Học sinh tham gia vào các phong trào hoạt động thích ứng vớ

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 130 - 143)

II. Những hànht động học sinh có thể làm để thích ứng BĐKH

3.Học sinh tham gia vào các phong trào hoạt động thích ứng vớ

cộng đồng và địa phương

Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

Các nhà khoa học đã đưa ra các giải pháp thích ứng với BĐKH được xem xét dựa trên 4 nhóm như sau:

– Dự phòng: Các giải pháp nhằm chuẩn bị và dự phòng để ứng phó với BĐKH và các sự kiện bất thường.

– Bảo vệ: Các giải pháp thích ứng nhằm bảo vệ nguyên trạng, tránh tác động của BĐKH và giảm thiểu thiệt hại.

– Tạo sức chống chịu: Các giải pháp thích ứng nhằm để tăng sức chống chịu các tác động của BĐKH.

– Sẵn sàng: Các giải pháp thích ứng nhằm đối phó với tác động của BĐKH. Các giải pháp thích ứng được trình bày lần lượt cho một số ngành như tài nguyên nước, nông nghiệp, y tế sức khỏe, giao thông và hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị và năng lượng.

Khi thực thi các giải pháp trên sẽ có tác động tới đời sống bình thường và quyền lợi của dân cư nơi diễn ra các dự án. Để triển khai các dự án thích ứng với BĐKH thì công tác tuyên truyền, giáo dục và động viên cộng đồng địa phương là rất quan trọng. Trong các hoạt động đó, học sinh có thể tham ra các hoạt động phù hợp. Vì vậy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản ngay khi còn trên ghế nhà trường.

Một số giải pháp cụ thể có thể nêu lên sơ lược như sau:

+ Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực tài nguyên nước: Khi nhiệt độ gia tăng sẽ gây ra các tác động, rủi ro như: làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước thông qua các lớp chất trầm tích, chất dinh dưỡng, sự phân hủy cacbon hữu cơ; tảo tăng trưởng nhanh hơn... dẫn đến hiện tượng đầm lầy hoá các thủy vực, phát sinh các loại khí độc,... Các nhà khoa học có chế độ quan trắc, kiểm tra thường xuyên chất lượng nguồn nước ao hồ, sông suối. Học sinh cũng có thể tham gia vào các hoạt động kiểm soát nguồn nước như là một hoạt động ngoại khoá của trường, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền giữ gìn, bảo vệ nguồn nước trong sạch cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời không góp vào các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính.

+ Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực nông nghiệp: Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC,1996), những giải pháp ở quy mô quốc gia bao gồm: Nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục phổ thông cho người dân phụ thuộc vào nông nghiệp, đặc biệt là ở những vùng nông thôn nghèo, xa xôi, hẻo lánh; Xác định được tính dễ tổn thương của hệ thống nông nghiệp hiện tại; Nghiên cứu để tạo ra các chiến lược và phát triển giống cây trồng mới; Giáo dục và truyền thông để mang kết quả nghiên cứu đến cho nông dân; Các chương trình lương thực, thực phẩm, hỗ trợ giá và chương trình an ninh xã hội khác;...

Nhà trường có thể tổ chức cho học sinh có các hoạt động để tham gia vào quá trình thức hiện các giải pháp trên.

+ Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực y tế sức khỏe cộng đồng: Để tăng cường khả năng thích ứng với tác động của BĐKH trong lĩnh vực y tế thì một trong những việc cần thiết đầu tiên là thiết lập hệ thống giám sát sức khỏe cộng đồng nhằm phát hiện những thay đổi về sức khỏe liên quan đến BĐKH. Đây là cơ sở để đề xuất chương trình hành động và đánh giá hiệu quả của các giải pháp thích ứng. Bên cạnh đó, các cơ quan y tế cấp tỉnh, thành cần phải chuẩn bị và trang bị khả năng ứng phó đối với các tác động đến sức khỏe khi các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra. Việc chuẩn bị này bao gồm từ công tác quản lý, tổ chức, kỹ năng, chuyên môn, nghiên cứu, trang thiết bị đến vận động, nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Học sinh có thể tham gia vào các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về mối nguy hiểm từ sự thay đổi nhiệt và các đợt nắng nóng, quá lạnh để hạn chế các bệnh liên quan đến nhiệt độ. Bản thân các em cũng phải biết giữ gìn sức khỏe thông qua các hành động như giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, trường lớp, nơi công cộng,... Học sinh tham gia trồng và bảo vệ, chăm sóc cây ở trường, nơi cơ trú, nơi công cộng,... để có được môi trường xanh, cải thiện chất lượng không khí và tạo cảnh quan đẹp.

+ Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực giao thông và hạ tầng kỹ thuật: Các nhóm giải pháp thích ứng với BĐKH đối với lĩnh vực giao thông và hạ tầng cơ sở bao gồm: cải thiện, điều chỉnh công tác vận hành, quan trắc và áp dụng công nghệ tiên tiến, chia sẻ kinh nghiệm, thay đổi thiết kế, điều chỉnh quy hoạch giao thông và quy hoạch sử dụng đất và bảo hiểm. Thực thi các giải pháp này đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, bao gồm tiền của và đất đai. Mặc dù học sinh không tham gia trực tiếp vào các hoạt động trên nhưng không vì thế mà không tính đến vai trò rất quan trọng của học sinh trong việc tuyên truyền, trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ các công trình giao thông, ý thức thực hiện nghiêm túc luật giao thông.

+ Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực năng lượng: Thường xuyên giáo dục học sinh hiểu biết và thực hành sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là biện pháp quan trọng đóng góp vào thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH.

+ Các giải pháp thích ứng theo vùng miền: Mỗi vùng miền có các hoàn cảnh khác nhau nên đứng ở qui mô quốc gia đã có các phân vùng và các giải pháp thích ứng với BĐKH cho từng vùng miền. Vì vậy, nhà trường cũng như mỗi giáo viên, học sinh cần hăng hái tham gia cùng cộng đồng thực hiện các hoạt động thích hợp, có hiệu quả và thiết thực.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1.

CÁC VÙNG ĐẤT CÓ NGUY CƠ NGẬP LỤT KHI NƯỚC BIỂN DÂNG 1M

Diện tích

Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 1m

PHỤ LỤC 2.

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MỚI, TÁI TẠO ĐƯỢC Ở VIỆT NAM

1. Nghiên cứu và phát triển năng lượng mặt trời: Các chuyên gia Việt Nam đã tiến hành phân vùng năng lượng bức xạ mặt trời trên lãnh thổ VN. Theo sơ đồ phân vùng đó, nguồn năng lượng mặt trời ở VN khoảng 1300 – 2200 KWh/m2/năm. Tương đối nhiều ở khu vực phía Nam, nhiều nhất ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, ít ở khu vực phía Bắc, ít nhất là Đông Bắc Bắc Bộ. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam được sử dụng dưới 4 dạng:

– Sấy cây công nghiệp và sấy đơn giản: Các thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời được sử dụng trong nông nghiệp, dược liệu, hải sản, cột bê tông li tâm. Đến nay chúng ta đã lắp đạt khoảng 10 hệ thống sấy công nghiệp và 60 hệ thống sấy đơn giản. Tuy nhiên, hệ thống sấy công nghiệp có giá thành cao, chế độ sấy không ổn định, còn hệ thống sấy đơn giản có giá thành thấp, song hiệu quả thấp và tuổi thọ cũng thấp.

– Chưng cất nước: Thiết bị chưng cất nước là hệ thống sấy có kích thước 10 – 40 m2; chưng cất được 3– 5 lít nước/m2/ngày. Thiết bị dạng khay, có thể di chuyển được, chưng cất 4 – 5 lít nước/ m2/ngày. Hầu hết các thiết bị này cồng kềnh, tuổi thọ thấp.

