Những nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn giống đậu tương thích hợp cho huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 108)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Những nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam

Nghiên cứu về đậu tương đầu tiên ở nước ta bắt đầu từ mùa xuân 1953 tại Trại thí nghiệm sông Lô - Tuyên Quang, thuộc Viện Trồng trọt Bộ nông nghiệp. Từ đó đến nay ở nước ta, hệ thống nghiên cứu về đậu tương được tiến hành liên tục và ngày càng mở rộng nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất đậu tương đáp ứng với nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng.

Đã có rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành nghiên cứu chọn tạo ra các giống đậu tương mới. Kết quả là tạo ra bộ giống đậu tương của nước ta khá đa dạng và phong phú.

Công tác chọn tạo giống đậu tương ở nước ta được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau như: Lai hữu tính, tạo giống đột biến, chọn lọc từ các giống địa phương và giống nhập nội...

Kết quả chọn tạo từ phương pháp lai hữu tính là phương pháp thu được nhiều thành tựu nhất. Có thể kể đến nhiều công trình chọn tạo giống thành công như giống ĐT99 - 1 tổ hợp lai Cinal x MV1 của nhóm tác giả Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Tạo ra giống ĐT 92 từ tổ hợp lai ĐH4 x

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TH184, giống D96 - 02 từ tổ hợp lai ĐT74 x ĐT 92, giống TL57 từ tổ hợp lai Đ95 x VX93 của GS.VS Vũ Tuyên Hoàng và cộng tác viên. Giống D140 từ tổ hợp lai DL02 x ĐH4 của Bộ môn Cây công nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội...

Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến cũng là một hướng tạo giống được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ở nước ta, tạo giống đậu tương bằng cách gây đột biến bởi các tác nhân lý hoá cũng đã thu được nhiều kết quả khả quan, tạo được nhiều giống mới có triển vọng trong sản xuất, đặc biệt là giống DT84.

DT84 được tạo ra bằng cách xử lý đột biến bởi tia gamma - Co60,118kr trên dòng lai 8 - 33 (DT80 x ĐH4). Giống DT84 có tiềm năng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh khá, khả năng thích ứng rộng, thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng hạt tốt, dễ để giống và hiện nay DT84 đang là giống được trồng phổ biến nhất miền Bắc nước ta [21].

Giống M103 được tạo ra bằng cách xử lý đột biến bởi Ethylinin 0,01% từ giống V70. Giống M103 thích hợp cho vụ hè, năng suất đạt khoảng 17 tạ/ ha, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt [14].

Giống đậu tương ĐT22 do Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ, Viện cây lương thực cây thực phẩm chọn tạo bằng phương pháp đột biến thực nghiệm tia gamma Co60

trên hạt của quần thể dòng lai F3 thuộc tổ hợp lai ĐT12 x DT95 vào vụ xuân 2001 (Kết quả nghiên cứu cây lương thực, cây thực phẩm giai đoạn 2000 - 2005,Viện cây LTTP), trồng được 3 vụ/năm.

Trong chọn tạo giống, ngoài lai hữu tính và xử lý đột biến nhằm thu được những biến dị có lợi thì việc chọn các giống ở các giống địa phương và những mẫu giống nhập nội từ các nước khác nhằm thu được giống mới có nhiều ưu điểm hơn giống cũ cũng giữ một vị trí quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tác giả Nguyễn Thị Văn và CTV (2003) [19], đã nghiên cứu các giống đậu tương nhập nội từ Úc tại trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và thu được kết quả: trong 25 mẫu giống thử nghiệm, có CLS1.112 cho năng suất cao. Tuy nhiên, CLS1.112 chưa ổn định về mặt di truyền, cần tiếp tục chọn lọc trong thời gian tới. Giống 96031411 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, có thời gian sinh trưởng dài từ 125 - 135 ngày, phân cành nhiều, cao cây, có thành phần sinh khối lớn, đề nghị thử nghiệm phát triển ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Các giống có khả năng chịu rét khá, có thể trồng được ở vụ Đông như G12120.94252 - 911, 94252 - 1 sẽ là nguồn gen quý để lai tạo ra các giống đậu tương có khả năng chịu rét thích hợp trồng trong vụ đông.

