2. 5.1 Quan ñiểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu
4.6. xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng phòng
phòng hộ cho Dự án 661 giai ñoạn 2009 - 2010 tại tỉnh Đăk Lăk
4.6.1. Đề xuất cải thiện các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ
4.6.1.1 Cơ cấu cây trồng và các mô hình lâm sinh áp dụng:
- Trong việc thiết kế các biện pháp kỹ thuật và chọn loài cây trồng rừng cần chú ý tới các tiểu lập ñịa, coi ñây là ñơn vị thiết kế trồng rừng chứ không nên thiết kế chung cho toàn tỉnh hay một khu vực rộng lớn. Cụ thể như ñối với cây Muồng ñen, không nên ñưa vào trồng ở những nơi ñất quá khô, nhiều ñá lộ ñầu hay ở những nơi có ñiều kiện khắc nghiệt khó trồng rừng thì kích thước cây giống cần phải lớn hơn, rừng trồng cần ñược chăm tốt hơn.
- Cần chú trọng mở rộng và ứng dụng các mô hình thành công trong thời gian qua trong trồng rừng phòng hộ giai ñoạn tớị
- Cần sớm ban hành quy ñịnh, hướng dẫn về chặt tỉa thưa, khai thác cây trồng phù trợ cho các diện tích từ tuổi 5 trở ñi ñể mở tán cho cây trồng chính phát triển, ñồng thời nâng cao thu nhập cho người dân từ nguồn gỗ thu ñược do tỉa thưạ Quá trình tỉa thưa nên thực hiện trong thời gian một vài năm, phải có những biện pháp hướng dẫn cụ thể ñể khi khai thác không làm gãy ñổ cây trồng chính.
- Keo tai tượng, Keo lai, Keo lá tràm là các loài cây nhập nội rất phù hợp với ñiều kiện lập ñịa tỉnh Đăk Lăk. Là loài cây sinh trưởng tốt, nhanh chóng tạo ra ñộ che phủ tán caọ Do ñó trong giai ñoạn tới của dự án có thể trồng Keo thuần loài ở những khu vực phòng hộ xung yếu với mật ñộ cao, sau ñó cho dân tỉa thưa dần lấy gỗ hoặc ñến tuổi thì cho khai thác theo băng, hiện nay tại nhiều nơi ở Đăk Lăk cây Keo sau khi khai thác tái sinh rất mạnh. Do ñó trước khi khai thác nên có những thiết kế khai thác và có biện pháp kỹ
thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên cây Keo từ hạt ñể tái tạo lại rừng sau khai thác ñiều này thực sự có ý nghĩa ñối với các vùng sâu, vùng xa, nơi có ñiều kiện kinh tế và ñi lại khó khăn. Mặt khác, cây Keo có khả năng cải tạo ñất và tạo ra tiểu hoàn cảnh rừng nên có thể trồng loài cây này trong những năm ñầu, sau ñó mới trồng các cây bản ñịa ở dưới tán rừng hoặc dưới những băng rừng sau khai thác.
- Nên ñẩy mạnh mô hình trồng Keo các loại là cây phù trợ + Xà cừ hoặc Xoan ta là cây phòng hộ chính vì cả 2 loài ñều sinh trưởng mạnh, khi khai thác Keo thì Xà cừ hoặc Xoan ta là những cây phòng hộ. Mô hình trồng rừng như trên sẽ kết hợp ñược yếu tố phòng hộ với kinh tế.
- Trong quá trình chọn loài cây trồng cần có lựa chọn kỹ lưỡng hơn, nên tham khảo ý kiến và nguyện vọng của người dân ñể khuyến khích sự tham gia của họ vào công tác trồng, chăm sóc bảo vệ rừng. Việc xác ñịnh danh mục cây trồng rừng phòng hộ cho toàn tỉnh là cần thiết nhưng chưa ñủ, cần xác ñịnh các mô hình và ñiều kiện áp dụng cụ thể, có như vậy thực tiễn mới dễ áp dụng.
4.6.1.2 Công tác giống:
- Thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý giống, không ñưa vào sản xuất những giống không rõ nguồn gốc, chưa ñược kiểm ñịnh chất lượng, chủ cơ sở sản xuất phải có giấy phép ñăng ký kinh doanh giống. Thành lập Hội ñồng công nhận nguồn giống cấp tỉnh kiểm tra, ñánh giá nguồn và chất lượng giống.
- Tiếp tục khảo nghiệm một số giống cây mới nhập nội, tăng cường ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong dự án 661, ñặc biệt chú trọng ñưa vào trồng rừng phòng hộ các giống mới, giống tiến bộ kỹ thuật ñã ñược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận nhằm bổ sung nguồn giống có chất lượng cao cho các ñịa phương lựa chọn. Hiện nay, hàng năm Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu ñược trung bình khoảng 10 giống mới, tuy nhiên các giống này chưa ñược khảo nghiệm trên ñịa bàn tỉnh Đăk Lăk ñể xem tính thích ứng, vì vậy cần có những khảo nghiệm trước khi kiến nghị cho áp dụng trên diện rộng.
