Quan điểm phát triển bền vững làng nghề

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá của ôp nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất các biện pháp khắc phục (Trang 94 - 95)

V Ệ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

3.2.1.Quan điểm phát triển bền vững làng nghề

3 .1 Môi trường chất thải rắn

3.2.1.Quan điểm phát triển bền vững làng nghề

Tăng trưởng kinh tế và cải thiện môi trường là mục tiêu trọng tâm của mọi quốc gia, mọi chính phủ, nó không phụ thuộc vào ý thức hệ và trình độ phát triển. Tuy nhiên, trong khi kinh tế tăng trưởng ở mức độ cao thì môi trường sống luôn là một không gian hữu hạn. Chính vì thế, các quốc gia bất kể giàu hay nghèo đều phải phát triển kinh tế hài hòa với hệ thống môi trường và tài nguyên. “Bảo vệ môi trường” là một trong những mục tiêu cực kỳ quan trọng tạo nên cuộc sống bền vững

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường

Học viên: Hà Thị Liên

Lớp: CH17MT 86

của con người, của cải quý nhất mà xã hội để lại cho con cháu không chỉ là những thứ do xã hội hiện đại làm ra mà chính là những gì xã hội giữ gìn được từ sự cân bằng tốt nhất của môi trường sống do thiên nhiên ban cho. Do đó, quan điểm này lấy tâm điểm là “Phát triển con người là trung tâm của phát triển bền vững”. Như vậy có thể hiểu rằng:

- Các giải pháp môi trường đều lấy con trường là trung tâm của sự phát triển nghĩa là cho dù luận văn đề cập đến giải pháp xử lý môi trường nào thì vẫn đảm bảo phát triển kinh tế của các làng nghề nghiên cứu không ảnh hưởng đến môi trường sống của họ.

- Đối với hoạt động tại các làng nghề, quan điểm phát triển bền vững lấy con người là trung tâm của mọi sự phát triển con có nghĩa khi luận văn đề cập đến các biện pháp xử lý môi trường làng nghề sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động phát triển của các làng nghề, cụ thể như: hạn chế tối đa phong tục, tập quán, sản xuất của cộng đồng; không bắt cộng đồng phải chi trả những kinh phí quá lớn cho những giải pháp môi trường. Tuy nhiên, áp dụng nguyên tắc “trả phí ô nhiễm” (người gây ô nhiễm phải trả) và “thanh toán tiêu dùng” phản ảnh toàn bộ chi phí xã hội của việc sử dụng làm suy thoái tài nguyên. Đồng thời, người gây thiệt hại đối với tài nguyên môi trường, sức khỏe con người phải bồi hoàn.

- Quan điểm phát triển bền vững được hiểu theo khía cạnh là duy trì và tăng cường chất lượng sản phẩm của hoạt động sản xuất làng nghề, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cấp trong việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu chung là bảo vệ môi trường. Từng bước thực hiện nguyên tắc: kinh tế - xã hội – môi trường phải cùng có lợi; trong đó con người là trung tâm của sự phát triển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá của ôp nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất các biện pháp khắc phục (Trang 94 - 95)