4.3.4.1 Sự sinh trưởng, phát triển và tạo rễ cây Hoàng liên gai trồng bằng khí canh
Sự sinh trưởng, phát triển của cây Hoàng liên gai
Hoàng liên gai là loài cây bụi, cao 2-3m, phân cành nhiều. Khi trồng trong tự nhiên, sau 2-3 năm là có thể cho thu hái. Tuy nhiên, trồng cây Hoàng liên gai bằng phương pháp khí canh còn hết sức mới mẻ. Chính vì thế, theo dõi sự cảm ứng ra lá và rễ mới của chúng là khâu đầu tiên quan trọng cần tiến hành. Kết quả được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 23. Sự cảm ứng ra lá và rễ mới của cây Hoàng liên gai khi trồng bằng khí canh
Cây theo dõi Ngày ra rễ sau trồng (ngày)
Ngày ra lá mới sau trồng (ngày) 1 7 22 2 6 35 3 7 21 4 7 23 5 8 20 6 6 30 7 7 24 8 8 28 9 9 38 TB 7,22 26,78
Kết quả bảng 23 cho thấy khi trồng bằng khí canh, cây Hoàng liên gai đã có sự cảm ứng ra lá mới và rễ mới. Trong 9 cây theo dõi điểm, sự cảm ứng ra rễ sớm nhất sau 6 ngày trồng ở cây số 6 và sự cảm ứng ra lá sớm nhất sau 21 ngày trồng ở cây thứ 3. Trung bình sau 7,22 ngày cây Hoàng liên gai đã cảm ứng ra rễ
69 mới và sau 26,78 ngày thì lá mới xuất hiện. Đây là dấu hiện rất quan trọng cho phép chúng ta có thể khẳng định khả năng trồng Hoàng liên gai bằng khí canh hay không.
Khi cây đã thích nghi với phương pháp trồng mới, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá, số đốt. Sau 9 tháng trồng, kết quả được thể hiện ở bảng 24.
Bảng 24. Sự sinh trưởng, phát triển của cây Hoàng liên gai trồng bằng khí canh
Thời gian theo dõi Chỉ tiêu theo dõi
Khi trồng Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 9 tháng
Chiều cao cây trung bình (cm/cây) 23,78 23,78 29,00 31,89 34,89 Số lá trung bình (lá/cây) 30,22 34,22 37,00 45,11 51,44
Sốđốt trung bình (đốt/cây) 8,67 8,67 9,89 11,44 13,11
Tiến hành theo dõi điểm 9 cây trên tổng số 50 cây trồng, các chỉ tiêu về chiều cao, số lá, sốđốt cho thấy cây Hoàng liên gai sinh trưởng khá ổn định khi được trồng bằng phương pháp khí canh. Sau 1 tháng trồng, chiều cao cây và số đốt gần như không có sự thay đổi so với lúc mới trồng, chỉ có số lá tăng trung bình 4,00 lá/cây.
Kết quả bảng 24 cũng cho thấy sự tăng trưởng chiều cao cây của chúng trên khí canh là khá chậm, trung bình cứ sau 3 tháng tăng được 3cm. Sau 9 tháng theo dõi chiều cao tăng trung bình 11,11cm so với lúc trồng. Tương tự như sự tăng trưởng chiều cao cây, sự tăng trưởng đốt thân cũng rất chậm, trung bình tăng 2 đốt sau 3 tháng theo dõi.
Trong 3 chỉ tiêu theo dõi thì động thái tăng trưởng số lá của cây Hoàng liên gai khi được trồng bằng khí canh là mạnh nhất. Sau 3 tháng tăng trung bình 6,78 lá/cây, sau 6 tháng tăng trung bình 14,89 lá/cây và sau 9 tháng tăng trung bình 21,22 lá/cây so với lúc trồng.
70
Khả năng tạo rễ của cây Hoàng liên gai khi trồng bằng khí canh.
