3. Ý nghĩa của đề tài
2.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của 10 giống đậu tương
tương tham gia thí nghiệm
2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 10 công thức (10 giống), nhắc lại 3 lần. Diện tích ô 7,2 m2
.
- Tổng diện tích thí nghiệm 300 m2 (không kể rãnh luống và diện tích bảo vệ). - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Bảo Vệ 1 4 6 7 3 10 8 9 2 5 Bảo Vệ 5 8 10 2 9 6 4 1 3 7 2 9 1 8 4 5 3 7 6 10 Dải bảo vệ Hình 2. 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.3.2.2. Quy trình kỹ thuật
- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, lên luống, rạch hàng.
- Thời vụ trồng: Vụ Đông ngày 27/9/2010; Vụ Xuân ngày 20/2/2011. - Mật độ gieo trồng: vụ Đông (40 cây/m2), vụ Xuân (35 cây/m2
).
- Phân bón (cho 1ha): Phân chuồng hoai mục 05 tấn + 30kg N + 60 kg P2O5 + 30kg K2O + 500kg CaO.
- Cách bón:
+ Bón lót (trước khi trồng): 100% PC + 100% P2O5 + 50% N + 50% K2O + 500kg CaO.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lần 1 (khi cây có 1 - 2 lá kép) bón 25% N + 25% K2O, kết hợp làm cỏ, tỉa cây, xới phá váng, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí.
Lần 2 khi cây có 4 - 5 lá kép (trước khi cây ra hoa): Bón hết lượng phân còn lại. Kết hợp làm cỏ, vun gốc chống đổ.
+ Tưới nước trong điều kiện khô hạn kéo dài.
+ Thường xuyên theo dõi phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
2.3.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Tuân thủ theo tiêu chuẩn ngành “Giống đậu tương - Quy phạm khảo
nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng” 10TCN 339: 2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn [3].
* Các giai đoạn sinh trƣởng
- Thời gian từ gieo đến mọc: Tính số ngày từ gieo đến ngày có 50% số cây trong ô có 2 lá mầm xòe ra trên mặt đất.
- Thời gian từ gieo đến phân cành: Tính số ngày từ gieo đến ngày có 50% số cây trong ô có mầm đầu tiên nhú ra khỏi nách lá khoảng 1 - 2 cm.
- Thời gian từ gieo đến ra hoa: Tính số ngày từ gieo đến ngày có 50% số cây trong ô có ít nhất 1 hoa nở. Quan sát lúc ra hoa.
- Thời gian từ gieo đến chắc xanh: Tính số ngày từ gieo đến ngày có 50% số cây trong ô chắc xanh.
- Thời gian từ gieo đến chín (thời gian sinh trưởng): Tính từ khi gieo đến khi trong ô có 95% số quả chín, có vỏ quả chuyển sang màu chín đặc trưng của giống (vỏ chuyển sang màu nâu sẫm).
* Đặc điểm về hình thái
- Hình dạng lá: Đặc trưng cho từng giống như hình trứng, hình ngọn giáo, hình mũi mác, hình trái xoan,…
- Màu sắc thân: Quan sát thân cây non để thấy màu sắc đặc trưng của giống. - Màu sắc hoa: Quan sát lúc ra hoa, có thể có màu tím, màu trắng…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Màu sắc rốn hạt: Quan sát hạt khô sau thu hoạch. - Kiểu hình sinh trưởng: Hữu hạn, bán hữu hạn.
* Chỉ tiêu sinh trƣởng
- Chiều cao cây: Đo từ mắt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính trên 10 cây ở hai hàng giữa (3 lần nhắc lại), rồi tính trung bình. Đo vào lúc thu hoạch.
- Số cành cấp I: Đếm số cành mọc ra từ thân chính, của 10 cây ở hai hàng giữa (3 lần nhắc lại), rồi tính trung bình. Đo vào lúc thu hoạch.
- Số đốt trên thân chính: Đếm số đốt trên 10 cây ở hai hàng giữa (3 lần nhắc lại), rồi tính trung bình. Đếm vào lúc thu hoạch.
