Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Một phần của tài liệu Báo cáo Phân tích báo cáo tài chính (Trang 29 - 30)

- CHƯƠNG III – PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

- Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh số nợ ngắn hạn của công ty. Và cũng như Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Hệ số khả năng thanh toán nhanh của CIC cũng không có sự biến đổi trong giai đoạn 2010 – 2011 và nằm ở mức 0.74 (tương ứng với 74%). Điều này có nghĩa 0.74 đồng tài sản lưu động tài trợ cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn không có sự chênh lệch nhiều với tốc độ tăng của các khoản mục Tiền, đầu tư ngắn hạn và phải thu khách hàng. Hệ số này < 1, cho thấy doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

doanh thu thu được để thanh toán các khoản nợ này thì chỉ số này bé hơn 1 cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. So sánh với VPH thì chỉ số thanh toán nhanh của VPH thấp hơn rất nhiều so với CIC. Năm 2010, chỉ số thanh toán nhanh của VPH là 0.28, đến năm 2011 thì giảm xuống còn 0.25, tương ứng giảm 10.71%. Trong khi chỉ số thanh toán nhanh của ngành xây dựng là 0.67 thì điều này cho thấy tình hình tài chính của VPH đang trong tình trạng suy yếu nghiêm trọng, có khả năng cao sẽ không thể đáp ứng các nhu cầu thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn. Còn về CIC thì chỉ số thanh toán nhanh của CIC cao hơn chỉ số thanh toán nhanh của ngành, điều này 1 mặt cho thấy công ty đảm bảo tốt khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn của mình nhưng mặt khác cũng cho thấy việc sử dụng không hiệu quả quỹ tiền mặt. Doanh nghiệp thì luôn sẵn tiền để trả nợ, nhưng thời điểm trả nợ lại xảy ra không liên tục nên nguồn tiền sẽ đứng im không vận động, như vậy sẽ dẫn đến sự lãng phí nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Báo cáo Phân tích báo cáo tài chính (Trang 29 - 30)