Hoàng liên gai cũng có vị đắng, tính hàn và có tác dụng tương tự Hoàng liên. Trong rễ và thân chứa các alcaloid: berberin, oxyacanthin, mubellantin. Dân gian dùng nước sắc của rễ hoặc thân làm thuốc chữa bệnh đường ruột.
Với mục đích nghiên cứu sự tạo sinh khối rễ cây Hoàng liên gai làm nguồn dược liệu sản xuất berberin bằng công nghệ khí canh cho nên chỉ tiêu theo dõi sự tạo rễ, chiều dài và khối lượng rễ tạo ra bằng phương pháp này là rất quan trọng.
Sau 9 tháng theo dõi, kết quảđược ghi nhận trong bảng 25.
Bảng 25. Khả năng tạo rễ của cây Hoàng liên gai khi trồng bằng khí canh Thời gian theo dõi
Chỉ tiêu theo dõi
Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 9 tháng CV% LSD0,05 Số rễ trung bình (rễ/cây) 20,44 26,00 31,78 36,44
Chiều dài rễ trung bình (cm) 16,44 25,44 34,00 42,33 4,50 3,76 Khối lượng rễ trung bình (g/cây) - - - 10,67 9,20 3,46
Kết quả theo dõi ở bảng 25 cho thấy khả năng ra rễ của cây Hoàng liên gai khi được trồng trên khí canh là rất đáng ghi nhận. Trung bình cứ sau 3 tháng theo dõi, số rễ tăng 4,66 – 5,78 rễ/cây, chiều dài rễ tăng từ 8,33 – 9,00cm. Đây là những con số lý tưởng cho một đối tượng cây mới khi trồng áp dụng theo một phương pháp mới.
Tiến hành cân khối lượng rễ của từng cây sau 9 tháng trồng cho thấy khối lượng rễ dao động trong khoảng 5-17g/cây, trung bình khối lượng rễ thu được là 10,67g/cây.
4.3.4.2 So sánh sự sinh trưởng, phát triển và tạo rễ cây Hoàng liên gai trồng bằng khí canh với trồng địa canh
Kết quả theo dõi sự sinh trưởng, phát triển và tạo rễ của Hoàng liên gai khi được trồng bằng khí canh đã mở ra một hướng mới trong gieo trồng loài cây thuốc quý này để cung cấp nguồn nguyên liệu cho chiết suất berberin.
71 Tuy nhiên, cần thiết phải tiến hành các thí nghiệm để so sánh sự sinh trưởng, phát triển và tạo rễ của Hoàng liên gai khi được trồng bằng khí canh so với trồng địa canh truyền thống. Bởi lẽ, công nghệ khí canh đòi hỏi cần sự đầu tư về công nghệ và thiết bị.
Tiến hành so sánh sự sinh trưởng, phát triển và tạo rễ của Hoàng liên gai bằng trồng khí canh và địa canh sau 9 tháng, chúng tôi đã thu được các kết quả như sau.
Bảng 26. Sự sinh trưởng, phát triển của Hoàng liên gai khi trồng khí canh và địa canh
Trồng địa canh Trồng khí canh Cây theo dõi Chiều cao cây (cm) Số lá sau 9 tháng (lá/cây) Số đốt sau 9 tháng (đốt/cây) Chiều cao cây (cm) Số lá sau 9 tháng (lá/cây) Số đốt sau 9 tháng (đốt/cây) 1 23 33 12 22 47 13 2 18 24 5 30 38 8 3 22 41 11 30 102 20 4 31 26 13 31 39 8 5 25 35 10 38 43 9 6 27 37 7 34 45 13 7 36 33 9 50 43 14 8 41 27 12 25 21 8 9 43 46 13 54 85 25 TB 29,56 33,56 10,22 34,89 51,44 13,11
Kết quả nghiên cứu bảng 26 cho thấy sự sinh trưởng, phát triển vượt trội của cây Hoàng liên gai được trồng bằng khí canh so với trồng địa canh truyền thống. Sau 9 tháng theo dõi, chiều cao lớn nhất khi trồng bằng địa canh ở cây số 9 là 43cm, nhưng cũng ở cây số 9, trồng bằng khí canh có chiều cao trội hơn hẳn
72 (54cm). Trung bình, chiều cao các cây trồng khí canh lớn hơn chiều cao các cây trồng bằng địa canh là 5,33cm.
