Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh (nhiệt độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sản xuất sinh khối rễ cây hoàng liên gai làm nguồn dược liệu sản xuất berberin bằng công nghệ khí canh (Trang 56 - 61)

trường, ánh sáng) tới sự sinh trưởng phát triển của cây Hoàng liên gaitại Hà Nội

4.2.5.1 Kết quả đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của cây Hoàng liên gai trồng vào mùa thu trong hệ thống khí canh tại Hà Nội

Với thí nghiệm này, cây Hoàng liên gai được thu thập từ Sa pa vào tháng 7/2011. Cây thu thập đưa vào trồng trong khí canh được đánh giá đã được khoảng 2 năm tuổi ở ngoài tự nhiên. Với đặc điểm thời tiết tại Hà Nội lúc này nắng nóng, nhiệt độ ban ngày bình quân vào khoảng 34-35oC, cao hơn rất nhiều

50 so với nhiệt độ vùng sinh thái mà phân bố của cây Hoàng liên gai nên tỷ lệ sống của cây khi được đưa vào trồng trong khí canh không cao. Với tổng số 78 cây được tiến hành trồng, tỷ lệ sống chỉ là 15 cây, đạt 19,23%. Đây là một tỷ lệ sống khá thấp.

Tiến hành theo dõi sự hình thành rễ của cây Hoàng liên gai còn lại, chúng tôi thu được kết quả như bảng 13 sau:

Kết quả thu được ở bảng 13 cho thấy khi trồng cây Hoàng liên gai trong khí canh vào mùa thu, thời gian xuất hiện rễ của cây trung bình là 14,33 ngày sau khi trồng. Sau 1 tháng, bình quân mỗi cây ra được 8,67 rễ và 1,78 lá mới. Tuy nhiên khi tiếp tục theo dõi, những cây Hoàng liên gai này đều không thể tiếp tục sống và sinh trưởng phát triển và đều bị chết sau khi trồng khoảng 2 – 3 tháng. Bước đầu giải thích cho vấn đề này, chúng tôi đánh giá nguyên nhân do thời tiết tại khu vực Hà Nội thời điểm này quá nóng (nhiệt độ luôn dao động trên dưới 34oC) so với điều kiện môi trường tự nhiên thích hợp cho cây Hoàng liên gai sinh trưởng phát triển (môi trường của vùng Sa pa khí hâu mát mẻ, độ ẩm không khí cao).

Bảng 13. Đánh giá khả năng ra rễ và sự sinh trưởng của cây Hoàng liên gai trồng vào mùa thu trong khí canh tại Hà Nội

Cây theo dõi Thời gian ra rễ sau trồng (ngày) Số rễ mới sau trồng 1 tháng (rễ) Số lá mới sau trồng 1 tháng (lá)

Sinh khối rễ tạo ra sau 9 tháng (g/cây) 1 13 11 3 0 2 15 6 0 0 3 16 7 0 0 4 14 10 2 0 5 14 9 2 0 6 13 13 4 0 7 15 7 0 0

51

8 14 8 3 0

9 15 7 2 0

TB 14,33 8,67 1,78 0

4.2.5.2 Kết quả đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của cây Hoàng liên gai trồng vào mùa đông trong hệ thống khí canh tại Hà Nội

Tiến hành thu thập cây Hoàng liên gai tại Sa pa và trồng trong khí canh tại Hà Nội và mùa đông (trồng vào tháng 11/2011), chúng tôi thu được một số kết quả đánh giá về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Hoàng liên gai như bảng 21sau:

Bảng 14.Đánh giá khả năng ra rễ và sự sinh trưởng của cây Hoàng liên gai trồng vào mùa đông trong khí canh tại Hà Nội

Cây theo dõi Thời gian ra rễ sau trồng (ngày) Số rễ mới sau trồng 1 tháng (rễ) Số lá mới sau trồng 1 tháng (lá)

Sinh khối rễ tạo ra sau 9 tháng (g/cây) 1 14 10 2 4 2 16 7 2 3 3 16 8 2 4 4 17 5 0 3 5 15 9 2 3 6 16 12 0 5 7 15 15 0 10 8 15 11 0 7

52

9 16 8 3 11

TB 15,56 9,44 1,22 5,56

Với số lượng cây Hoàng liên gai trồng trong khí canh tại Hà Nội vào tháng 11/2012 là 50 cây, sau 1 tháng số lượng cây còn sống và ra rễ là 38 cây đạt 76%. So sánh với trồng vào mùa thu, cây Hoàng liên gai trổng vào mùa đông ra rễ chậm hơn (15,56 ngày sau trồng so với 14,33 ngày), tuy nhiên số rễ trung bình/cây sau trồng 1 tháng lại cao hơn (9,44 so với 8,67). Kết quả quan trọng nhất thu được ở thí nghiệm trồng vào mùa đông này chính là cây đã ra rễ thì tiếp tục sinh trưởng phát triển do gặp điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp. Sau khi trồng 9 tháng, sinh khối rễ trung bình của mỗi cây tạo ra được là 5,56g/cây. Đánh giá bằng cảm quan (nhấm thử) thấy rễ cây đã có vị đắng là minh chứng cho sự có mặt của hoạt chất berberin ở trong rễ. Điều này chứng tỏ việc sản xuất sinh khối rễ bằng khí canh là hoàn toàn khả thi.

