V Ệ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
4) Các h ộ gia đình, cơ sở sản xuất TTCN
Tại các cơ sở sản xuất TTCN để công tác quản lý môi trường được thực hiện tốt, các cơ sở làng nghề và TTCN nên thành lập tổ hoặc nhóm quản lý môi trường với sự tham gia của một số cán bộ có khả năng chuyên trách theo dõi về tình hình VSMT và an toàn lao động ở cơ sở. Công tác chuyên trách phải làm là:
- Xây dựng quy định về BVMT trong cơ sở sản xuất.
- Xây dựng chương trình thường xuyên dọn vệ sinh, kiểm tra quản lý, VSMT của cơ sở sản xuất.
- Tổ chức học tập tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT cho người làm công.
3.3.3. Giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề a) xử lý môi trường không khí a) xử lý môi trường không khí
Trong 4 làng nghề nghề nghiên cứu, ô nhiễm môi trường không khí xảy ra cục bộ, tập trung chủ yếu ở làng nghề Châu Khê và Phong Khê với các chỉ số vượt giới hạn cho phép như bụi, SO2, NO2. Nguyên nhân do công nghệ sản xuất cũ và lạc hậu, hầu hết các cơ sở sản xuất trong các làng nghề đều chưa có hệ thống xử lý khói thải nồi hơi, lò đốt. Mặt khác, hoạt động sản xuất của làng nghề xen lẫn với khu dân cư sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Mặc dù độc tính của nó không lớn, nhưng thời gian phơi nhiễm (tiếp xúc và chịu tác động) của con người kéo dài và liên tục thì rất nguy hiểm. Theo hiện trạng sản xuât của 4 làng nghề, do sản xuất mang tính hộ gia đình, thời gian sản xuất khác nhau, nên độ phơi nhiễm của con người đối với các chất khí độc hại trong mỗi làng nghề là tương đối lớn. Hay nói cách khác, ở các làng nghề sự nhiễm độc xảy ra do sự thâm nhập của các chất ô nhiễm vào cơ thể con người diễn ra trong một thời gian dài.
Bên cạnh ô nhiễm các khí độc, ô nhiễm tiếng ồn trong làng nghề của ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dân, nó gây tác độc trực tiếp đến thính giác, hệ thần kinh… làm giảm hiệu quả công việc.
Trên thực tế, các cấp chính quyền và người dân địa phương các làng nghề nhận thức khá rõ về vấn đề môi trường song tại các làng nghề với tính chất là cơ sở
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 93
sản xuất hộ gia đình nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, chắp vá, thiếu đồng bộ thì vấn đề môi trường là vấn đề không thể tránh khỏi.
Giải quyết môi trường tại các làng nghề nói chung và môi trường không khí nói riêng hiện đang là vấn đề nan giải. Nan giải ở chỗ làm sao phải cân bằng được giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Các làng nghề bên cạnh việc mang lại nguồn lợi về kinh tế cho địa phương còn thu hút được một lực lượng lao động lớn.
Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề là một mô hình sản xuất mang tính cộng đồng cao, trong những năm qua góp phần đáng kể vào sự phát triển KT-XH của địa phương. Đây là một mô hình kinh tế cần được khuyến khích và hướng dẫn để phát huy tính tích cực, đồng thời giảm các tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội.
Để phát triển mô hình làng nghề theo mục tiêu phát triển bền vững, các cơ quan quản lý ở địa phương cần có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện các biện pháp quản lý và biện pháp kỹ thuật phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường trong khu vực làng nghề một cách hiệu quả.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các địa phương giải quyết một số vấn đề về cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường. Vì phát triển làng nghề không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế xã hội mà phải quan tâm tới bảo vệ môi trường, bảo tồn, duy trì những di sản văn hóa của địa phương. Bên cạnh đó cần phải thực hiện đồng thời các biện pháp như: giáo dục người dân ý thức và trách nhiêm, trong việc kiểm soát chât thải….
Để giảm thiểu khí thải của làng nghề luận văn thực hiện phương pháp sau: - Hấp thụ các chất khí độc bằng chất lỏng (nước, dung dịch): phương pháp này được sử dụng nhiều khi lượng dòng khí thải lớn, với nồng độ khí độc cao. 1) Đối với khí thải lò đúc thép
Khí thải lò đúc thép được xử lý bằng phương pháp hấp thụ bởi các dung dịch AD, sữa vôi, NaOH, nước. Lựa chọn hấp thụ bằng dung dịch sữa vôi là phù hợp về mặt giá cả và xử lý được một phần các chất trong khí thải.
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường Học viên: Hà Thị Liên Lớp: CH17MT 94 Lò đúc Làm mát Hệ XL khí thải Sản phẩm phôi thép Thu gom khí thải
Khí thải sau xử lý Ca(OH)2 Vào hệ thống thoát nước Nhiê n liệu
Hình 3.5: Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò đúc thép
2) Đối với khí thải lò hơi
Khí thải lò hơi chứa bụi và các khí CO, SOR2R, NOR2R… Xử lý khí thải lò hơi bằng phương pháp hấp thụ bằng sữa vôi (Ca(OH)R2R) là phương pháp được sử dụng rộng rãi đối với khí thải lò hơi vì hiệu quả xử lý cao (Hiệu quả hấp thụ SOR2R bằng sữa vôi đạt 98%), nguyên liệu rẻ tiền.
Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình xử lý như sau:
2Ca(OH)R2R + CO = CaCOR3R + 2HR2RO; CaCOR3R + SOR2R = CaSOR3R +COR2R; CaSOR3R +1/2 OR2R = CaSOR4
Hình 3.6: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải
1-Quạt hút 2-Tháp hấp thụ khí
Dung dịch sữa vôi
Khí thải chứa SO2, CO2, NO2, Bụi Tháp hấp thụ khí Khí thải Dung dịch CaCO3, CaSO3 2 Lò hơi 1
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường
Học viên: Hà Thị Liên
Lớp: CH17MT 95
3) Xử lý bụi tại các cơ sở sản xuất đồ gỗ
Tại các khu vực cưa gỗ, máy chà thường phát sinh lượng bụi gỗ độc hại tới sức khỏe người lao động. Căn cứ vào quy mô sản xuất và nhà xưởng chặt hẹp có thể áp dụng mô hình xử lý bụi đơn giản, dễ vận hành, giá thành rẻ: lọc và tách bụi bằng túi vải.
Khí, bụi
Hình 3.7: Sơ đồ công nghệ xử lý bụi tại máy chà, máy cưa gỗ
Đối với việc xử lý các dung môi hữu cơ, có thể áp dụng các phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính, bằng nước, oxy hóa, đốt trong lò nhiệt cao.
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, song với điều kiện của làng nghề có thể áp dụng phương pháp hấp phụ bằng nước do các dung môi hữu cơ nặng dễ tan trong nước.