Đặc điểm hình thái cácgiống đậu tƣơng thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn giống đậu tương thích hợp cho huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 61)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3. Đặc điểm hình thái cácgiống đậu tƣơng thí nghiệm

Đặc điểm hình thái giống đậu tương giúp các nhà chọn tạo giống phân biệt sự khác nhau giữa các giống. Căn cứ vào đặc điểm thực vật học của cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đậu tương, các nhà khoa học có thể xác định được khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất thuận, khả năng cho năng suất của các giống.

Bảng 3. 5. Đặc điểm hình thái các giống đậu tƣơng thí nghiệm

CT Chỉ tiêu Giống Loại hình ST Dạng cây Hình dạng Màu sắc hoa Màu sắc hạt Màu rốn hạt 1 DT84 - ĐC Hữu hạn Đứng Trứng nhọn Tím Vàng sáng Nâu

2 ĐT22 Hữu hạn Đứng Ngọn giáo Trắng Vàng Nâu đậm 3 ĐT12 Hữu hạn Đứng Trứng nhọn Trắng Vàng Nâu 4 ĐT20 Hữu hạn Đứng Trứng nhọn Tím Vàng Nâu 5 ĐT26 Hữu hạn Đứng Trứng nhọn Trắng Vàng Nâu đậm 6 DT2001 Hữu hạn Đứng Ngọn giáo Tím Vàng Nâu 7 ĐT2101 Hữu hạn Đứng Trứng nhọn Tím Vàng đậm Nâu nhạt 8 Đ8 Hữu hạn Đứng Trứng nhọn Tím Vàng sáng Nâu

9 DT2008 Hữu hạn Đứng Ngọn giáo Tím Vàng Đen 10 ĐVN6 Hữu hạn Đứng Trứng

nhọn Tím

Vàng

sáng Trắng Đậu tương có hai loại hình sinh trưởng hữu hạn và sinh trưởng vô hạn, giống sinh trưởng hữu hạn, có thời gian ra hoa ngắn và tập trung, nên xu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hướng của các nhà chọn tạo giống tập trung vào hướng chọn loại hình sinh trưởng này.

* Loại hình sinh trƣởng và dạng cây: Các giống đậu tương thí nghiệm thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn (có 1 chùm hoa, quả trên ngọn) và đứng cây.

* Về dạng lá: Các giống ĐT12, ĐT20, ĐT26, ĐT2101, Đ8, ĐVN6 có lá to, rộng bản, hình trứng nhọn giống với DT84 ĐC; Giống ĐT22, DT2001 và DT2008 có lá hình ngọn giáo, bản lá hẹp, nhọn.

* Về màu sắc hoa: Được quy định bởi đặc tính di truyền của giống, là một trong những chỉ tiêu để nhận biết các giống khác nhau, khử lẫn trong quá trình chọn tạo giống đậu tương. Theo dõi thí nghiệm cho thấy các giống ĐT22, ĐT12, ĐT26 có thân non màu xanh thì có hoa màu trắng; Các giống còn lại có thân non màu tím đều có hoa màu tím và giống với DT84 - ĐC.

* Màu sắc hạt và rốn hạt: Là chỉ tiêu quan trọng trong việc giám định giống. Số liệu bảng 3.5 cho thấy các giống đậu tương thí nghiệm đều có hạt màu vàng, tuy nhiên độ đậm nhạt, sáng tối của các giống là khác nhau. Các giống Đ8, ĐVN6 có hạt màu vàng sáng giống với DT84 - ĐC. Giống ĐT2101 có màu vàng đậm. Các giống còn lại có hạt màu vàng.

Màu sắc hạt và màu sắc rốn hạt còn là 1 trong những chỉ tiêu đánh giá tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế của mỗi giống đậu tương. Thị trường ưa chuộng những giống hạt có màu vàng hoặc vàng sáng và màu sắc rốn hạt ưa nhìn (thường thì rốn hạt màu nâu, nâu nhạt, xám nhạt sẽ được ưa chuộng hơn rốn hạt màu đen hay nâu đậm).

3.4. Một số đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của các giống đậu tƣơng trong thí nghiệm

Chiều cao cây, đường kính thân, số đốt trên thân chính, số cành cấp 1 ngoài việc để phân biệt giống, là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ tới năng suất, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ tiêu này biểu hiện bên ngoài qua mức độ sinh trưởng, mức độ thích nghi của giống với điều kiện ngoại cảnh cụ thể. Vì vậy, qua đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống, có thể dự đoán được phần nào khả năng cho năng suất của giống đó.

Bảng 3. 6. Một số đặc điểm sinh trƣởng của cácgiống đậu tƣơng

CT Chỉ tiêu Giống Chiều cao Cây (cm) Đƣờng kính thân (cm) Số đốt/thân chính (đốt) Số cành cấp 1 (cành) 2010 VX 2011 2010 VX 2011 2010 VX 2011 2010 VX 2011 1 DT84 - ĐC 24,80 48,3 0,50 0,52 8,17 8,16 1,80 2,43 2 ĐT22 29,10 55,2 0,48 0,58 10,97 10,56 2,13 3,16 3 ĐT12 17,16 41,3 0,53 0,46 7,97 9,33 2,00 3,10 4 ĐT20 34,33 55,1 0,51 0,54 10,10 8,73 2,33 2,76 5 ĐT26 16,62 40,6 0,52 0,52 7,93 10,90 2,80 3,40 6 DT2001 24,67 51,1 0,61 0,54 9,40 9,53 3,10 4,16 7 ĐT2101 37,77 50,6 0,52 0,52 9,73 7,80 2,87 2,40 8 Đ8 32,37 48,4 0,51 0,49 9,07 8,26 2,00 2,26 9 DT2008 43,83 64,0 0,64 0,54 12,53 14,0 3,47 3,80 10 ĐVN6 25,20 43,7 0,50 0,54 8,83 7,80 4,40 4,80 CV (%) 10,5 4,9 5,0 2,9 6,9 2,3 15,2 8,9 LSD.05 5,15 4,12 0,45 0,26 1,12 0,38 0,7 0,47

