Thích ứng với BĐKH trên thế giới

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 68 - 77)

.

2. Thích ứng với BĐKH trên thế giới

2.1. Khái niệm

Thích ứng với BĐKH là một chiến lược cần được thực hiện ở tất cả các phạm vi và quy mô nhằm mục tiêu giảm nhẹ tác động bất lợi và làm tăng những tác động có lợi của BĐKH. Theo Chương trình Mục tiêu quốc gia về BĐKH, "Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao

A B

động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội thuận lợi do nó mang lại”.

Thích ứng với BĐKH có nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu chí phân loại.

Đặc điểm và phân loại thích ứng với BĐKH Phân loại theo khái niệm

hoặc tính chất Ví dụ theo tính chất thực hiện

Theo mục đích

Theo bản năng tự nhiên Được hoạch định Tự phát Có mục đích rõ ràng Thụ động Chủ động

Theo cách thức thực hiện Phòng Chống

Ứng phó Chuẩn bị kĩ càng Theo thời gian Ngắn hạn Dài hạn

Chiến thuật Chiến lược Tức thời Tích lũy Dự phòng

Khắc phục Thói quen

Theo không gian Cục bộ địa phương Cho toàn quốc hoặc vùng KT – XH

Chiến thuật thực hiện Rút lui – Chịu đựng – Bảo vệ – Ngăn chặn – Chịu đựng – Thay đổi – Khôi phục

Biện pháp Công trình – Pháp chế; Thể chế – Nhận thức; Tài chính – Công nghệ

Hiệu quả cao

(Nguồn: Trương Quang Học, 2010)

Thích ứng với BĐKH có những đặc tính quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách cũng như người thực hiện chiến lược này cần quan tâm. Thích ứng với BĐKH có những tính chất cơ bản sau:

Thích ứng là nhiệm vụ cần thiết của mọi người: BĐKH có tác động đến tất cả các đối tượng, không loại trừ một ai.

Thích ứng là một quá trình thực tiễn: Thích ứng với BĐKH diễn ra ở nhiều cấp độ và cần được liên kết trong phạm vi khung thời gian, quy mô và lĩnh vực.

– Thích ứng mang tính chủ động theo chủ ý của con người: Thích ứng BĐKH là chủ động thực hiện, nắm bắt thông tin và phối hợp hoạt động.

– Thích ứng làm giảm tính dễ bị tổn thương: Thích ứng với biến đổi khí hậu làm giảm tính dễ bị tổn thương do hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra như bão, dông, hạn hán và lũ quét.

Thích ứng hướng tới sự phát triển bền vững: Thích ứng với BĐKH phải dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và lối sống của người dân, có mối quan hệ chặt chẽ với số liệu dự báo khoa học, hướng tới một giải pháp phát triển bền vững.

Thích ứng mang tính liên ngành và liên vùng: Để thực hiện có kết quả công tác thích ứng với BĐKH, các ngành, các vùng miền cần phải hợp tác với nhau.

Để thích ứng thành công với BĐKH, các quốc gia và cộng đồng cần tích cực giải quyết tốt các vấn đề cơ bản sau:

– Đánh giá sớm khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH: Khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH là khả năng dễ bị thiệt hại cho con người và xã hội trước những biến động của khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Khả năng dễ bị tổn thương do BĐKH càng cao thì năng lực thích ứng của một cá nhân, một cộng đồng hoặc một hệ thống càng thấp và ngược lại. Ở các nước đang phát triển, dễ bị tổn thương nhất là các lĩnh vực như nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe và nơi cư trú; là các khu vực như các dải ven biển (chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng) và vùng núi (lũ quét, sạt lở đất) và những người nghèo, người già, phụ nữ, trẻ em và dân tộc thiểu số ở miền núi.

– Nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH: Năng lực thích ứng với BĐKH được hiểu tổng thể các điều kiện về chính trị, kinh tế – xã hội, thể chế và công nghệ có ảnh hưởng quyết định tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại đối với sự phát

triển hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp. Trên thực tế, năng lực thích ứng với BĐKH là tiềm năng hoặc khả năng của các cá nhân, các cộng đồng, các vùng miền hoặc quốc gia có thể điều chỉnh để sống chung với BĐKH nhằm làm giảm thiệt hại hoặc tận dụng lợi thế do BĐKH đem lại. Năng lực thích ứng của các vùng miền trong một nước và giữa các nước trên thế giới là rất khác nhau. Các nước đang phát triển có trình độ công nghệ cao, cơ sở hạ tầng, thể chế và cơ chế quản lí cao nên có năng lực thích ứng với BĐKH cao (tình trạng dễ bị tổn thương thấp) hơn so với các quốc gia đang phát triển.

2.2. Các cách tiếp cận thích ứng với BĐKH

a) Các cách tiếp cận để xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH

Hiện nay trên thế giới, người ta thường sử dụng 3 cách tiếp cận cơ bản sau đây để xây dựng các chiến lược thích ứng với BĐKH:

– Cách tiếp cận từ trên xuống dựa vào kịch bản: Cách tiếp cận này dựa trên việc phân tích tình trạng tác động của khí hậu hiện tại với các đối tượng cụ thể và sử dụng phương pháp mô hình để đưa ra những kịch bản về BĐKH và nước biển dâng và trên cơ sở đó dự đoán những khả năng tác động trong tương lai của khí hậu và đề xuất các giải pháp thích ứng. Cách tiếp cận mang tính vĩ mô với những chỉ số bình quân này phù hợp với việc xây dựng các chiến lược dài hoặc kế hoạch, thích ứng dài hạn cho các vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc cho một ngành. Theo cách tiếp cận này, các phương án hoặc biện pháp thích ứng với BĐKH thường không tính hết được những dao động khí hậu và hiện tượng cực đoan. Vì vậy, nó có tính thực tế không cao, không phản ánh được ý nghĩa xã hội và tính dễ bị tổn thương của đối tượng cụ thể. Những giải pháp được đưa ra từ tiếp cận này mang tính định hướng tổng thể nên không đủ để giải quyết những tình huống cụ thể cho các đối tượng cụ thể.

Cách tiếp cận từ dưới lên – dựa theo kết quả đánh giá tính tổn thương thực tế, gồm: a) Phân tích và đánh giá những tổn thương trong quá khứ và hiện tại và đưa ra những khả năng thay đổi chúng khi BĐKH diễn ra, b) Hiểu được nguyên nhân của những tổn thương của người dân, của cộng đồng. Trên cơ sở phân tích những tổn thất của cộng đồng, bằng kinh nghiệm và phương pháp truyền thống tìm các biện pháp thích hợp để làm giảm những tổn thương trong tương lai. Nhược điểm của cách tiếp cận này là không thể đưa ra những dự báo cụ thể về xu thế BĐKH cho khu vực và cho cộng đồng.

– Cách tiếp cận tổng hợp, kết hợp cách tiếp cận từ trên xuống và cách tiếp cận từ dưới lên: Đây là cách tiếp cận chủ đạo hiện nay. Cách tiếp cận kết hợp này

khắc phục được những nhược điểm của từng cách tiếp cận nêu trên khi chúng tiến hành riêng rẽ. Tiếp cận tổng hợp này có thể xây dựng được chiến lược thích ứng với BĐKH dựa trên kinh nghiệm hiện tại kết hợp với những ưu tiên phát triển trong tương lai.

b) Các biện pháp cơ bản thích ứng với BĐKH

Các biện pháp thích ứng với BĐKH trên thế giới rất đa dạng và phong phú và có những quan điểm khác nhau về việc phân nhóm các biện pháp thích ứng với BĐKH. Một cách phân loại các biện pháp thích ứng khác hiện đang được nhiều chuyên gia sử dụng là:

– Các biện pháp công nghệ: Công nghệ sinh học (công nghệ di truyền, biến đổi gen...), công nghệ vật liệu mới, công nghệ xây dựng…

– Các biện pháp công trình: Xây dựng các công trình mới, củng cố hoặc hoàn thiện các công trình hiện có để chống đỡ với rủi ro khí hậu.

– Các biện pháp về thể chế và chính sách: Ban hành các luật, hướng dẫn, quy định, chế độ, nội quy...