– Giàn đun nước: Giàn đun nước hộ tập thể với mặt thu 10 – 15 m2 đun được 1000 – 5000 lít nước nóng từ 50 –700C mỗi ngày và một số giàn đun hộ gia đình với mặt thu 1 – 3m2 đun được 100 – 300 lít nước nóng mỗi ngày. Tuy nhiên do giá thành cao nên chưa được lắp đặt rộng rãi.

– Giàn pin mặt trời: Được sử dụng sớm ở VN. Hiện nay có 40 trạm điện mặt trời công suất 500 – 1000Wp được lắp đặt ở các xã và 800 giàn có công suất 22.5 – 50Wp phục vụ các bệnh viện, trạm xá, nhà văn hoá…

2. Nghiên cứu và phát triển điện gió

Chương trình chính sách khoa học công nghệ cấp nhà nước 1996 – 2000 “Xây dựng chiến lược và phát triển năng lượng bền vững” đã đánh giá tổng quát: năng lượng gió ở VN thấp, chỉ sử dụng ở vùng đảo xa, một vài nơi ven bờ biển và nơi có gió địa hình.

Báo cáo cũng cho thấy mật độ năng lượng (tính bằng kwh/m2/năm) là 2700 – 4500 ở vùng đảo xa, 1200 – 4700 ở vùng đảo ven bờ, 700 – 1000 ở vùng ven biển Cát Hải – Hải Vân, 400 – 500 ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, 450 – 550 ở duyên hải Nam Bộ, 500 – 600 ở Tây Nguyên… Các tác giả cho rằng khả năng ứng dụng của gió vào loại tốt đối với các đảo xa, đảo ven bờ và vùng có gió địa hình.

Theo báo cáo của Viện Năng lượng, VN có tiềm năng năng lượng gió vào loại trung bình so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các tác giả nhận định rằng tốc độ gió ở nhiều nơi trên đất liền không phù hợp với việc sản xuất điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một dự án đánh giá tiềm năng điện gió của Viện Vật lý địa cầu trên các độ cao: 10, 20, 30, 40m, xác định gradient tốc độ gió và hướng gió theo độ cao tại bán đảo Phước Mai (Bình Định) từ 1/1998 đến 4/1999 và đề xuất khả năng xây dựng nhà máy phát điện bằng sức gió tại đây.

Một số dự án, chương trình và hoạt động sản xuất gió đã được thực hiện trong các năm gần đây:

Viện Năng lượng với nhiệm vụ triển khai sử dụng các động cơ gió phát điện công suất nhỏ ở một số vùng hải đảo xa, phục vụ chương trình điện khí hoá nông thôn và lắp đạt các động cơ phát điện công suất 150 – 500W trên một số nơi thuộc vùng hải đảo vào khoảng cuối thập kỉ 1980, đầu thập kỉ 1990.

Viện Năng lượng đã chế tạo động cơ gió công suất 150W. Tính đến năm 2000 có đến 30 động cơ gió loại này được lắp đặt phù hợp với nhu cầu sử dụng điện của hộ dân cư.

Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhập khẩu và lắp đặt 3 động cơ gió công suất 150W, 5 động cơ gió công suất 500W theo mẫu của Viện kĩ thuật giao thông, 12 động cơ gió công suất 150 W theo mẫu của ĐH Bách khoa TP HCM.

ĐH Bách khoa TPHCM đẫ xây dựng thí điểm 3 làng năng lượng gió ở Khánh Hoà và Cần Giờ. Tổng cộng khoảng 500 chiếc với công suất phổ biến 250 – 200W.

Đầu năm 2000, Việt Nam đã chuẩn bị dự án xây dựng trạm phát điện gió tổng hợp 40 động cơ công suất 500W.

Viện Kỹ thuật Giao thông đã tiến hành thử nghiệm mô hình máy phát điện gió 500W và hiện có 6 máy đang hoạt động. Viện chế tạo cơ khí đang nghiên cứu chế tạo máy điện gió công suất 1,5 – 5 kW.

