3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên
Huyện Lâm Thao là huyện đồng bằng của tỉnh Phú Thọ có tọa độ địa lý từ 21015’-21026’ vĩ độ Bắc và từ 105015’-10502’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính gồm: Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và Thị xã Phú Thọ; phía Đông giáp Thành phố Việt Trì và tỉnh Hà Tây; phía Tây giáp huyện Tam Nông; phía Nam giáp huyện Thanh Thủy. Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính (12 xã + 2 thị trấn).
Địa hình: Lâm Thao nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng đồi trung du, hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình của huyện chia 2 dạng chính.
Địa hình đồng bằng: gồm 11/14 xã, thị trấn, đây là dải đất khá bằng phẳng được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng (gồm sông Thao và sông Đà) chủ yếu độ dốc dưới 30
.
Địa hình trung du: Tập trung ở 3 xã (Tiên Kiên, Xuân Lũng, Xuân Huy), địa hình vùng này chủ yếu là đồi thấp độ cao 25 - 100m so với mực nước biển, độ dốc thoải 10 - 200, đồi núi xếp tự do theo kiểu bát úp xen kẽ giữa các khu dộc, ruộng khá bằng phẳng có độ dốc 3 - 80
. Nhìn chung địa hình huyện Lâm Thao ít phức tạp và có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nông nghiệp (Nguồn: phòng Tài nguyên và môi trường huyện Lâm Thao).
* Điều kiện khí hậu: Khí hậu Lâm Thao đặc trưng chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, đồng thời mang những đặc điểm riêng của vùng Trung du phía Bắc. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 1600mm, năm mưa nhiều nhất 1922mm, năm mưa ít nhất 1138 - 1307mm, độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ẩm tương đối trung bình 82% - 84%. Nhiệt độ trung bình năm từ 23,2 - 24,60
C. Tổng tích ôn hàng năm trung bình 85000C - 86000C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30C, băng giá, sương muối ít xuất hiện và mức độ nhẹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khí hậu có 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng (mùa mưa) bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10, đặc điểm mùa này là nhiệt độ cao, mưa nhiều, gió chủ yếu là gió Đông Nam. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình 27,70C, lượng mưa trung bình hàng tháng 174,3mm, số giờ nắng trung bình 156,9 giờ/tháng, tổng tích ôn toàn mùa 50690. Mùa lạnh: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau, nhiệt độ trung bình tháng 20,10
C, lượng mưa trung bình thấp 50,1mm/tháng, số giờ nắng trung bình 77,9 giờ/tháng, tổng tích ôn toàn mùa là 36180
C, thường xuất hiện gió mùa Đông Bắc.
Với điều kiện cụ thể về nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng cho thấy Lâm Thao có điều kiện phát triển nhiều loại cây trồng và sản xuất nhiều vụ/năm, tăng hệ số sử dụng đất để có hiệu quả sản xuất cao. Tuy nhiên, do phân bố không đều về ánh sáng, lượng mưa, nhiệt độ, nên ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nông phẩm, đòi hỏi phải bố trí thời vụ trồng nghiêm ngặt và có biện pháp chống xói mòn (trong mùa mưa) và chống hạn (mùa khô).
* Thủy văn: Chế độ thủy văn của Lâm Thao phụ thuộc nhiều vào mực nước sông Hồng (chảy qua địa bàn huyện với chiều dài 25km). Lưu lượng dòng chảy vào mùa lũ là 1860m3/giây, mùa khô khoảng 900m3
/giây. Sông Hồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cung cấp lượng phù sa không nhỏ cải tạo đồng ruộng. Nguồn nước ngầm khá phong phú có lưu lượng khoảng 30 lít/giây, nguồn nước này đang được khai thác dưới dạng giếng đào, giếng khoan. Nguồn nước mặt bao gồm rất nhiều các ao, hồ, kênh mương góp phần không nhỏ trong việc phục vụ sản xuất. Hệ thống thủy lợi của huyện tương đối hoàn chỉnh, với nhiều trạm bơm tưới tiêu (lớn nhất là trạm bơm Diên Hồng, trạm bơm Lê Tính, trạm bơm Tân Xuôi…) đồng thời hệ thống kênh mương hầu hết đã được kiên cố hóa, nên diện tích tưới tiêu khá lớn và chủ động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cây đậu tương là cây trồng ôn đới nhưng lại mẫn cảm và có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khí hậu môi trường, Theo dõi đặc điểm khí hậu thời tiết của vùng, chi phối và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương từ gieo trồng đến thu hoạch (chi tiết phụ biểu 01).
Vụ Đông năm 2010 và vụ Xuân năm 2011, diễn biến thời tiết phức tạp: Đầu vụ Đông (tháng 10, tháng 11) nhiệt độ tương đối thuận lợi cho cây sinh trưởng, song số giờ nắng ít, lượng mưa ít, lượng bốc hơi nhiều, khó khăn cho cây quang hợp, ra hoa, làm quả. Tháng 12/2010, tháng 1/2011, nhiệt độ xuống thấp, trời âm u , số giờ nắng ít , ẩm độ cao kèm theo mưa ẩm làm chậm qúa trình chín của quả và gây khó khăn cho thu hoạch.
Vụ Xuân năm 2011, đầu vụ (tháng 2, 3), nhiệt độ thấp kéo dài, số giờ nắng ít, Giữa vụ, cuối vụ thường xuyên mưa ẩm (tháng 3, 4, 5, 6), ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của đậu tương ở thời kỳ phân cành, ra hoa, làm quả và chín.