Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sa Pa là 15,4oC, nhiệt độ trung bình từ 18-20oC vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10-12oC. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 0oC (đặc biệt có những năm xuống tới - 3,2oC). Do đặc điểm của các khu vực khác nhau nên đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng thời điểm. Khí hậu Sa Pa mang sắc thái khí hậu á ôn đới và cận nhiệt đới nên mát mẻ quanh
58 năm, nhiệt độ không khí trung bình năm là 15ºC.Mùa hè không nóng gắt như vùng đồng bằng ven biển, nhiệt độ khoảng 13ºC - 15°C (ban đêm) và 20ºC - 25°C (ban ngày). Mùa đông thường có mây mù bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0°C, thỉnh thoảng có tuyết rơi.
Thí nghiệm được tiến hành vào mùa hè ở Sa Pa, lúc này nhiệt độ rất thích hợp đối với sự phát triển của cây Hoàng liên gai. Cây Hoàng liên gai về bản chất là một cây có dầu, chính vì vậy khi thu thập mẫu cây từ ngoài tự nhiên về nếu không đưa vào tiến hành thí nghiệm kịp thời lá cây sẽ chuyển sang màu nâu đen và rụng rất nhanh chóng trong khoảng thời gian trên 24h sau khi nhổ khỏi đất. Xác định được những khó khăn đó nên việc tiến hành thí nghiệm đã được triển khai hết sức nhanh chóng và khẩn trương. Với các dải nồng độ của chất điều tiết sinh trưởngα – NAA được lựa chọn từ 1000 – 4000ppm trong điều kiện tự nhiên tại Sa Pa.
Sau thời gian bố trí thí nghiệm và theo dõi chúng tôi thu được kết quả như sau:
Khi không xử lý chất điều tiết sinh trưởng αNAA thì cành giâm hoàn toàn không ra rễ và đều bị chết. Vậy có nghĩa là với cây Hoàng liên gai, không thể tiến hành nhân in vivo (giâm cành) nếu không có can thiệp của chất điều tiết sinh trưởng αNAA.
Tiếp tục tiến hành thí nghiệm với việc xử lý cành giâm với chất điều tiết sinh trưởng αNAA thu được kết quảở bảng 25.
Sở dĩ chúng tôi phải sử dụng chất điều tiết sinh trưởng để kích thích sự ra rễ của cây Hoàng liên gai bởi vì thân của loài này thuộc loại thân gỗ. Loại thân này rất cứng và khó ra rễ, hơn nữa lá cây Hoàng liên gai chứa rất nhiều dầu, nếu kéo dài thời gian ra rễ quá lâu sẽảnh hưởng đến bộ lá, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và không tốt cho cây. Để hạn chế tối đa những hư hại này chúng tôi dùng chất điều tiết sinh trưởng để xử lý cành trước khi giâm vào hệ thống khí canh. Kết quả thu được ở bảng 18
60
Bảng 18. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng αNAA đến khả năng ra rễ của cây Hoàng liên gai trồng trong khí canh tại SaPa Chỉ tiêu theo dõi Không
xử lý αNAA = 1000ppm αNAA = 2000ppm αNAA = 3000ppm αNAA = 4000ppm CV% LSD0,05 Tỷ lệ ra rễ (%) 0 55,56 77,78 88,89 44,44 4,20 5,21
Ngày ra rễ sau giâm
(ngày) 0 29,40 29,29 29,25 33,25
Số rễ TB sau 40 ngày
(rễ/cành giâm) 0 3,60 3,29 3,38 2,75
Chiều dài rễ TB sau 40
ngày (cm/rễ) 0 3,00 2,71 2,75 2,00
Kết quả bảng 18 cho thấy rằng ở các nồng độ xử lý khác nhau của chất điều tiết sinh trưởng αNAA thì đều ra rễ và tỷ lệ ra rễ của cành giâm ở các công thức khác nhau là khác nhau. Tỷ lệ ra rễ cao nhất là ở nồng độ αNAA là 3000ppm đạt 88,89%; ở dải nồng độ αNAA từ 1000 - 3000ppm tỷ lệ các cành giâm ra rễ khá tốt dao động 55,56 – 88,89%, sau khoảng 29 ngày thì đều ra rễ, chậm nhất là ở nồng độ 4000ppm sau 33,25 ngày mới ra rễ. Như vậy sử dụng chất điều tiết sinh trưởng với nồng độ quá cao lại gây ức chế quá trình hình thành rễ mới. Số rễ trùng bình sau 40 ngày trồng chỉđạt 2,75 (rễ/cây), tương ứng với chiều dài rễ trung bình 2 (cm/cây). Trong khi đó ở các công thức khác chỉ tiêu này cao hơn đáng kể. Cụ thể số rễ trung bình sau 40 ngày giâm đạt từ 3,29 – 3,6 (rễ/cây), tương ứng chiều dài rễ trung bình 2,71 – 3 (cm/cây).
Các cây sau khi đã ra rễ đều sinh trưởng, phát triển tốt, vì chúng đều có thể tự hấp thu dinh dưỡng qua bộ dễ.
Như vậy nồng độ ở nồng độ 3000ppm,αNAA thích hợp nhất đối với sự ra rễ ngọn cắt cây Hoàng liên gai trồng bằng khí canh tại Sa Pa
61