Hi ện trạng xử lý chất thả

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá của ôp nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất các biện pháp khắc phục (Trang 71 - 73)

- Môi trường không khí xung quanh cho thấy : N ồng độ bụi SO R 2 R , NO R 2 R , CO t ại các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép;Ti ếng ồn và vi khí hậu

2.3. Hi ện trạng xử lý chất thả

Hiện nay, hầu hết chất thải rắn tại các làng nghề nghiên cứu chưa được thu gom triệt để gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan và đời sống của người dân. Theo kết quả điều tra, khảo sát, tại các làng nghề rác thải hầu như không được xử lý mà đổ trực tiếp ra dọc bờ sông Ngũ Huyện Khê hoặc đổ tập trung ven sông, ao, hồ hoặc đổ ra ven đường làng. Khối lượng rác thải phát sinh tùy theo loại hình sản xuất của làng nghề. Các khu vực tập kết rác lớn còn là nơi tập trung của chuột và các động vật chân đốt là trung gian phát tán mầm bệnh ra các khu vực xung quanh, hoặc theo các phương tiện vận chuyển phát tán vào các khu vực xa hơn.

- Tại làng nghề Phong Khê, rác thải rắn bao gồm giấy loại, nilon, đinh ghim, băng keo, xỉ than...ước tính khoảng 60tấn/ngày. Rác thải được các hộ sản xuất đổ dọc bờ sông Ngũ Huyện Khê tạo thành các bãi rác khổng lồ ngày đêm nghi ngút

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường

Học viên: Hà Thị Liên

Lớp: CH17MT 63

khói. Bãi rác thải ven sông Ngũ Huyện Khê đã được hình thành từ rất lâu và ngày càng gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cảnh quan và sức khỏe người dân sống xung quanh.

- Làng nghề Châu Khê, lượng rác thải chủ yếu là phế liệu loại, vẩy sắt, vụn sắt, đất cát, bao bì, ... và một lượng lớn xỉ than phát sinh từ sản xuất. Ước tính mỗi ngày lượng rác thải này khoảng: 110 tấn phế liệu phân loại, 40 tấn xỉ than (chiếm 35% lượng than sử dụng), 5 tấn xỉ mạ kẽm, xỉ kim loại từ các lò nấu chảy kim loại. Các hộ sản xuất thường đổ rác thải dọc đường giao thông hoặc ven bờ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Tại làng nghề Đại Lâm, chất thải rắn giàu chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Chất thải rắn do hoạt động sản xuất của làng nghề chưa được quan tâm, xử lý; phần không được tận thu xả bừa bãi vào môi trường; thêm vào đó còn có xỉ than của các hộ sản xuất rượu; phần bã sắn, bã gạo được các gia đình tận dụng để chăn nuôi lợn. Do sản xuất phân tán nên việc thống kê khối lượng chất thải rắn gặp nhiều khó khăn.

- Tại làng nghề Đồng Kỵ, chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất chủ yếu là các mùn gỗ, đàu mẩu...Đa số, lượng chất thải này được tận dụng làm nhiên liệu đun nấu hoặc làm các chi tiết nhỏ. Song tổng lượng chất thải rắn hiện tại của làng nghề khoảng 20 tấn/ngày; trong đó, lượng chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 48% tương đương 9,6 tấn/ngày đêm.

- Thôn Bảo Ngọc, xã Thái Bảo: chất thải rắn chủ yếu là rác thải sinh hoạt của người dân và một phần là chất thải của sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, lượng chất thải rắn của làng ước tính 500 kg/ngày. Rác thải được thu gom tại hộ gia đình và hàng tuần có đội thu gom rác của thôn ....

Nhận xét: Tại các làng nghề nghiên cứu không có bãi chứa rác thải sản xuất; các hộ sản xuất không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển với các đơn vị có chức năng mà tự tổ chức vận chuyển ra dọc bờ sông Ngũ Huyện Khê hoặc tự đổ ra ven đường gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của người dân.

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Ngành: Khoa học – Môi trường

Học viên: Hà Thị Liên

Lớp: CH17MT 64

Hinh 2.30: Bãi rác làng nghề giấy Phong Khê dọc bờ sông Ngũ Huyện Khê

Đội thu gom rác của các làng nghề không có khả năng thu gom được lượng lớn rác thải sản xuất mà chỉ tập trung thu gom được lượng rác thải sinh hoạt của người dân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá của ôp nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất các biện pháp khắc phục (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)