Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Báo cáo Phân tích báo cáo tài chính (Trang 28 - 29)

- CHƯƠNG III – PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

a. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

- Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của CIC hầu như không có sự thay đổi trong 2 năm 2010 – 2011 và nằm ở mức 1.05 (tương ứng 105%). Điều này có nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.05 đồng tài sản lưu động. Nguyên nhân không có sự thay đổi này là do tốc độ tăng của Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn của công ty không có sự khác biệt nhiều trong giai đoạn này. Năm 2010, tốc độ tăng của Tài sản ngắn hạn là 20.5% còn tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn là 21%. Hệ số này của CIC trong 2 năm 2010 và 2011 đều ở mức 1.05. Hệ số này lớn hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn lớn hơn Nợ ngắn hạn và công ty có

- So với các ngành nghề khác thì có thể đây là mức bình thường và thậm chí là thấp nhưng riêng với ngành xây dựng thì chỉ số này nằm ở mức 1.05 là khá cao so với trung bình ngành. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bình quân của ngành xây dựng là 0.09. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng sẽ không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Như vậy có thể thấy, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của CIC lớn gấp 11,7 lần so với trung bình ngành và bên cạnh mặt tích cực là thể hiện sự đảm bảo về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thì nó còn cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

- So sánh với VPH thì Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của VPH luôn lớn hơn CIC trong 2 năm 2010 – 2011 và đang có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Năm 2010, chỉ số này của VPH là 1.57 và đến năm 2011 thì tăng lên mức 1.63, tương ứng tăng 3.82%. Cũng như CIC, chỉ số này của VPH lớn hơn rất nhiều so với bình quân ngành, điều này cũng cho thấy khả năng quản lí và hiệu quả sử dụng tải sản của doanh nghiệp là không cao. Do là 2 doanh nghiệp nằm trong ngành đầu tư xây dựng, khoản mục Nợ ngắn hạn của ngành luôn ở mức cao nên CIC và VPH cần có những biện pháp tốt hơn để tận dụng lợi thế của khoản Nợ ngắn hạn này, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Báo cáo Phân tích báo cáo tài chính (Trang 28 - 29)