dưỡng đến sự sinh trưởng phát triển và tạo sinh khối rễ của cây Hoàng liên gaitại Sa Pa
4.3.2.1. Kết quả theo dõi về biến động nhiệt độ dung dịch của các công thức
Bảng 19.Nhiệt độ dung dịch của các công thức Công thức Tháng theo dõi Nhiệt độ môi trường (oC)
Nhiệt độ dung địch 7-9/2011 18,9 18,7 10-12/2011 12,9 11,2 1-3/2012 11,0 10,4 CT1 4-6/2012 19,4 20,3 7-9/2011 18,9 16,3 10-12/2011 12,9 11,2 1-3/2012 11,0 10,5 CT2 4-6/2012 19,4 16,5 7-9/2011 18,9 18,6 10-12/2011 12,9 11,3 1-3/2012 11,0 10,3 CT3 4-6/2012 19,4 20,4 Do ảnh hưởng của các yếu tốđịa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sa Pa là 15,4oC, nhiệt độ trung bình từ 18-20oC vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10- 12oC. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 0oC (đặc biệt có những năm xuống tới - 3,2oC). Do đặc điểm của các khu vực khác nhau nên đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng thời điểm.Khí hậu Sa Pa mang sắc thái khí hậu á ôn đới và cận nhiệt đới nên mát mẻ quanh năm, nhiệt độ không khí trung bình năm là 15ºC.
Mùa hè không nóng gắt như vùng đồng bằng ven biển, nhiệt độ khoảng 13ºC - 15°C (ban đêm) và 20ºC - 25°C (ban ngày). Mùa đông thường có mây
62 mù bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0°C, thỉnh thoảng có tuyết rơi. Chính vì vậy, khi tiến hành các thí nghiệm tại địa điểm này, nhất là các thí nghiệm liên quan đến nhiệt độ thì việc theo dõi nhiệt độ môi trường là một điều quan trọng. Tiến hành ghi chép theo dõi nhiệt độ môi trường xũng như biến động nhiệt độ dung dịch dinh dưỡng trong khí canh chúng tôi thu được kết quả như bảng 19 trên.
Hình 4. Biến động hiệt độ môi trường và nhiệt độ dung dịch của các công thức
Từ kết quả thu được ở bảng 19 và hình 4 cho thấy:
Với điều kiện khí hậu của Sa pa, nhiệt độ của dung dịch dinh dưỡng trong khí canh luôn có xu hướng giảm thấp hơn so với nhiệt độ môi trường nếu như không có biện pháp kỹ thuật tác động điều khiển và kiểm soát nhiệt độ. Duy nhất vào khoảng thời gian từ tháng 4-6 khi nhiệt độ môi trường tăng cao hơn các khoảng thời gian khác trong năm thì nhiệt độ dung dịch dinh dưỡng biến động cao hơn (song không nhiều mà chỉ từ 0,9-1,0oC) so với nhiệt độ môi trường.
Với công thức không điều khiển nhiệt độ dung dịch và công thức nhiệt độ dung dịch đặt ở 25oC thì nhiệt độ dung dịch không chênh lệch nhiều so với nhiệt
63 độ môi trường ở tất cả các thời điểm. Điều này được lý giải bởi khi đặt nhiệt độ dung dịch ở 25oC thì chỉ khi nào nhiệt độ dung dịch cao hơn 25oC thì máy làm mát mới hoạt động đểđiều chỉnh và kiểm soát nhiệt độ dung dịch. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu đặc trưng của Sa Pa, nhiệt độ trung bình của cả năm không vượt quá 20oC nên gần như hệ thống làm lạnh không làm việc. Duy nhất với công thức 2 khi nhiệt độ dung dịch đặt ở 15oC thì nhiệt độ dung dịch luôn được kiểm soát và duy trì ở nhiệt độ thấp và không vượt quá 16oC trong tất cả các thời điểm. Với kết quả này, liệu có ảnh hưởng gì khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển và tạo sinh khối rễ cây Hoàng liên gai hay không? Chúng tôi tiếp tục theo dõi đánh giá để có câu trả lời chính xác nhất.