* Chiều cao cây: Được tạo nên bởi số đốt trên thân chính, chiều dài của lóng. Chiều cao cây có liên quan đến một số đặc trưng sinh trưởng khác của cây như khả năng chống đổ, số cành trên cây, số đốt trên thân chính,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.6 cho thấy ở vụ Đông 2010, chiều cao cây biến động từ 16,62 - 43,83 cm. Các giống có chiều cao cây thấp hơn DT84 - ĐC ở độ tin cậy 95% là ĐT26, ĐT12; Các giống có chiều cao cây lớn hơn DT84 - ĐC ở độ tin cậy 95% là ĐT20, ĐT2101, Đ8, DT2008; Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương với DT84 - ĐC do sai khác (LSD.05 = 5,15cm) không có ý nghĩa. Là ĐT22, DT2001, ĐVN6.

Vụ Xuân 2011, chiều cao cây các giống lớn hơn vụ đông 2010, dao động từ 40,6 - 64cm. Các giống có chiều cao cây thấp hơn DT84 - ĐC ở độ tin cậy 95% là ĐT12, ĐT26, ĐVN6; Các giống có chiều cao cây lớn hơn DT84 - ĐC ở độ tin cậy 95% là ĐT22, DT20, DT2008; Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương DT84 - ĐC do sai khác (LSD.05 = 4,12cm) không có ý nghĩa là Đ8, ĐT2101, DT2001.

* Đƣờng kính thân: Là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và tính chống đổ của cây đậu tương. Các giống có đường kính thân to biểu hiện sinh trưởng tốt, khả năng phân cành mạnh, chống đổ tốt và có tiềm năng năng suất cao. Đường kính thân phụ thuộc vào tính di truyền của giống, khả năng chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh.

Vụ Đông năm 2010, đường kính thân các giống đậu tương dao động trong khoảng 0,48 - 0,64cm. Các giống đậu tương thí nghiệm có ĐK thân xấp xỉ nhau và tương đương DT84 - ĐC do sai khác (LSD.05 = 0,45cm) không có ý nghĩa.

Vụ Xuân 2011, đường kính thân các giống đậu tương dao động trong khoảng 0,46 - 0,58cm. Các giống thí nghiệm có ĐK thân xấp xỉ nhau và tương đương DT84 - ĐC do sai khác (LSD.05 =0,26cm) không có ý nghĩa.

Hầu hết các giống đậu tương thí nghiệm có đường kính thân ổn định ở cả vụ Đông và vụ Xuân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Số đốt/thân chính: Có ảnh hưởng tới số quả/cây. Số đốt/thân chính phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưỡng, mùa vụ gieo trồng,…).

Vụ Đông 2010, các giống đậu tương có số đốt/thân dao động từ 7,93 - 12,53 (đốt/thân). Giống có số đốt/thân thấp hơn DT84 - ĐC Ở độ tin cậy 95% là ĐT26, ĐT12; Giống có số đốt/thân cao hơn DT84 - ĐC ở độ tin cậy 95% là ĐT22, ĐT20, DT2008, ĐT2101, Đ8, DT2001; Giống có số đốt/thân tương đương DT84 - ĐC do sai khác (LSD.05 =1,12 đốt/thân) không có ý nghĩa là ĐVN6.

Vụ Xuân 2011, các giống đậu tương có số đốt/thân dao động từ 7,8 - 14,0. Giống có số đốt/thân cao hơn DT84 - ĐC ở độ tin cậy 95% là ĐT22, ĐT26, ĐT12, DT2001, DT2008; Các giống còn lại có số đốt/thân tương đương DT84 - ĐC do sai khác (LSD.05 =0,38 đốt/thân) không có ý nghĩa là ĐT20, ĐT2101, Đ8, ĐVN6.

* Cành cấp 1: Là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống. Cành là nơi trực tiếp phát sinh hoa và hình thành quả. Cành cấp 1 cho số lượng quả và số hạt trên quả cao hơn các cành khác. Khả năng phân cành không chỉ phụ thuộc vào tính trạng di truyền của giống mà còn bị tác động nhiều bởi các biện pháp kỹ thuật và mùa vụ gieo trồng.

Bảng 3.6 cho thấy ở vụ Đông 2010, Số cành cấp 1 dao động từ 1,8 - 4,4 cành/cây. Các giống có số cành/cây cao hơn DT84 - ĐC ở độ tin cậy 95% là ĐT26, DT2001, DT2008, ĐVN6; Các giống còn lại có số cành cấp 1 tương đương DT84 - ĐC do sai khác (LSD.05=0,7) không có ý nghĩa là ĐT22, ĐT12, ĐT20, Đ8.

Vụ Xuân 2011, số cành cấp 1/cây trong cùng giống đậu tương thí nghiệm cao hơn vụ Đông năm 2010, dao động từ 2,26 - 4,8 cành/cây. Các giống có số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cành cấp 1/cây cao hơn DT84 - ĐC ở độ tin cậy 95% là ĐT12, ĐT22, ĐT26, DT2008, DT2001, ĐVN6; Các giống còn lại có số cành cấp 1/cây tương đương DT84 - ĐC do sai khác (LSD.05 =0,47 cành/cây) không có ý nghĩa là ĐT20, ĐT2101, Đ8.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn giống đậu tương thích hợp cho huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 61)