- Đường kính thân: Được đo ở phần giữa của lóng trên lá mầm, đo vào lúc thu hoạch, trên 10 cây ở hai hàng giữa (3 lần nhắc lại), rồi tính trung bình.
* Phƣơng pháp đánh giá tình hình sâu, bệnh hại
- Sâu xám: Đếm số cây bị hại/ô, rồi tính trung bình % cây bị hại của từng công thức.
- Sâu cuốn lá: Tỷ lệ lá bị hại (%) = số lá bị cuốn /tổng số lá điều tra. Điều tra 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc (điều tra giai đoạn đậu tương ra hoa).
- Giòi đục thân : Tỷ lệ cây bị hại (% ) = số cây bị hại/tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ số cây trên ô (điều tra giai đoạn cây con).
- Sâu đục quả: Tỷ lệ quả bị hại (%) = số quả bị hại/ tổng số quả điều tra. Điều tra 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc (điều tra trước lúc thu hoạch).
Tỷ lệ quả bị hại (%) = Kq/Kt x 100
Trong đó: + Kq là tổng số quả bị sâu hại của 10 cây mẫu. + Kt là tổng số quả của 10 cây mẫu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bệnh gỉ sắt, sương mai: Điều tra 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mức độ nhiễm các bệnh gỉ sắt, sương mai trên lá được đánh giá theo 9 cấp (ở thời kỳ quả chắc xanh và chín sinh lý):
Cấp 1: Không bị bệnh.
Cấp 3: 1 - 5% diện tích lá bị bệnh. Cấp 5: > 5 - 25% diện tích lá bị bệnh. Cấp 7: > 25 - 50% diện tích lá bị bệnh. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị bệnh.
- Bệnh lở cổ rễ: Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = Số cây bị bệnh/ tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô sau mọc 7 ngày.
* Đánh giá khả năng chống đổ
Theo dõi vào thời kỳ trước khi cây ra hoa, trước thời kỳ thu hoạch (quả chắc). Điều tra toàn bộ cây trên ô, cho điểm theo thang điểm từ 1 - 5:
Điểm 1: Hầu hết các cây đều đứng thẳng. Điểm 2: < 25% số cây bị đổ rạp.
Điểm 3: 25 - 50% số cây bị đổ rạp. Điểm 4: > 50 - 75% số cây bị đổ rạp. Điểm 5: > 75% số cây bị đổ rạp.
* Đánh giá tính tách quả
Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc, vào thời kỳ quả và hạt chín (quả có vỏ màu vàng), trước thu hoạch. Cho điểm theo thang điểm từ 1- 5:
Điểm 1: Không có quả tách vỏ. Điểm 2: < 25% số quả tách vỏ. Điểm 3: 25 - 50% số quả tách vỏ. Điểm 4: >50 - 75% số quả tách vỏ. Điểm 5: > 75% số quả tách vỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số quả chắc trên cây: Đếm số quả chắc trên cây của 10 cây mẫu, qua các lần nhắc lại, tính số quả trung bình trên cây.
- Số hạt chắc trên quả = tổng số hạt chắc của 10 cây mẫu/ô.
- Khối lượng 1000 hạt: Phơi khô hạt ở độ ẩm khoảng 12%. Cân 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.
- Năng suất lý thuyết: Được tính theo các yếu tố cấu thành năng suất (tạ/ha).
NSLT = (Mật độ cây/m2
x quả chắc/cây x hạt chắc/quả x KL1000 hạt)/10.000.
- Năng suất thực thu: Năng suất hạt khô thu được trên ô thí nghiệm, qua các lần nhắc lại, tính trung bình, suy ra năng suất thực thu trên đơn vị diện tích (tạ/ha).
* Sơ bộ hạch toán kinh các giống đậu tƣơng thí nghiệm
Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi
* Chỉ tiêu về chất lƣợng
Phân tích hàm lượng protein, lipid các giống đậu tương thí nghiệm Địa điểm phân tích: Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên - Phương pháp phân tích:
+ Protein (%): TCVN 4328:2001 (ISO 5983:1997). + Lipid (%): TCVN 4331:2001 (ISO 6492: 1999).