Viện nghiên cứu Ngô là cơ quan chuyên nghiên cứu về chọn tạo các giống ngô cũng tham gia vào công tác chọn tạo giống đậu tương. Kết quả đã lai tạo và chọn lọc được giống đậu tương ĐVN5, ĐVN6, ĐVN10.

ĐVN5 là giống chọn từ tổ hợp lai hữu tính Cúc tuyền và Trang mai, là giống phân cành nhiều, cây cao trung bình, sai quả, kích cỡ hạt trung bình, mầu sắc quả và vỏ hạt đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. ĐVN5 cho năng suất cao ở cả 3 vụ gieo trồng (Xuân - Hè - Đông, năng suất tương ứng là 19,03 tạ/ha; 18,52 tạ/ha; 15,37 tạ/ha) có thể thay thế 1 phần các giống đậu tương cũ như V74, VX9 - 3 [20].

Giống ĐVN6 là giống chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa AK03 X DT96; có tiềm năng năng suất cao, thích hợp trồng 3 vụ và vỏ hạt có màu vàng sáng, đặc biệt rốn hạt trắng rất được người tiêu dùng ưa chuộng [21].

Tác giả Nguyễn Tấn Hinh, Nguyễn Văn Lâm và cộng tác viên của Viện Nghiên cứu Cây lương thực và cây thực phẩm đã chọn tạo thành công giống D2101 từ tổ hợp D95 x D9037. Giống D2101 có thời gian sinh trưởng từ 90 - 100 ngày, năng suất đạt 17,4 - 21,8 tạ/ ha, rất thích hợp cho vụ Đông, vụ Xuân nước ta [9].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chọn lọc từ tổ hợp lai DT2000 x TQ, tác giả Tạ Kim Bính và Nguyễn Thị Xuyến đã chọn được dòng DT2006. DT2006 có thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao cây thấp và trọng lượng 1000 hạt từ 158- 168g. Đặc biệt DT2006 có năng suất rất cao từ 3- 6 tấn/ ha, thích hợp trồng cả 3 vụ trong năm [2].

Trong năm 2006, Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia đã tiến hành khảo nghiệm 12 giống mới tại 7 địa điểm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia ở các tỉnh phía Bắc, vụ xuân hè 2006. Kết quả khảo nghiệm cho thấy 7 giống có triển vọng là Đ2501, ĐT24, DT2003, ĐT26, ĐVN10, DT2006 và DT27. Trong đó, giống được khảo nghiệm qua 4 vụ có triển vọng là Đ2501 và ĐT24 cho sản xuất thử, hai giống ĐT26 và ĐVN10 được đưa vào khảo nghiệm sản xuất [18]. Giống ĐT26 do Trung tâm NC&PT Đậu đỗ, viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ tổ hợp lai giữa ĐT2000 X ĐT12.

Theo thông cáo báo chí ngày 19/6/2006 của ACIAR, trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu cải thiện tính thích ứng cho một số dòng đậu tương Úc ở Việt Nam. Kết quả liên kết giữa Đại học Jame Cook, CSIRO, Đại học Thái Nguyên, Trung tâm nghiên cứu Hưng Lộc, Đại học Nông nghiệp I và Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã chọn được một số dòng thích hợp với điều kiện nước ta, trong đó dòng 95398 là dòng tốt nhất, dòng này được đăng ký tại VAAS là ĐT21. ĐT21 là giống có tiềm năng năng suất cao tại đồng bằng Sông Hồng vào vụ đông [1].

