2 Môi trường nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá của ôp nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất các biện pháp khắc phục (Trang 90 - 93)

V Ệ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

3.1.3.2 Môi trường nước

Nguồn tiếp nhận nước thải sản xuất và sinh hoạt của người dân trong khu vực làng nghề là một số sông hồ nhỏ, dung tích và lưu lượng không lớn. Do vậy khả năng trung hoà và vận chuyển của tự nhiên rất kém trong khi lượng nước thải từ sản xuất và sinh hoạt của người dân khá lớn. Dự báo chất lượng nước mặt trên địa bàn xã sẽ bị ô nhiễm nặng, nhất là tại khu vực làng nghề giấy Phong Khê và làng nghề chế biến lương thực thực phẩm (sông trong vùng trở thành sông chết, ao trở thành ao tù nước đọng). Đặc biệt trong mùa kiệt, nước trong các kênh mương, ao chủ yếu là nước thải, hàm lượng các chất ô nhiễm rất lớn. Mức độ ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước tại các làng nghề tái chế giấy, chế biến lương thực thực phẩm tiếp tục tăng trong những năm gần đây.

Giả thiết rằng tốc độ tăng trưởng sản xuất của làng nghề bằng với tốc độ gia đăng chất thải. Với tốc độ tăng trưởng của sản xuất tại các làng nghề như dự tính (trung bình đạt 8,0%/năm) thì khối lượng thải đến năm 2020 cũng tăng khá nhanh. Có thể ước tính khối lượng thải của các làng nghề nghiên cứu đến năm 2020 và tổng lượng nước thải từ năm 2010 đến năm 2020 dựa theo công thức:

( )( 2020) ( 2010) 1 n ( 2020) ( 2010) 1 n NTSX NTSX M = M × +i ( ) ( ) (2010 2020) (2010 2020) (2010) 2010 1 1 1 1 n n NTSX NTSX NTSX t i M M M i − − =  − +    = = × − +     ∑

MRNTSX(2020) R: Khối lượng nước thải dự tính đến năm 2020, nghìn mP 3

P. . MRNTSX(2010-2020)R: Tổng lượng nước thải từ năm 2010 đến năm 2020. i:Tốc độ phát triển các làng nghề trung bình 2010-2020 (8%).

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường

Học viên: Hà Thị Liên

Lớp: CH17MT 82

Bảng 3.3: Lượng nước thải theo tính toán tại các làng nghề

TT Làng nghề Lưu lượng nước thải, nghìn mP

3P P /năm 2010 2020 ∑2010-2020 1 Làng nghề Phong Khê 1.500 3.240 21.750 2 Làng nghề Đại Lâm 600 1.296 8.700 3 Làng nghề Châu Khê 6.000 12.960 87.000 Tổng 8.100 17.496 117.450

Căn cứ vào các dữ liệu trên có thể tính toán dự báo khối lượng nước thải và thải lượng thải của COD và TSS của làng nghề Phong Khê và Đại Lâm, Châu Khê đến năm 2020 như sau:

Kịch bản 1 (KB1), nồng độ các chất ô nhiễm tính trung bình như thời điểm năm 2010

Bảng 3.4: Thải lượng ô nhiễm nước thải tại các làng nghề năm 2020

Đơn vị: Tấn/năm

TT Làng nghề Lượng nước thải, Nghìn m

P3 3 P /năm COD, tấn/năm TSS, tấn/năm 1 Làng nghề Phong Khê 3.240 6.156 3.334,6 2 Làng nghề Đại Lâm 1.296 1.814,4 313,2 3 Làng nghề Châu Khê 12.960 453,6 226,8

Kịch bản 2 (KB2): nồng độ các chất ô nhiễm giảm một nửa do các làng nghề đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và áp dụng các chiến lược quản lý tổng hợp.

Bảng 3.5: Thải lượng ô nhiễm nước thải tại các làng nghề năm 2020

Đơn vị: Tấn/năm

TT Làng nghề Lượng nước thải, Nghìn mP 3 P /năm COD, tấn/năm TSS, tấn/năm 1 Làng nghề Phong Khê 3.240 3.078 2.747,5 2 Làng nghề Đại Lâm 1.296 907,2 1.236,6 3 Làng nghề Châu Khê 12.960 226,8 113,4

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường

Học viên: Hà Thị Liên

Lớp: CH17MT 83

Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của các làng nghề được thể hiện trong biểu đồ Hình 3.3 dưới đây:

Hình 3.3:Dư báo thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước theo KB1, KB2

Các nhóm làng nghề khác (có thải lượng ô nhiễm và mức độ ô nhiễm mức trung bình) như tái chế kim loại, sản phẩm mỹ nghệ, tình trạng xử lý môi trường không được cải thiện thì thải lượng và mức độ ô nhiễm tiếp tục gia tăng.

Như vậy, theo tính toán với cùng một lưu lượng nước bề mặt nhưng thải lượng các chất ô nhiễm nước thải của làng nghề vào những năm 2020 lại tăng 2 đến 3 lần so với năm 2010, nếu không có giải pháp công nghệ và quản lý thì chất lượng nước mặt của làng nghề sẽ đến mức báo động và có thể nói thảm hoạ môi trường sẽ xảy ra. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân trong khu vực, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái trong toàn vùng và ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của làng nghề nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh nói chung. Trên cơ sở hiện trạng ô nhiễm môi trường như đã phân tích ở chương 2 và tình hình bệnh tật của người dân tại khu vực làng nghề nghiên cứu cho thấy: Trong tương lai khi gia tăng thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước thì xu hướng diễn biến mắc bệnh dự tính tại các làng nghề truyền thống 0Tlà bệnh Tai mũi họng, hô hấp, tiêu hóa, da liễu; ngoài ra còn có xu hướng mắc các “bệnh thời kỳ công nghiệp” liên quan đến răng miệng, cao huyết áp, béo phì, tai nạn thương tích và các bệnh do uống rượu. Tuy nhiên, 0Tnếu có những biện pháp quản lý và giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì thải lượng chất ô nhiễm năm 2020 sẽ giảm.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường

Học viên: Hà Thị Liên

Lớp: CH17MT 84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do vậy, môi trường sống của con người sẽ được cải thiện hơn, tình hình bệnh tật của người dân trong vùng cũng giảm đi nhiều. Trong tương lai 0Tc0Tần tiến hành các nghiên cứu tiếp theo liên quan tới ảnh hưởng của môi trường, điều kiện lao động nhằm đánh giá tác động tổng thể các yếu tố tác động lên sức khỏe người dân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá của ôp nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất các biện pháp khắc phục (Trang 90 - 93)