Tương tự như sự tăng trưởng chiều cao cây, sự tăng trưởng số lá trên khí canh cũng tỏ ra vượt trội hơn so với trồng bằng địa canh. Số lá cao nhất trong các cây trồng địa canh là 46 lá/cây (cây số 9) trong khi đó, trồng bằng khí canh cây số 3 có 102 lá/cây. Trung bình số lá/cây khi trồng bằng khí canh lớn hơn số lá/cây trồng bằng địa canh là 17,88 lá/cây.
Sự tăng trưởng số đốt/cây của hai phương pháp trồng cũng có sự khác nhau rõ rệt. Trồng bằng địa canh, cây số 9 và số 4 có số đốt/cây lớn nhất, 13 đốt/cây nhưng trồng bằng khí canh thu được 25 đốt/cây ở cây số 9. Tuy nhiên, mức dao động trung bình của hai phương pháp trong chỉ tiêu theo dõi này là không quá lớn, trung bình trồng bằng khí canh có sốđốt/cây lớn hơn trồng bằng địa canh là 2,89 đốt/cây.
Bên cạnh sự sinh trưởng, phát triển mạnh hơn, phương pháp trồng bằng khí canh cũng đem lại khả năng tạo rễ lớn hơn.
Bảng 26 cho thấy sự ưu việt của phương pháp khí canh trong tạo sinh khối rễ cây Hoàng liên gai so với trồng địa canh. Sau 9 tháng nghiên cứu, số rễ/cây trồng bằng địa canh đạt cao nhất là 27 rễ/cây ở cây số 9; số rễ/cây trồng bằng khí canh cao gần gấp đôi (53 rễ/cây) so với trồng địa canh cũng ở cây số 9. Trong khi chiều dài rễ trỗng bằng địa canh cao nhất chỉ đạt 13cm (cây số 9, số 6, số 3) thì trồng bằng khí canh thu được chiều dài rễ lớn nhất là 50cm. Trung bình chiều dài rễ các cây trồng khí canh lớn hơn 30,77cm so với các cây trồng địa canh.
Ở chỉ tiêu theo dõi khối lượng rễ, khi trồng bằng địa canh, khối lượng rễ các cây theo dõi chỉ dao động từ 2-4g/cây nhưng khi trồng bằng khí canh, khối lượng rễ thu được từ 5-17g/cây. Trung bình khối lượng rễ thu được do trồng khí canh cao gấp 3,43 lần so với trồng địa canh.
73
Bảng 27. Khả năng tạo rễ của Hoàng liên gai trồng bằng khí canh và địa canh
Trồng địa canh Trồng khí canh Cây theo dõi Số rễ sau 9 tháng (rễ/cây) Chiều dài rễ (cm) Khrễ (g/cây) ối lượng Số rễ sau 9 tháng (rễ/cây) Chiều dài rễ (cm) Khrễố (g/cây) i lượng 1 13 12 2 27 42 8 2 11 10 2 25 38 6 3 21 13 3 48 50 16 4 23 12 4 38 36 9 5 21 11 3 34 45 12 6 24 13 4 40 40 13 7 19 9 3 32 42 10 8 22 11 3 31 41 5 9 27 13 4 53 47 17 TB 20,11 11,56 3,11 36,44 42,33 10,67 CV% 3,12 1,15 4,50 9,20 LSD0,05 8,50 8,60 3,76 3,46
Từ những kết quả nghiên cứu về sự sinh trưởng, phát triển và tạo rễ của cây Hoàng liên gai cho thấy tính ưu việt cũng như hiệu quả của phương pháp trồng bằng khí canh so với trồng địa canh truyền thống.