Nhóm các nhà nghiên cứu đậu tương của Viện Di truyền Nông nghiệp, do PGS.TS Mai Quang Vinh và các cộng sự, qua nhiều năm nghiên cứu từ 1982 đến 2007 đã chọn tạo thành công 10 giống đậu tương trong đó có 4 giống được công nhận chính thức là DT84, DT90, DT96, AK06 và 6 giống công nhận tạm thời là DT99, DT95, DT83, DT2001, DT02, ngoài ra còn nhiều giống triển vọng như DT2002, DT01, DT2006, DT2007, DT06... đến năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2008 đã chọn tạo được giống đậu tương đột biến DT2008 là giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận như hạn, nóng, lạnh. DT2008 trồng được 3 vụ/ năm, năng suất trong điều kiện bình thường đạt 18 - 30 tạ/ha, trong điều kiện khô hạn và khó khăn vẫn cho năng suất cao hơn các giống thường 1,5 - 2 lần [22]. Giống DT2001 là con lai của 2 giống đột biến DT84 x DT83 do nhóm tác giả đứng đầu là PGS.TS. Mai Quang Vinh và cộng tác viên thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo. DT2001 thích hợp cho tất cả các vùng sinh thái có trồng đậu tương trong cả nước, thích hợp với thâm canh, chịu nhiệt tốt, chịu lạnh khá, sản xuất 3 vụ/năm.

Những thành tựu trong công tác chọn tạo giống, đặc biệt chọn tạo thành công bộ giống đậu tương năng suất cao, thời gian sinh trưởng, thích ứng và thích hợp với nhiều thời vụ trồng, có chất lượng tốt cùng với những nghiên cứu xác định thời vụ, mật độ khoảng cách trồng, chế độ bón phân hợp lý cho từng vùng, xây dựng thành công quy trình sản xuất,...đã thúc đẩy sản xuất đậu tương có bước tiến đáng kể, năng suất và sản lượng và chất lượng đậu tương không ngừng tăng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Vật liệu

Vật liệu nghiên cứu gồm 10 giống đậu tương (bảng 2.1), các giống này được mua tại Trung tâm đậu đỗ Thanh Trì, Hà Nội. Trong đó, giống DT84 đang được trồng phổ biến ở địa phương hiện nay, chọn làm giống đối chứng.

Bảng 2. 1. Các giống đậu tƣơng thí nghiệm

CT Tên giống Cơ quan tác giả

1 DT84 - ĐC Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam

2 ĐT22 Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đậu đỗ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

3 ĐT12 Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đậu đỗ 4 ĐT20 Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đậu đỗ

5 ĐT26 Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đậu đỗ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

6 DT2001 Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam 7 ĐT2101 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm 8 Đ8 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm 9 DT2008 Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam 10 ĐVN6 Viện Nghiên cứu ngô

2.1.2. Địa điểm, thời gian và điều kiện thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, vụ Đông năm 2010, vụ xuân 2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thí nghiệm được tiến hành trên loại đất trung bình, tương đối đồng đều, có khả năng giữ ẩm và thoát nước.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng sản xuất đậu tương - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển; Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại; Khả năng chống đổ và tách quả; Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 10 giống đậu tương tham gia thí nghiệm

- Phân tích chất lượng hạt của các giống đậu tương. - Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế các giống đậu tương.

- Xây dựng mô hình thử nghiệm giống đậu tương đạt năng suất cao tại vùng chủ động nước và vùng không chủ động nước.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng sản xuất đậu tương

- Sử dụng bộ công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): phỏng vấn hộ gia đình, phỏng vấn cán bộ khuyến nông xã, khuyến nông huyện về một số yếu tố hạn chế đến sản xuất đậu tương ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Điều tra tại xã Cao Xá, xã Vĩnh Lại với 60 hộ.

- Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của điểm nghiên cứu đã có sẵn.

- Kế thừa số liệu khí tượng thủy văn của Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của 10 giống đậu tương tham gia thí nghiệm tương tham gia thí nghiệm

2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 10 công thức (10 giống), nhắc lại 3 lần. Diện tích ô 7,2 m2

.

- Tổng diện tích thí nghiệm 300 m2 (không kể rãnh luống và diện tích bảo vệ). - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Bảo Vệ 1 4 6 7 3 10 8 9 2 5 Bảo Vệ 5 8 10 2 9 6 4 1 3 7 2 9 1 8 4 5 3 7 6 10 Dải bảo vệ Hình 2. 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.3.2.2. Quy trình kỹ thuật

- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, lên luống, rạch hàng.