– Các biện pháp truyền thông, giáo dục: Nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi con người (đào tạo nâng cao kiến thức và kĩ năng, rèn luyện khả năng sẵn sàng thay đổi thói quen và phong tục…).

Bảng dưới đây liệt kê một số biện pháp cụ thể trong các loại biện pháp thích ứng với BĐKH nêu trên.

Một số biện pháp thích ứng với BĐKH Các biện pháp thích ứng Biện

pháp

Biện pháp phi công trình

Biện pháp công nghệ Tổ chức, thể chế, chính sách Tăng cường năng lực Biện pháp tài chính

Trồng rừng ngập mặn x Xây dựng nhà kiên cố cho người

dân ở các vùng có bão lũ x Sử dụng vật liệu mới trong xây dựng: nhẹ, cách âm, cách nhiệt, bền chịu được nước

x

Trồng giống lúa chịu được úng,

chịu mặn x x

Trồng giống lúa ngắn ngày x x Di nơi ở của người dân đến nơi

an toàn x x x

Tổ chức các trạm y tế trên thuyền x x Dạy bơi cho thiếu niên x

Trồng rừng x x

Ban hành quy chế cấm khai thác gỗ x Tăng cường dự trữ thuốc chữa bệnh

truyền nhiễm x x

Xây dựng kho chứa lương thực

và giống x x x

Sản xuất loại áo chống nóng x x Đào tạo tuyên truyền viên về

BĐKH đến người dân x

Xây hồ chứa nước dự phòng x

Làm nhà nổi kiên cố x x Lập hệ thống thông tin hiện đại

cảnh báo sớm thay đổi thời tiết x x x

Phát triển hệ thống tín dụng ưu đãi

cho bà con nông dân – ngư dân x Xây dựng chuồng trại kiên cố

cho vật nuôi x

Ngoài ra, người ta còn sử dụng cách phân loại các biện pháp thích ứng với BĐKH theo các nhóm dưới đây:

– Chấp nhận những tổn thất: Đây là giải pháp “không làm gì cả” ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận tổn thất.

– Chia sẻ tổn thất: Biện pháp này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn, chẳng hạn một xã hội truyền thống và xã hội công nghệ cao.

– Làm giảm sự nguy hiểm bằng cách giảm phát thải KNK và cuối cùng là ổn định nồng độ KNK trong khí quyển. Hành động này được coi là một trong những biện pháp chủ động để thích ứng.

– Ngăn chặn các tác động: Thường xuyên sử dụng các phương pháp thích ứng từng bước một để ngăn chặn các tác động của BĐKH (ví dụ, thay đổi trong việc quản lí mùa vụ, gia tăng tưới tiêu, kiểm soát côn trùng và sâu bọ gây hại...).

– Thay đổi cách sử dụng: Ví dụ như người nông dân có thể thay thế những cây chịu lũ hay là chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn ở vùng hạn hán.

– Thay đổi địa điểm: chẳng hạn di dân đến khu vực mới để tránh ngập lụt, hoặc chuyển các cây trồng chủ chốt và nông trại ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực ôn hoà hơn, chuyển khu vực nuôi cá nước lợ vào sâu hơn…

– Nghiên cứu, giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi như tăng cường nghiên cứu các công nghệ và phương pháp mới về thích ứng và đẩy mạnh phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục để thay đổi thái độ và hành vi của các cá nhân và cộng đồng.

2.3. Các giải pháp thích ứng với BĐKH cho các lĩnh vực

Để đối phó với sự tăng nhiệt độ, mực biển dâng và các cực trị khác thường của chế độ mưa, chiến lược thích ứng với BĐKH kiến nghị nghiên cứu, thử nghiệm và thực thi các giải pháp phong phú cho nhiều lĩnh vực chủ yếu như sau:

– Năng lượng: Đối với lĩnh vực năng lượng, chiến lược thích ứng với BĐKH đòi hỏi tăng cường nghiên cứu những vấn đề cấp bách như nghiên cứu những vấn đề chưa chắc chắn về dòng chảy và nhiệt trong kế hoạch tích hợp nguồn nước; nghiên cứu bảo tồn năng lượng trong kĩ thuật làm lạnh không gian và nghiên cứu giảm thiểu trợ cấp năng lượng. Đồng thời với nghiên cứu, việc giải trình cũng được coi là một giải pháp quan trọng. Những vấn đề quan trọng liên quan đến BĐKH cần được giải trình là: những vấn đề chưa chắc chắn về dòng chảy và nhiên liệu trong thiết kế các công trình thủy điện, nhiệt điện; mực nước biển dâng trong quá trình lắp đặt các nhà máy điện ở dải bờ biển và những biến đổi tiềm năng về lũ lụt...

