Hệ số khả năng thanh toán tức thờ

Một phần của tài liệu Báo cáo Phân tích báo cáo tài chính (Trang 30 - 31)

- CHƯƠNG III – PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

c.Hệ số khả năng thanh toán tức thờ

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời của CIC trong giai đoạn 2010 – 2011 là rất thấp. Năm 2010, chỉ số này là 0.02 nhưng đến năm 2011 thì giảm hẳn xuống mức 0. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt mà công ty đang nắm giữ là quá thấp so với khoản mục Nợ ngắn hạn. Năm 2011, Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty chỉ chiếm 0.13 trong tổng cơ cấu tài sản. Mặc dù các khoản nợ này có thể thanh toán trong nhiều kì và lượng tiền mặt công ty nắm giữ không nhất thiết phải bằng với khoản nợ phải trả ngắn hạn nhưng với tỷ trọng tiền mặt rất thấp như vậy thì công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ 1 cách tức thời. Hệ số khả năng thanh toán tức thời trong giai đoạn này xấp xỉ bằng 0, cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ tức thời của công ty là rất thấp và thậm chí là không có khả năng thanh toán trong năm 2011. So sánh với VPH thì chỉ số này ở VPH lớn hơn nhiều so với CIC. Năm 2010, chỉ

số này ở VPH là 0.07, đến năm 2011 thì giảm xuống còn 0.05, tương ứng giảm 28.57%. Tuy là giảm nhưng so với CIC thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tức thời của VPH tốt hơn rất nhiều. Doanh nghiệp cần có sự quản lí, sử dụng hiệu quả hơn về khoản mục Tiền, các khoản tương đương tiền, cũng như hạn chế việc đi vay nợ để có thể đảm bảo tốt hơn khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tức thời này.

Một phần của tài liệu Báo cáo Phân tích báo cáo tài chính (Trang 30 - 31)