4.3.2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch dinh dưỡng đến khả năng ra rễ, sự
sinh trưởng phát triển của cây Hoàng liên gai trồng trong khí canh tại Sa Pa
Tiến hành theo dõi đánh giá sự ra rễ và sinh trưởng phát triển của cây Hoàng liên gai trong khí canh tại Sa Pa khi tiến hành điều khiển nhiệt độ dinh dưỡng thu được kết quả trong bảng 20 sau:
Bảng 20.Ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch dinh dưỡng đến khả năng ra rễ, sự sinh trưởng phát triển của cây Hoàng liên gai trồng trong khí canh tại Sa Pa STT Công thức thCông ức 1 thCông ức 2 thCông ức 3 CV% LSD0,05
1 Ngày ra rễ sau trồng
(ngày) 7,22 9,33 7,50 2 TT chi(cm/cây) ều cao sau 9 tháng 5,89 5,37 6,02 3 Tăng trưởng sốđốt sau 9
tháng (đốt/cây) 3,00 2,67 3,11 4 Tăng trưởng số lá sau 9
tháng (lá/cây) 12,11 11,33 12,34 5 S(rốễ r/cây) ễ mới sau 9 tháng 36,44 35,00 37,33
6 Chisau 9 tháng (cm) ều dài rễ TB của cây 42,33 41,67 42,00 3,50 2,96
7 Sinh khối rễ tạo ra sau 9
64 Kết quả thu được ở bảng 20 cho thấy: Khi nhiệt độ dung dịch dinh dưỡng đặt ở 15oC thì cây Hoàng liên gai ra rễ chậm hơn hẳn. Thời điểm xuất hiện rễ của cây trong công thức này là 9,33 ngày trong khi không điều chỉnh nhiệt độ dung dịch và nhiệt độ dung dịch đặt ở 25oC thời điểm xuất hiện rễ lần lượt là 7,22 và 7,50 ngày sau trồng.
Tuy nhiên về các chỉ tiêu theo dõi khác như tăng trưởng về thân lá, về số rễ cũng như sinh khối rễ tạo ra thì các công thức khác nhau có sự sai khác không đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng nhiệt độ thấp phù hợp với sự sinh trưởng phát triển cũng như tạo sinh khối rễ cây Hoàng liên gai trồng trong khí canh (bởi công thức nhiệt độ dung dịch đặt ở 25oC hệ thống chỉ có chức năng làm mát dung dịch nên khi nhiệt độ dung dịch không vượt quá 25oC thì hệ thống không làm việc do đó về bản chất nhiệt độ dung dịch không khác nhiều so với công thức không điều chỉnh nhiệt độ dung dịch).
Như vậy, với điều kiện khí hậu đặc thù của Sa Pa, việc điều khiển nhiệt độ dung dịch dao động xung quanh 20oC trong khí canh không có nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển cũng như tạo sinh khối rễ.
4.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh (nhiệt độ môi trường, ánh sáng) của vùng Sa Pa tới sự sinh trưởng phát triển của cây trường, ánh sáng) của vùng Sa Pa tới sự sinh trưởng phát triển của cây Hoàng liên gaitại Sa Pa
4.3.3.1 Thu thập thông tin vềđiều kiện ngoại cảnh của vùng Sa Pa trong khoảng thời gian tiến hành đánh giá
Kết quả thống kê ở bảng 21 cho thấy:
Về nhiệt độ, vùng Sa Pa có nhiệt độ cao nhất vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9. Từ tháng 10 nhiệt độ bắt đầu giảm nhanh chóng và đạt mức thấp nhất vào tháng 1 là 8,3oC, sau đó nhiệt độ lại tăng dần lên.
Về lượng mưa và số ngày mưa trong năm tuy không thể hiện là biến đổi theo một quy luật cụ thể như nhiệt độ nhưng cũng cho thấy một điều là đều tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9.
65 Riêng thông số theo dõi về số giờ nắng thì khoảng thời gian liên tục có nắng nhiều là khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5. Các tháng còn lại số giờ nắng không theo quy luật nào cả.
Bảng 21. Diễn biến thời tiết khí hậu vùng Sa Pa từ tháng 7/2011-06/2012 Tháng Nhiệt độ TB (oC) Tổng lượng mưa (mm) Số ngày mưa (ngày) Số giờ nắng (giờ) Số giờ nắng TB (giờ/tháng) 07/2011 19,9 317 22 121 08/2011 18,9 330 19 98 09/2011 18,0 359 22 42 87,00 10/2011 14,9 234 23 43 11/2011 12,0 51 8 138 12/2011 10,9 185 13 93 91,33 01/2012 8,3 163 17 95 02/2012 11,5 29 16 146 03/2012 13,3 88 15 116 119,00 04/2012 18,7 138 13 230 05/2012 19,9 178 21 119 06/2012 19,7 352 26 55 134,66
66 Với diễn biến thời tiết khí hậu như vậy sẽ tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Hoàng liên gai như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành theo dõi sự sinh trương và phát triển của cây Hoàng liên gai trong suốt khoảng thời gian đó đểđánh giá.