– Giao thông vận tải: Trong chiến lược thích ứng với BĐKH của ngành giao thông vận tải, các giải pháp được chú trọng và khuyến khích thực hiện là:

+ Các giải pháp nhằm tăng cường và tạo điều kiện để phát triển các loại giao thông, vận tải thân thiện với môi trường: phát triển đường sắt, ô tô sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời; tạo điều kiện và phát triển đi xe đạp, đi bộ...;

+ Các giải pháp về tổ chức và quản lí nhằm rút ngắn lộ trình và hiệu quả sử dụng của các phương tiện giao thông: tăng giá nhiên liệu, giá bãi đỗ xe, giá các phương tiện hiệu suất thấp; giảm ngày làm việc và tăng cường liên lạc viễn thông và đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu tái tạo trong các loại phương tiện giao thông vận tải...

– Nông nghiệp: Nông nghiệp là một trong các ngành kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH. Vì vậy, để thích ứng với BĐKH, ngành nông nghiệp cần phải chú trọng thực hiện các giải pháp về mặt tổ chức – quản lí và các giải pháp về mặt kĩ thuật và công nghệ. Về mặt tổ chức – quản lí, các giải pháp quan trọng là: quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với tiềm năng BĐKH; tổ chức và nâng cấp ngân hàng giống và phát triển các loại cây trồng mới, nâng cấp hệ thống cất giữ và phân phối thực phẩm, đẩy mạnh quản lí hạn hán trong sản xuất nông nghiệp, tự do hoá thương mại nông phẩm... Về mặt kĩ thuật – công nghệ, các giải pháp được chú trọng là: phát triển các cây trồng chống chịu hạn; loại trừ dần phương thức sản xuất độc canh; truyền bá kĩ thuật và thông tin về thực hành và quản lí giữ ẩm trên đồng ruộng...

– Lâm nghiệp: Các giải pháp ứng phó với BĐKH của ngành lâm nghiệp tập trung vào các mặt: Duy trì và phát triển qui mô và chất lượng rừng (đẩy nhanh quy hoạch rừng trên đất rừng tự nhiên, mở rộng diện tích rừng thông qua chính sách thuế, cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hoạt động trồng cây gây rừng..., Khai thác và sử dụng rừng một cách bền vững (đẩy mạnh thực hiện đốn tỉa trong khai thác rừng, khuyến khích các hoạt động kết hợp nông lâm, phát triển sản xuất bền vững, phát triển các

chính sách quản lí môi trường, khuyến khích sử dụng sản phẩm rừng lâu năm, giảm thiểu tình trạng suy kiệt của rừng tự nhiên, kiểm soát hiệu ứng ô nhiễm không khí đối với rừng, thay thế dầu thô bằng năng lượng sinh học trong sản xuất năng lượng...).

–Thủy sản: Các giải pháp thích ứng với BĐKH của nghề cá tập trung vào các lĩnh vực như: a) Bảo vệ môi trường sống cho các loài cá (thực hiện quản lí tổng hợp tài nguyên thủy sản, giảm bớt rào cản của tự nhiên đối với sự di trú của cá, b)Duy trì và phát triển các giống cá thích ứng với môi trường biến đổi (duy trì các và phát triển các giống thủy sản có khả năng chống chịu môi trường khắc nghiệt, phát triển năng lực nhân giống thủy sản, c) Khai thác, đánh bắt và tiêu thụ cá một cách bền vững

(ngăn chặn cách đánh bắt có tính chất hủy diệt đối với nguồn lợi thủy sản; thương thảo về các điều khoản quốc tế về khai thác thủy sản một cách bền vững; phát triển chương trình nuôi cá thương mại.

– Nguồn nước: Nguồn nước phục vụ đời sống và sản xuất sẽ biến động mạnh

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w