- Thời vụ trồng: Vụ Đông ngày 27/9/2010; Vụ Xuân ngày 20/2/2011. - Mật độ gieo trồng: vụ Đông (40 cây/m2), vụ Xuân (35 cây/m2

).

- Phân bón (cho 1ha): Phân chuồng hoai mục 05 tấn + 30kg N + 60 kg P2O5 + 30kg K2O + 500kg CaO.

- Cách bón:

+ Bón lót (trước khi trồng): 100% PC + 100% P2O5 + 50% N + 50% K2O + 500kg CaO.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lần 1 (khi cây có 1 - 2 lá kép) bón 25% N + 25% K2O, kết hợp làm cỏ, tỉa cây, xới phá váng, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí.

Lần 2 khi cây có 4 - 5 lá kép (trước khi cây ra hoa): Bón hết lượng phân còn lại. Kết hợp làm cỏ, vun gốc chống đổ.

+ Tưới nước trong điều kiện khô hạn kéo dài.

+ Thường xuyên theo dõi phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

2.3.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Tuân thủ theo tiêu chuẩn ngành “Giống đậu tương - Quy phạm khảo

nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng” 10TCN 339: 2006 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn [3].

* Các giai đoạn sinh trƣởng

- Thời gian từ gieo đến mọc: Tính số ngày từ gieo đến ngày có 50% số cây trong ô có 2 lá mầm xòe ra trên mặt đất.

- Thời gian từ gieo đến phân cành: Tính số ngày từ gieo đến ngày có 50% số cây trong ô có mầm đầu tiên nhú ra khỏi nách lá khoảng 1 - 2 cm.

- Thời gian từ gieo đến ra hoa: Tính số ngày từ gieo đến ngày có 50% số cây trong ô có ít nhất 1 hoa nở. Quan sát lúc ra hoa.

- Thời gian từ gieo đến chắc xanh: Tính số ngày từ gieo đến ngày có 50% số cây trong ô chắc xanh.

- Thời gian từ gieo đến chín (thời gian sinh trưởng): Tính từ khi gieo đến khi trong ô có 95% số quả chín, có vỏ quả chuyển sang màu chín đặc trưng của giống (vỏ chuyển sang màu nâu sẫm).

* Đặc điểm về hình thái

- Hình dạng lá: Đặc trưng cho từng giống như hình trứng, hình ngọn giáo, hình mũi mác, hình trái xoan,…

- Màu sắc thân: Quan sát thân cây non để thấy màu sắc đặc trưng của giống. - Màu sắc hoa: Quan sát lúc ra hoa, có thể có màu tím, màu trắng…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Màu sắc rốn hạt: Quan sát hạt khô sau thu hoạch. - Kiểu hình sinh trưởng: Hữu hạn, bán hữu hạn.

* Chỉ tiêu sinh trƣởng

- Chiều cao cây: Đo từ mắt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính trên 10 cây ở hai hàng giữa (3 lần nhắc lại), rồi tính trung bình. Đo vào lúc thu hoạch.

- Số cành cấp I: Đếm số cành mọc ra từ thân chính, của 10 cây ở hai hàng giữa (3 lần nhắc lại), rồi tính trung bình. Đo vào lúc thu hoạch.

- Số đốt trên thân chính: Đếm số đốt trên 10 cây ở hai hàng giữa (3 lần nhắc lại), rồi tính trung bình. Đếm vào lúc thu hoạch.

- Đường kính thân: Được đo ở phần giữa của lóng trên lá mầm, đo vào lúc thu hoạch, trên 10 cây ở hai hàng giữa (3 lần nhắc lại), rồi tính trung bình.

* Phƣơng pháp đánh giá tình hình sâu, bệnh hại

- Sâu xám: Đếm số cây bị hại/ô, rồi tính trung bình % cây bị hại của từng công thức.

- Sâu cuốn lá: Tỷ lệ lá bị hại (%) = số lá bị cuốn /tổng số lá điều tra. Điều

Một phần của tài liệu nghiên cứu tuyển chọn giống đậu tương thích hợp cho huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)