Các bi ện pháp quy hoạch và xử lý triệt để môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá của ôp nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất các biện pháp khắc phục (Trang 96 - 98)

V Ệ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

3 .1 Môi trường chất thải rắn

3.3.1. Các bi ện pháp quy hoạch và xử lý triệt để môi trường

Biện pháp này dựa trên cơ sở: hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường và cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, đảm bảo cuộc sống của người dân sống trong khu vực làng nghề có được chất lượng môi trường sống tốt nhất.

Giải quyết tốt quy hoạch tổng thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại do hoạt động sản xuất làm ảnh hướng đến môi trường không khí, nước, đất và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đây là việc làm khó khăn vì nhiều lý do như quỹ đất của làng còn hạn chế, người dân quen với cuộc sống hiện tại. Để hạn

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường

Học viên: Hà Thị Liên

Lớp: CH17MT 88

chế mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân thì biện pháp cơ bản nhất đối với một làng nghề là cần thực hiện quy hoạch quản lý sản xuất sao cho thích hợp cụ thể như:

Quy hoạch tập trung: Bố trí quỹ đất trong xã nằm cách xa với khu dân cư, xây dựng mô hình cụm công nghiêp (CCN) làng nghề tập trung. vận động các hộ hoạt động sản xuất trong làng nghề ra CCN. Xây dựng hệt thống xử lý chất thải tại các CCN làng nghể. Để thực hiện tốt quy hoạch CCN tập trung các cấp có thẩm quyền cần xây dựng lộ trình để các cơ sở sản xuất có thể chuyển ra khu sản xuất tập trung.

Quy hoạch tại các hộ sản xuất: Quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp với cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường. Các làng nghề cần được quy hoạch theo hướng giữ nguyên không gian hiện có, hạn chế tối đa việc thay đổi không gian như cơi nới, xây dựng nhà cao tầng, mở rộng đường quá mức nhằm mục tiêu bảo tồn không gian ngõ xóm truyền thống của làng nghề cổ truyền thống Việt Nam và thuận lợi cho việc phát triển làng nghề du lịch văn hóa sau này.

Việc bố trí sản xuất trong khu dân cư có nhiều thuận lợi như: đỡ tốn kém kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phù hợp với tập tục sinh hoạt và quy mô sản xuất của gia đình… tuy nhiên, cũng gây ra một số vấn đề môi trường bức xúc, tác động trực tiếp tới sức khoẻ người dân trong khu vực.

Với phương án quy hoạch làng nghề xen kẽ trong khu dân cư, người dân cần phải bố trí nhà xưởng phù hợp, hạn chế tối đa phát tán chất ô nhiễm và bảo vệ sức khoẻ người dân. Bên cạnh đó, các hộ làm nghề cũng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường chung của thôn và xã.

Quy hoạch theo hướng lồng ghép các hoạt động du lịch với sản xuất làng nghề sẽ tập trung vào việc hướng dẫn các cơ sở sản xuất hướng vào quy hoạch không gian sản xuất tại chỗ sao cho vừa thuận tiện sản xuất, vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa duy trì các đặc trưng văn hóa lại vừa tạo mỹ quan phục vụ du lịch. Quy hoạch này phù hợp với làng nghề ít gây ô nhiễm. (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường

Học viên: Hà Thị Liên

Lớp: CH17MT 89

Đối với các nhóm làng nghề có thể áp dụng quy hoạch tại các hộ gia đình cần lưu ý các đặc điểm sau:

- Quy hoạch khu vực sản xuất hợp lý.

- Phải có hệ thống xử lý nước thải.

- Nhà xưởng thông thoáng và quy hoạch hợp lý trong từng hộ gia đình.

- Hệ thống thoát nước của làng phải đảm bảo tiêu thoát được nước thải của làng.

- Có hệ thống thu gom chất thải rắn.

- Chất thải rắn sản xuất thực phẩm phải được tận dụng để chăn nuôi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá của ôp nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất các biện pháp khắc phục (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)