3. Nghiên cứu và phát triển thủy điện nhỏ ở Việt Nam

Theo nghiên cứu đánh giá của Viện Năng lượng, tổng tiềm năng kinh tế kĩ thuật của thủy điện nhỏ Việt Nam có công suất lắp đặt khoảng 1.600 – 2000 MW, chiếm 7 – 10 % tổng tiềm năng thủy điện. Trong nguồn tiềm năng đó, loại nhỏ (100 – 10 000 KW) có 500 trạm, chiếm 87 – 90% và loại cực nhỏ (5 – 100 KW) chiếm 5 – 7%.

Tiềm năng thủy điện nhỏ cho phép xây dựng khoảng 610 trạm với tổng công suất 1.310 MW trên 26 tỉnh, nhiều nhất là Đăk Lắc, Lào Cai, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hoá.

Từ sau năm 1990 nhiều hộ gia đình đã tự đầu tư lắp đạt các tổ máy thủy điện cực nhỏ, loại công suất 0,1 – 1 KW với giá thành thấp.

Tính đến năm 2003 Việt Nam đã đưa vào khai thác hơn 500 trạm thủy điện công suất 5 kW – 10MW/ trạm.

PHỤ LỤC 3.

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG SINH HỌC, SINH KHỐI VÀ ĐỊA NHIỆT Ở VIỆT NAM

1. Phát triển ứng dụng sinh học, sinh khối và địa nhiệt ở Việt Nam

Năm 1992, Đại học Nông lâm TP HCM đã triển khai chương trình khí sinh học ở nhiều nơi và lắp đặt 6000 túi chất dẻo.

Năm 1994, VACVINA thực hiện chương trình thí điểm và đến nay đã triển khai trên 33 địa điểm với khoảng 2.000 túi.

Năm 1996 chương trình quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường đã xây lắp khoảng 200 – 300 hầm nắp cố định ở Hà Tây, Nam Định.

Đến nay Việt Nam có khoảng 70.000 hầm khí sinh học, trong đó có vài chục nghìn túi chất dẻo, còn lại là các hầm xây kiên cố.

2. Nghiên cứu sử dụng Địa nhiệt

Năm 1991 chúng ta đã xác định được 125 suối nước nóng với nhiệt độ bề mặt 79 – 101oC dọc theo bờ biển Miền Trung. Các nghiên cứu năm 1996 cho rằng Việt Nam có gần 300 nguồn địa nhiệt.

PHỤ LỤC 4.

CÁC LĨNH VỰC CÓ THỂ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN

CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH Ở VIỆT NAM

– Sản xuất điện:

+ Cải tạo các nhà máy điện cũ đốt than

+ Áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất điện + Giảm tổn thất truyền tải và phân phối

+ Thay dầu bằng khí tại các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu dầu + Thay than bằng các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo

+ Sản xuất điện bằng năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy điện, sinh khối, khí sinh học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Công nghiệp:

+ Nâng cao hiệu suất lò hơi

+ Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất giấy và xi măng + Đồng phát điện (cogeneration)

+ Nâng cao hiệu suất động cơ điện

+ Thay than bằng khí trong các lò sản xuất sứ gốm + Cải tạo đất

– Giao thông vận tài

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong xe tải + Khuyến khích giao thông công cộng

+ Cải tiến quản lí giao thông + Phát triển cơ sở hạ tầng

+ Thay dầu DO bằng LPG trong ô tô buýt

Phát triển hệ thống đèn compact

+ Nâng cao hiệu suất sử dụng tủ lạnh và điều hoà nhiệt độ + Nâng cao hiệu suất bếp gia dụng.

– Nông nghiêp

+ Quản lí nước trong các vùng tưới tiêu (giữ và sử dụng phát thải khí mêtan từ chat thải trong đất và nước)

+ Sử dụng thức ăn gia súc chất lượng cao (giữ và sử dụng phát thải khí mêtan từ chất thải của gia súc)

– Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất

+ Trồng rừng mới + Trồng lại rừng + Bảo vệ rừng + Quản lí rừng

Biên tập nội dung :

NGUYỄN TRANG THU

Chế bản và sửa bản in :

NGUYỄN PHƯƠNG VĂN

Trình bày bìa :

LÊ TRẦN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU

GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 130 - 143)