4.2.5.3 Kết quả đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của cây Hoàng liên gai trồng vào mùa xuân trong hệ thống khí canh tại Hà Nội

Tiến hành thí nghiệm trồng cây Hoàng liên gai thu thập tại Sa pa vào mùa xuân tại Hà Nội, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 15. Đánh giá khả năng ra rễ và sự sinh trưởng của cây Hoàng liên gai trồng vào mùa xuân trong khí canh tại Hà Nội

Cây

theo dõi Thời gian ra rễ sau trồng (ngày) Số rễ mới sau trồng 1 tháng (rễ) Số lá mới sau trồng 1 tháng (lá)

Sinh khối rễ tạo ra sau 6 tháng (g/cây) 1 19 4 0 3 2 18 5 0 2 3 16 7 2 3 4 17 8 2 4 5 19 4 0 3

53 6 18 5 0 5 7 18 6 0 4 8 20 4 0 4 9 17 8 2 5 TB 18,00 5,67 0,67 3,67

Với 50 cây đưa vào trồng, có 36 cây sống, đạt tỷ lệ 72%, gần tương đương với trồng vào mùa thu.

Với kết quả thu được tại bảng 15 cho thấy: Trồng cây Hoàng liên gai vào tháng 2 thời gian ra rễ của cây chậm hơn hẳn so với trồng vào tháng 8 và tháng 11. Điều này có thể lý giải rằng do nhiệt độ của tháng 2 thấp hơn nên sự tái sinh hình thành rễ mới diễn ra chậm hơn. Sau trồng 1 tháng, số rễ mới ra chỉ đạt 5,67 rễ/cây và trung bình mỗi cây chỉ ra được thêm 0,67 lá. Tuy nhiên sau 6 tháng trồng trong khí canh, sinh khối rễ trung bình mỗi cây tạo ra được là 3,67g/cây, đây là một con số rất đáng khích lệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.5.4 Kết quả đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của cây Hoàng liên gai trồng vào mùa hè trong hệ thống khí canh tại Hà Nội

Tiếp tục tiến hành trồng vào vụ hè (tháng 5/2012), với 50 cây tiến hành trồng số cây sống là 26, đạt 52%. Tiếp tục theo dõi sự sinh trưởng phát triển, thu được kết quảở bảng 16 sau:

Bảng 16.Đánh giá khả năng ra rễ và sự sinh trưởng của cây Hoàng liên gai trồng vào mùa hè trong khí canh tại Hà Nội

Cây

theo dõi sau trồng (ngày) Thời gian ra rễ trồng 1 tháng (rễ) Số rễ mới sau Số lá mới sau trồng 1 tháng (lá)

1 12 15 3

2 13 12 4

3 14 9 5

4 13 11 0

54 6 14 7 2 7 13 12 0 8 15 8 0 9 13 10 2 TB 13,22 10,67 2,00

Với kết quả thu được ở trên cho thấy: Thời gian ra rễ sau trồng của cây Hoàng liên gai trong khí canh khi trồng vào mùa hè ngắn nhất so với các mùa khác (13,22 ngày sau trồng). Tuy nhiên kết quả theo dõi về tỷ lệ sống cho thấy nếu trồng cây vào thời điểm có nhiệt độ cao (mùa nóng) thì tỷ lệ cây sống thấp mặc dù có khả năng ra rễ tốt hơn mùa lạnh. Với thí nghiệm trồng vụ hè này, do khuôn khổ thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên chưa thể đánh giá đến kết quả cuối cùng về năng suất sinh khối.

Như vậy hoàn toàn có thể trồng cây Hoàng liên gai bằng công nghệ khí canh để tạo ra sinh khối rễ lớn trong một thời gian ngắn. Với điều kiện thời tiết khí hậu tại Hà Nội, việc trồng cây Hoàng liên gai bằng khí canh trong mùa nóng là không thích hợp. So sánh với kết quả nghiên tổng hợp của chuyên đề khác về khả năng tạo sinh khối rễ cây Hoàng liên gai cho thấy mặc dù điều kiện tại Hà Nội chưa thích hợp cho trồng tạo sinh khối rễ nhưng với công nghệ khí canh và chọn thời vụ trồng phù hợp (vào mùa đông-mùa xuân) thì khả năng cho sinh khối rễ của cây Hoàng liên gai vẫn vượt trội so với trồng ngoài đất tại Sa Pa.

4.2.6. Kết quả nghiên cứu biện pháp thu hoạch sinh khối rễ cây Hoàng liên gai để tăng năng suất trong khí canh tại Hà Nội

Một phần của tài liệu nghiên cứu sản xuất sinh khối rễ cây hoàng liên gai làm nguồn dược liệu sản xuất berberin bằng công nghệ khí canh (Trang 56 - 61)