯƠNG III – PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
a. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
- Có thể thấy, Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của CIC có sự sụt giảm rõ rệt trong giai đoạn 2010 – 2011. Năm 2010, Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của CIC là 1.48 (hay nói cách khác là thu nhập của doanh nghiệp cao gấp 1.48 lần chi phí trả lãi) nhưng đến năm 2011 thì giảm hẳn xuống mức -0.46, tương ứng giảm 131.28%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, công ty mở rộng sản xuất nên khoản nợ đi vay của công ty rất nhiều và đó chính là nguyên nhân là chi phí lãi vay của công ty tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2011. Cụ thể là chi phí lãi vay tăng từ 4,6 tỷ lên 8,9 tỷ, tương ứng tăng 93.5%. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của CIC là ngày càng giảm và khả năng sử dụng nguồn vốn của CIC đang rất không hiệu quả. Hệ số này ở mức âm và thấp trong năm 2011 cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản doanh nghiệp là thấp. Ngoài ra, nó còn cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế, có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh
của VPH tăng trưởng khá đều và luôn cao hơn CIC trong giai đoạn 2010 – 2011. Năm 2010, chỉ số này của VPH là 1.56 và đến năm 2011 giảm xuống còn 1.23, tương ứng giảm 21.15%. Hệ số này cao hơn so với CIC chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của VPH cũng cao hơn so với CIC, lợi nhuận tạo ra được sử dụng để thanh toán nợ vay và tạo phần tích luỹ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.