- Cây giống ñưa vào sản xuất phải ñảm bảo ñúng yêu cầu kỹ thuật, ñặc biệt là kích thước và tuổi câỵ Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể như trồng rừng ở vùng gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển cây giống thì túi bầu và kích thước cây phải giảm bớt, ở nơi có ñiều kiện khắc nghiệt thì kích thước và tuổi cây con phải tăng lên.
Hình 4.6.Cây giống (Keo) chuẩn bị xuất vườn tại BQL rừng PHĐN Krông Năng
4.6.1.3 Phương thức trồng:
- Nhìn chung mật ñộ 1.660 cây/ha là hợp lý nhưng còn bất cập về số lượng cây trồng chính, cây phù trợ, tỷ lệ hỗn giao giữa cây trồng chính và cây phù trợ, thời gian trồng cây phòng hộ và cây phù trợ.
- Mật ñộ trồng dày trong các mô hình trồng rừng hỗn giao cây bản ñịa với cây phù trợ ñối với một số ñơn vị như hiện nay là chấp nhận ñược vì có thể tỉa thưa dùng làm nguyên liệu cho chế biến, tuy nhiên trồng hỗn giao phải có thiết kế hợp lý ñể khi khai thác tỉa thưa không làm gãy ñổ, chết cây phòng hộ. Không nên áp dụng hỗn giao ñều vì sẽ rất khó khai thác và tỉa thưa cây phù trợ.
4.6.1.4 Phương pháp trồng:
Đối với cây bản ñịa trồng cây con có bầu qua gieo ươm, ñối với loài cây như Keo hay Bạch ñàn một số trồng từ cây con thực sinh, một số trồng từ cây con có nguồn gốc giâm hom hay nuôi cấy mô.
4.6.1.5 Kỹ thuật lâm sinh áp dụng:
- Đối với các diện tích rừng phòng hộ hỗn giao cây bản ñịa với cây phù trợ ñã trồng, cần có hướng dẫn và chỉ ñạo chặt nuôi dưỡng và khai thác, tỉa thưa cây phù trợ ñể mở tán ñể cây trồng chính phát triển, hiện nay có nhiều diện tích rừng trồng cần tỉa thưạ Tại những nơi tỉa thưa có thể trồng bổ sung thêm cây bản ñịa ñể tạo ra rừng phòng hộ nhiều tầng tán. Quá trình tỉa thưa nên diễn ra một vài năm, phải có những biện pháp hướng dẫn cụ thể ñể khi khai thác không làm gẫy ñổ, ảnh hưởng ñến cây trồng phòng hộ chính.
- Công tác thiết kế khai thác và tỉa thưa cũng cần ñược quan tâm và ñầu tư ñúng mức, công việc này ñòi hỏi người có trình ñộ chuyên sâu về lâm sinh và tốn nhiều thời gian vì phải nắm rõ các biện pháp tác ñộng vào rừng, xác ñịnh ñược vị trí trồng cây bổ sung, xác ñịnh ñược cơ cấu loài hợp lý,... tuy nhiên, ngày nay việc trồng rừng ñã phát triển sâu rộng trong nhân dân nên
nghiên cứu các quy trình thiết kế tỉa thưa ñơn giản, dễ hiểu giúp người chủ rừng có thể chủ ñộng trong việc thiết kế chặt nuôi dưỡng và khai thác tỉa thưạ Định ra các chế tài xử phạt các chủ rừng chặt, bài cây không ñúng theo bản thiết kế chặt nuôi dưỡng.
Đối với rừng phòng hộ ñã trồng, những nơi tỷ lệ thành rừng thấp, thực hiện ñiều chế rừng hợp lý và bổ sung dần cây bản ñịa ñể dần dần xây dựng rừng phòng hộ có chất lượng.
4.6.1.6 Nghiệm thu, kiểm tra:
- Công tác kiểm tra nghiệm thu không nên áp dụng quá cứng nhắc theo yêu cầu về mật ñộ mà phải dựa trên từng hoàn cảnh cụ thể về trình ñộ dân trí cũng như ñiều kiện trồng rừng, ở những nơi người dân là ñồng bào dân tộc, trình ñộ dân trí thấp có thể cho phép trồng sai mật ñộ ở một phạm vi nào ñó, ở những nơi có ñiều kiện khắc nghiệt như ñất trống, ñồi núi trọc, ñất nghèo, xấu,... thì tỷ lệ cây sống khi nghiệm thu cũng cần thấp hơn ở những nơi khác.
