Hoàn thiện môi trường đầu tư trong các KCN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội (Trang 40 - 42)

II. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN tập trung ở

2. Giải pháp từ phía nhà nước

2.2. Hoàn thiện môi trường đầu tư trong các KCN

- Để thu hút đầu tư trong nước vào KCN,Nhà nước cần: đẩy mạnh việc thi hành luật doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện Nghị định 90 về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; thực hiện đầy đủ và đúng các quy định của luật doanh nghiệp về đăng kí kinh doanh. Chấm dứt các hiện tượng làm trái quy định của luật, đặt ra những yêu cầu về hồ sơ, thủ tục và điều kiện kinh doanh mà luật không quy định, nghiên cứu hợp nhất mã số đăng kí kinh doanh, mã số thuế và mã số hải quan, áp dụng đăng kí kinh doanh qua mạng điện tử, công bố công khai các dự án kêu gọi đầu tư vào KCN. Xây dựng quy trình và điều kiện cho thuê đất rõ ràng, cụ thể về nội dung, trách nhiệm, thời gian và chi phí.

- Nhà nước tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế với những biện pháp: đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư, xây dựng lộ trình thực hiện hài hòa thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, trước hết ở các ngành thuộc danh mục ưu đãi, mở rộng chế độ đăng kí cấp phép đầu tư cho các dự án không

thuộc danh mục cấm hoặc hạn chế đầu tư, tiếp tục kí kết các hiệp định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần với những đối tác chính trên cơ sở đàm phán, căn cứ vào các hiệp định đã kí kết( như hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN; hiệp định VIỆT- MỸ); mở rộng hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài như đầu tư gián tiếp, mua lại, sát nhập. Đa dạng hóa các hình thức pháp lý, cho phép thành lập công ty quản lý, quỹ đầu tư, ưu tiên xóa bỏ hạn chế về hình thức đầu tư với dự án trong ngành sản xuất chế tạo hoặc có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm cao; xóa bỏ những hạn chế về vốn góp và vốn huy động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: mở rộng quyền góp vốn bằng tiền Việt nam của các nhà đầu tư nước ngoài từ nguồn thu nhập hợp pháp bằng tiền Việt Nam để đầu tư tại Việt Nam; tăng cường tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư và cung cấp dịch vụ đầu tư, xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư theo những ngành có ưu thế của nước đầu tư và các công ty xuyên quốc gia.

- Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó: phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng, tăng cường cạnh tranh trên thị trường tài chính, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn dài hạn; tăng cường khả năng sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư; tự huy động vốn của doanh nghiệp bằng cách phát hành trái phiếu và chứng khoán; nới lỏng quy định hạn chế hoạt động đối với ngân hàng nước ngoài đang hoạt động và cấp giấy phép them cho các ngân hàng khác.

- Tăng cường thâm nhập thị trường quốc tế, với việc thực hiện các biện pháp sau: nghiên cứu chiến lược tiếp thị, xúc tiến thương mại và kết quả hoạt động của các nước là đối thủ cạnh tranh; xóa bỏ các hạn chế về tổ chức và tham dự triển lãm; hội chợ trong nước và quốc tê. Ký kết các hiệp định thương mại song phương.

- Từng bước mở cửa thị trường trong nước, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cả doanh nghiệp trong KCN. Thay đổi chế độ giá tính thuế tối thiểu bằng giá ghi trên hợp đồng phù hợp với hiệp định về giá trị hải quan của

tổ chức thương mại thế giới. Cải cách thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hóa và hài hòa thủ tục với chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w