4.3.3.2 Kết quả đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây Hoàng liên gia qua thời gian trồng khác nhau
Bảng 22. Động thái sinh trưởng phát triển của cây Hoàng liên gai trồng trong khí canh trong các mùa khác nhau
Giai đoạn CTTD 7/2011 -9/2011 -12/201110/2011 -03/201201/2012 -06/201204/2012 CV% LSD0,05 Nhiệt độ trung bình (oC) 18,93 12,60 11,03 19,43 Lượng mưa trung bình (mm/tháng) 335,33 156,67 93,33 222,67 Số ngày mưa trung bình (ngày/tháng) 21,00 14,67 16,00 20,00 Số giờ nắng trung bình (giờ/ngày) 2,90 3,04 3,97 4,49 Tăng CCC trong 3 tháng (cm/cây) 5,22 2,89 3,00 4,11 7,50 0,54 Tăng số rễ trong 3 tháng (rễ/cây) 26,00 5,78 4,67 12,22 4,00 0,91 Tăng số lá trong 3 tháng (lá/cây) 6,78 8,11 6,33 9,78 2,80 0,41 Tăng sốđốt trong 3 tháng (đốt/cây) 1,22 1,56 1,67 2,56 1,80 0,61 Tăng chiều dài rễ trong 3 tháng (cm) 25,44 8,56 8,33 25,60 2,90 0,91 Kết quả bảng 22 cho thấy:
- Giai đoạn từ tháng 4-9 nhiệt độ và lượng mưa của vùng Sa Pa cao nhất, cũng trong giai đoạn này tốc độ sinh tăng trưởng chiều cao cây của cây Hoàng liên gai trong khí canh đạt cao nhất (4,11cm/cây trong khoảng tháng 4-6 và
67 5,22cm/cây trong khoảng tháng tháng 7-9). Cũng tương tự như động thái tăng trưởng chiều cao cây, số lượng rễ/cây cũng tăng mạnh trong khoảng thời gian này khi lần lượt đạt 26,00 rễ/cây vào khoảng tháng 7-9 và 12,22 rễ/cây vào khoảng tháng 4-6. Riêng hai chỉ tiêu về tăng trưởng số lá và số đốt của Hoàng liên gai trồng trong khí canh lại có động thái tăng trưởng rõ rệt nhất vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 khi điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhất (không những có nhiệt độ, lượng mưa cao mà số giờ nắng cũng cao nhất trong khoảng thời gian này với thời lượng số giờ có nắng đạt 4,49 giờ/ngày). Trong 3 tháng này, cây Hoàng liên gai ra thêm được 9,78 lá/cây và 2,56 đốt/cây.
- Khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau khi nhiệt độ môi trường thấp, lượng mưa giảm, số giờ chiếu nắng trong ngày không nhiều nên các chỉ tiêu về sinh trưởng tăng không nhiều và kém hơn hẳn so với khoảng thời gian còn lại trong năm. Riêng chỉ tiêu vềtawng chiều dài rễ có sự tăng mạnh trong giai đoạn này, đạt 8,33cm-8,56cm/3 tháng trong khi khoảng thời gian còn lại (từ tháng 4-6) chỉđạt 25,44-25,56cm/3 tháng.
- Với kết quả thu được như vậy có thể nhận thấy khoảng thời gian thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của cây Hoàng liên gai trồng trong khí canh tại Sa Pa là từ tháng 04 đến tháng 09 khi có điều kiện nhiệt độ xung quanh 19oC và số giờ nắng trong ngày cao nhất và lượng mưa cũng lớn nhất. Khoảng thời gian còn lại của vùng Sa Pa trong năm có nền nhiệt độ thấp (8,3-14,9oC), lượng mưa không cao và số giờ nắng không nhiều thì cây Hoàng liên gai có biển hiện giảm sự sinh trưởng.
Như vậy điều kiện ngoại cảnh của vùng Sa Pa (nhiệt độ, ánh sáng) có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng phát triển của cây Hoàng liên gai trổng trong khí canh. Cây Hoàng liên gai có tốc độ sinh trưởng mạnh nhất vào khoảng thời gian từ tháng 04 đến tháng 9 trong năm khi nhiệt độ trung bình dao động xung quanh 19oC, lượng mưa đạt cao nhất (dao động trong khoảng 200-300mm/tháng) và có số giờ chiếu sáng trong ngày nhiều nhất.
68
4.3.4 Kết quả nghiên cứu khả năng tạo sinh khối rễ của cây Hoàng liên gai trong khí canh so với trồng địa canh tại Sa Pa