4.6.1.7 Công tác quy hoạch 3 loại rừng:
Trong công tác quy hoạch 3 loại rừng không nên chỉ sử dụng yếu tố ñộ cao ñể quy hoạch một diện tích là rừng phòng hộ hay sản xuất. Cần bố trí xen kẻ rừng sản xuất với rừng phòng hộ ñặc biệt ở những nơi ñất tốt, có ñiều kiện ñể người dân có thêm ñất trồng rừng sản xuất. Từ ñó sẽ làm tốt công tác xây dựng và bảo vệ rừng phòng hộ. Hơn thế nữa, rừng sản xuất cũng có vai trò và khả năng phòng hộ rất lớn.
4.6.1.8 Công tác khuyến lâm và ñào tạo:
Các hướng dẫn kỹ thuật xây dựng rừng như phương pháp trồng rừng, tỉa thưa, chăm sóc bảo vệ rừng cần phải ñược phổ biến rộng rãi ñến người dân tham giạ Dự án thông qua các hoạt ñộng như tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền qua băng, tạp chí, sách báo, lịch,... có hình ảnh minh hoạ mà người dân nào cũng có thể hiểu ñược. Đặc biệt, kinh
phí cho dự án 661 cần có một khoản dành cho ñào tạọ Kinh phí này dùng cho mở lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và các lớp tập huấn cho người dân tham gia trồng rừng nắm ñược kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng.
4.6.2. Đề xuất cải thiện các chính sách, suất ñầu tư cho trồng rừng phòng hộ:
- Thực hiện cơ chế hưởng lợi cho người dân tham gia trồng rừng phòng hộ bằng việc cho phép họ khai thác các cây trồng phù trợ ñã ñến tuổi khai thác nhưng phải có hướng dẫn và quy ñịnh mức ñộ cụ thể, tránh tình trạng làm ñổ gãy những cây trồng chính cũng như việc lợi dụng khai thác ñể thực hiện các mục ñích khác.
- Cần từng bước thay ñổi quan ñiểm ñầu tư phát triển rừng phòng hộ ñầu nguồn theo hướng giảm tỷ lệ ñầu tư của Nhà nước, tăng tỷ lệ ñầu tư của các thành phần kinh tế khác. Muốn vậy, trên cơ sở thí ñiểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường của rừng hiện nay, cần ñúc rút kinh nghiệm, ñiều chỉnh và ban hành hướng dẫn thực hiện. Để thực hiện ñược ñiều này, cần có thêm những nghiên cứu về giá trị kinh tế môi trường của các dạng rừng phòng hộ ñầu nguồn làm cơ sở xây dựng khung giá.
- Tăng cường sự hỗ trợ quốc tế ñể phối hợp nghiên cứu, ñặc biệt là việc giảm phát thải Các bon từ phá rừng và suy thoái rừng (REĐ); ñịnh lượng khả năng hấp thụ Các bon của các dạng rừng phòng hộ ñầu nguồn.
- Đối với các diện tích rừng trồng phòng hộ sau khi quy hoạch 3 loại rừng, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ ñể chủ rừng có thể chuyển các diện tích này sang kinh doanh gỗ lớn.
- Trong quá trình quy hoạch 3 loại rừng, nên căn cứ vào quỹ ñất của mỗi ñịa phương và mức ñộ xung yếu, ít xung yếu của rừng và ñất rừng ñể ñưa ra phương án quy hoạch cụ thể. Tránh tình trạng người dân không có ñất sản
xuất trong khi diện tích rừng và ñất rừng ít xung yếu lại quy hoạch cho rừng phòng hộ.
- Nghiên cứu xây dựng suất ñầu tư dựa trên thực tế áp dụng cho các mô hình trồng rừng cụ thể (loài cây, biện pháp và lập ñịa trồng rừng) và theo ñúng quy hoạch của loại rừng, ñồng thời áp dụng công cụ quản lý hiện ñại (GIS) ñể giám sát, theo dõi và ñánh giá kết quả trồng rừng.
- Tăng suất ñầu tư cho dự án ñể tăng giá thành sản xuất cây con, tăng tiền công lao ñộng, tăng phụ cấp cho cán bộ tham gia dự án,… nhằm mục ñích nâng cao chất lượng rừng trồng phòng hộ, ñộng viên khuyến khích cán bộ và công nhân tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
- Xây dựng nguyên tắc phân bổ mức chi phí quản lý 9,3% trong tổng vốn của dự án cần cụ thể trong từng nội dung chi ñể nâng cao chất lượng công tác khuyến lâm, hàm lượng khoa học kỹ thuật cho dự án.
- Xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra và nghiệm thu rõ ràng: thù lao phải ñi ñôi với trách nhiệm của người tham gia, ñặc biệt cấp thôn, xã.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu ñạt ñược, có thể rút ra một số nhận xét sau ñây:
- Sau 9 năm thực hiện dự án, tính ñến cuối năm 2007, trên toàn tỉnh Đăk Lăk ñã trồng ñược 29.174 ha rừng các loại, trong ñó rừng phòng hộ, ñặc dụng là 5.079,5 ha (chiếm 17,4%); kết quả ñã nâng ñộ che phủ của rừng toàn tỉnh từ 38% (năm 1999) lên 43% (năm 2007). Tổng nguồn vốn ñầu tư cho dự án 661 tỉnh Đăk Lăk giai ñoạn 1999 - 2007 là 71.499 triệu ñồng.
- Để triển khai thực hiện dự án, Tỉnh Đăk Lăk ñã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như Bộ ñơn giá ñầu tư xây dựng cơ bản các công trình lâm sinh, Quyết ñịnh số 426/CV-NN-PTNT ngày 19/4/2001 Ban hành ñơn giá cây giống gieo ươm trồng rừng thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Đăk Lăk,…
+ Loài cây trồng rừng phòng hộ ñược chia ra làm 2 loại là cây trồng phòng hộ chính và cây trồng phù trợ. Cây bản ñịa ñược quy ñịnh là cây thân gỗ dài ngày có giá trị kinh tế ñang mọc trong rừng tự nhiên trên ñịa bàn tỉnh Đăk Lăk hoặc nhập nội, gồm có: Muồng Đen, Thông 3 lá, Xà Cừ, ...
+ Có 5 loại mô hình ñược áp dụng ñể xây dựng rừng phòng hộ ñầu nguồn là:
Mô hình cây gỗ lớn dài ngày, cây bản ñịa hỗn giao cây phù trợ thân gỗ ngắn ngày; mô hình trồng hỗn giao các loài cây trồng chính gỗ lớn với cây phù trợ; mô hình trồng hỗn giao giữa cây trồng chính, bản ñịa với cây công nghiệp và mô hình trồng hỗn giao theo cây Sao ñen + Điều ghép + Keo lai + Keo lá tràm.
- Kết quả ñiều tra, ñánh giá trên thực ñịa cho thấy ñã có 2 loại cây ñược sử dụng ñể trồng rừng phòng hộ là cây trồng chính và cây trồng phù trợ. Cây trồng chính là các loài cây Muồng ñen, Thông ba lá, Xà cừ, Sao ñen,… và cây phù trợ là Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai, Điều,… Các loài cây này ñược bố trí trồng hỗn giao hoặc thuần loài theo 13 mô hình chính.
- Hầu hết các mô hình ñều có tỷ lệ sống cao, ñặc biệt là mô hình hỗn giao Xà cừ với keo lá tràm, hỗn giao Xà cừ với Keo tai tượng, Thông + Keo lá tràm, Thông + Keo tai tượng; tuy nhiên trong mô hình trồng hỗn giao Muồng ñen với cây bản ñịa thì muồng ñen có tỷ lệ sống khá thấp. Tỷ lệ sống Keo lá tràm: 85 - 91%; Keo tai tượng: 80 - 90%; Xà cừ: 88 - 91%; Muồng ñen: 40 - 50%; Thông: 85 - 87%; Bạch ñàn: 50%; Keo lai: 75%.
- Trong các mô hình cây phù trợ sinh trưởng phát triển ở mức khá, làm tốt vai trò của cây phù trợ trong những năm ñầụ Cây bản ñịa sinh trưởng chậm trong khoảng 3 năm ñầu, sau ñó sẽ phát triển mạnh. Sinh trưởng Keo lá tràm (2001) D1,3 = 20 - 25 cm, Hvn : 10 – 15 m, Dt = 3m; sinh trưởng Keo tai tượng (2002): D1,3 = 20 cm, Hvn = 18 m, Dt = 2,5 m; sinh trưởng Thông (2002): D1,3= 12 cm, Hvn = 8 m; Xà cừ (2003): D1,3 = 10 cm, Hvn = 6 m; Keo lai (2005): D1,3: 7 cm, Hvn: 7 m, Dt: 1,7 m.
- Đã lựa chọn ñược một số mô hình thành công có nhiều triển vọng ñể nhân rộng, ñó là các mô hình: Mô hình trồng hỗn giao Xà cừ với Keo lá tràm mật ñộ 1.660 cây/ha tại tiểu khu 692 công ty lâm nghiệp Ea Kar; Mô hình Xà cừ hỗn giao với Keo tai tượng tại tiểu khu 780, 788 công ty lâm nghiệp M’Đrắk; Mô hình Thông 3 lá với Keo lá tràm hoặc Keo tai tượng tại tiểu khu