3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Những nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng trên thế giới. Chính vì vậy, đã có hàng loạt các tổ chức, mạng lưới nghiên cứu đậu tương quốc tế được thành lập và hoạt động: Chương trình nghiên cứu đậu tương quốc tế ở Mỹ (INTSOY), Viện Nông nghiệp nhiệt đới ở Nigenia (IITA), Trung tâm phát triển Rau - Đậu Châu Á ở Đài Loan (AVRDE).
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về chọn giống đậu tương được các nhà khoa học trên thế giới công bố. Như các nghiên cứu về phương sai di truyền, các mô hình tương tác, mô hình ưu thế lai của Gates (1960), Croisant và Torrie (1970), Baker (1978), Sokol và Baker (1977)… Nghiên cứu về hệ số di truyền của năng suất hạt Brim (1973) đã thu được kết quả là hệ số này dao động khoảng từ 3 - 58%, cũng theo Brim và cộng sự (1983) cho rằng tỉ lệ dầu và đạm trong hạt đậu tương có tương quan nghịch với nhau từ đó các ông đưa ra các hướng chọn giống phù hợp với mục đích sử dụng [6].
Một trong những mục tiêu của chọn lọc giống là năng suất. Chính vì vậy khi so sánh các giống gốc nhập nội và các giống lai tạo và chọn lọc lần 1, giống lai tạo và chọn lọc lần 2 thuộc nhóm sinh trưởng từ I - IV, Luedders (1977) đã thu được kết quả là nhóm qua lai tạo và chọn lọc lần 1 cho năng suất cao hơn 26% giống gốc, nhóm lai tạo và chọn lọc lần 2 thì chỉ cao hơn 16%. Theo Weber và Fehr (1966) đặc tính chống đổ cũng là vấn đề được quan tâm vì đổ nặng sẽ dẫn đến năng suất giảm đáng kể, mức độ đổ ở điểm 2 - 6 làm năng suất giảm 13% so với cây không đổ [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiện nay mục tiêu chọn tạo giống đậu tương tập trung theo các hướng chủ yếu như tạo ra giống có năng suất hạt cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng thuốc trừ cỏ….. Đặc biệt công nghệ chuyển gen đã được nghiên cứu và thu được những thành tựu đáng kể trong việc chọn tạo giống đậu tương mới. Đi đầu trong công tác này là Mỹ, chính vì vậy mà Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về sản xuất đậu tương.
Chọn tạo giống đậu tương đặc biệt được quan tâm nhiều ở 2 nước Mỹ và Canada. Riêng ở 2 nước trên có gần 10.000 mẫu giống đậu tương, đưa vào sản xuất hơn 100 dòng có khả năng chống chịu tốt với bệnh Phytopthora và thích ứng rộng như Amsoy71, Lec 36, Clark 63....
Tại Indonesia, các nhà khoa học đã nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương Wilis 2000 từ giống gốc Wilis là giống chiếm khoảng 50% diện tích trồng đậu tương ở Indonesia. Wilis 2000 cải thiện được các đặc tính nông học như thời gian sinh trưởng, dạng cây và các đặc điểm của hạt, năng suất tăng 5% so với giống Wilis gốc [25].
Theo Jame R. Wilcox (2001), khi nghiên cứu sự cải tiến dòng đậu tương Elite thích nghi với điều kiện tự nhiên của Bắc Mỹ và Canada trong 60 năm đã xác định năng suất trung bình tăng xấp xỉ 1%/ năm. Cải tiến giống đã tăng năng suất tính theo kg/ha/năm của các nhóm chín là 21,6 (nhóm 00), 25,8 (nhóm 0), 30,4 (nhóm I), 29,3 (nhóm III), và 29,5 (nhóm IV) [23].
Yayun Chen và cộng sự (2006) [26] cho biết hệ thống rễ của dòng đậu tương dại PI 407155 (Glycine soja Sieb & Zucc) duy trì ẩm và tích luỹ chất khô tốt hơn giống Essex nên có khả năng chịu hạn tốt hơn so với Essex. Vì vậy PI 407155 là nguồn gen cho phát triển các giống đậu tương chịu hạn.
Nhóm nghiên cứu của trường Đại học North Dakota State đã nghiên cứu và xác định Phytopthora và thối rễ là nguyên nhân chính làm giảm năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đậu tương. Họ đã nghiên cứu và tìm ra gen Rps1k và Rps6 là các gen có khả năng kháng lại 2 bệnh này đồng thời thích hợp với điều kiện ẩm ướt và những nơi có độ ẩm bão hòa. Đây là nguồn nguyên liệu cho việc tạo ra các giống đậu tương mới [27].
Để cải thiện giống đậu tương ở Kenya, tác giả Jonas Chianu đã tiến hành thử nghiệm 12 giống đậu tương, trong đó có 11 giống mới và 1 giống địa phương. Sau đó cho người dân tham gia đánh giá trong quá trình gieo trồng, chăm sóc. Thí nghiệm được tiến hành ở 5 địa điểm khác nhau. Kết quả chỉ có giống TGx1740-2F được chấp nhận ở tất cả các điểm nghiên cứu, TGx1895- 49F được chấp nhận ở Oyani, Myala và Kasewe, giống TGX1448 - 2E ở Akites. Kết quả chung cho thấy chỉ có TGx1740-2F có thể mở rộng diện tích và thực sự cải tiến hơn giống địa phương là Nyala [24].
Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ rất lớn về đậu tương vì vậy nước này rất chú trọng nghiên cứu, phát triển và tạo ra các giống đậu tương năng suất, chất lượng và tính chống chịu cao. Điển hình là các giống CN001, CN002, YAT12, ... có năng suất 34 - 42 tạ/ha.
Viện Cây Công nghiệp Quảng Tây, Trung Quốc đã lai tạo giống đậu tương Tạp Hoàng số 4 bằng phương pháp lai hữu tính, đây là giống ngắn ngày (85 - 95 ngày), có thể trồng 3 vụ, giàu protein (45,20%) và có năng suất cao 3 - 4,5 tấn/ha/vụ.
Tại Trung Quốc, vào ngày 22/8/2007 đã chính thức thành lập Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Đậu tương Quốc gia ở tỉnh Cát Lâm. Giám đốc của Viện Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp (JAAS), Yue Derong cho biết Trung tâm này sẽ tập trung vào nghiên cứu các giống đậu tương lai tạo và các phương pháp phát triển chúng trên đồng ruộng. Đến năm 2009 Trung tâm đã lai tạo hơn 20 giống lai và tuyển chọn được các giống có năng suất cao góp phần làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tăng năng suất đậu tương ở Trung Quốc và tăng cường khả năng cạnh tranh của đậu nành Trung Quốc trên thị trường thế giới.
Nghiên cứu thử nghiệm để lựa chọn những giống thích hợp năm 2009 cho vùng Đông Nam Carolina, đã chọn được 6 giống gồm Pioneer 95Y70, Pioneer 95Y41, Pioneer 95Y20, Pioneer 95Y40, Stine 5020-4 và Southern States RT95 30N đều cho năng suất trên 40 giạ/mẫu (1080kg/0,4ha). Một số giống thuộc nhóm V gồm NO2 - 417, NO2 - 7002, NCCO2 - 20578 đạt năng suất cao nhất là 50 giạ/mẫu (1350kg/0,4ha), nhóm VI có NCRoy đạt 61 giạ/mẫu (1647kg/ha). Các giống này đều rất phù hợp trồng ở Southeast Carolina ở các thời vụ khác nhau [28].