Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng (Trang 38 - 51)

Phân tích tình hình tài chính qua sự biến động của tài sản và nguồn vốn trên BCĐK

Đơn vị: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU

đầu năm 2010 cuối năm 2010 Tăng giảm Số tiền Tỉ trọng Số tiên Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ(%) A TÀI SẢN NGẮN HẠN 47.92 1 85,26 53.361 79,89 5.440 11,35 I Tiền và khác khoản

tương đương tiền 1.496 3,12 2.388 4,48 892 59,63

1 Tiền 1.496 100,0

0 2.388

100,0

0 892 59,63

2 Các khoản tương đương

tiền 0 0,00 0 0,00 0 -

II Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 -

III Các khoản phải thu

ngắn hạn 46.153 96,31 49.161 92,13 3.008 6,52

1 Phải thu khách hàng 2.584 5,60 2.235 4,55 -349 -13,51 2 Trả trước cho người bán 300 0,65 2.983 6,07 2.683 894,33 5 Các khoản phải thu khác 43.269 93,75 43.943 89,39 674 1,56 6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*) 0,00 0,00 0 - IV Hàng tồn kho 0,00 321 0,6 321 - 1 Hàng tồn kho 0,00 321 1,00 321 - 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0,00 0 0,00 0 - V Tài sản ngắn hạn khác 272 0,57 1.491 2,79 1.219 448,16 2 Thuế GTGT được khấu

trừ 164 60,29 1.149 77,06 985 600,61

4 Tài sản ngắn hạn khác 108 39,71 342 22,94 234 216,67

B TÀI SẢN DÀI HẠN 8.286 14.74 13.429 20,11 5.143 62,07

I Các khoản phải thu dài

hạn 0 0,00 0 0,00 0 0.00

II Tài sản cố định 4.997 60,31 10.209 76,02 5.212 104,30 1 Tài sản cố định hữu hình 4.895 97,96 10.141 99,33 5.246 107,17

Giá trị hao mòn luỹ kế

(*) (352) (1.672) -1.320 375,00

3 tài sản cố định vô hình 102 2,04 68 0,67 -34 -33,33

IV Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 2.900 35,00 2.900 21,60 0 0.00

2 Đầu tư dài hạn khác 2.900 100,0

0 2.900

100,0

0 0 0.00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V Tài sản dài hạn khác 388 4,68 320 2,38 -68 -17,53 1 Chi phí trả trước dài hạn 388 100,0

0 320 100,0 0 -68 -17,53 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 56.20 6 100,0 0 66.790 100,0 0 10.584 18,83

Qua bảng 2 : cơ cấu tài sản (vốn kinh doanh) của công ty ta thấy: tại thời điểm cuối năm tổng tài sản của công ty là 66.790 trđ tăng 18,83% so với đầu năm là do tài sản dài hạn tăng rất nhiều 5.143 trđ với tỷ lệ tăng cao là 62,07% và tài sản ngắn hạn tăng 5.440 trđ với tỷ lệ tăng 11,35%, chứng tỏ công ty đã đầu tư vào tài sản dài hạn nhiều hơn để nâng tỷ trọng của nó từ 14,74% vào đầu năm lên 20,11% vào cuối năm. Đây là dấu hiệu tốt vì công ty là doanh nghiệp mới thành lập nên cần tăng cường đầu tư vào tài sản dài hạn.

- Về tài sản ngắn hạn cuối năm là 53.361 trđ tăng so với đầu năm là do

hầu hết các khoản mục bộ phận đều tăng mạnh, chỉ trừ khoản phải thu của khách hàng nhưng khoản này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều tới sự thay đổi của tài sản ngắn hạn.

Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm chiếm 3,12% như vậy là quá thấp, cuối năm tăng lên 2.388 trđ và với tỷ trọng là 4,48%. Trong đó tiền mặt tại quỹ tăng 892 trđ với tỷ lệ 59,63%.Điều này giúp công ty chủ động, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cần tiền, nâng cao khả năng thanh toán tuy nhiên tiền cần phải vận động và sinh lời nếu giữ tiền nhiều vốn sẽ bị ứ đọng, công ty cần có kế hoạch đầu tư phân bổ số vốn bằng tiền này một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm là 49.161 trđ tăng so với đầu năm 3.008 trđ ứng với 92,13% và tỷ trọng tăng 6,52%, nhưng khoản phải thu khách hàng lại giảm 349 trđ với tỉ lệ giảm 13,51%.Điều này cho thấy công ty tăng được uy tín trong làm ăn nhờ đó giảm được khoản tiền bị chiếm dụng.tuy vậy các khoản phải thu khác lại là quá nhiều 43.943 trđ vì vậy trong thời gian tới công ty nên có kế hoạch để sớm thu hồi hết số vốn này ,tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng gây ra ứa đọng vốn,ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Khoản trả trước người bán cuối năm đã tăng so với đầu năm là 2.683 (trđ) và tỷ trọng tăng 894,33%. Việc tạo tín dụng cho nhà cung cấp cũng là một chính sách hợp lý của công ty vì nó phòng ngừa được rủi ro giá cả tăng cao, nguyên vật liệu đầu vào và hàng hoá tăng giá, công ty tăng khoản tín dụng này để đảm bảo luôn có nguồn đầu vào ổn định đáp ứng đủ nhu cầu với giá cả ưu đãi hơn.

Về hàng tồn kho đầu năm không có,cuối năm là 321 trđ. Vốn hàng tồn kho không đáng kể nên không ảnh hưởng gì tới khả năng thanh toán cũng như tình hình tài chính của công ty.

Về tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng 448,16% đạt 1.491 triệu đồng, đây là mức tăng khá cao. Sở dĩ tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng cao như vậy là do công ty có khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng đột biến. So với đầu năm số tiền giá trị gia tăng của công ty tăng 985 triệu đồng. Ngoài ra tài sản ngắn hạn khác cũng tăng 216,67% với số tiền tăng 234 trđ .

- Về tài sản dài hạn, cuối năm là 13.429 trđ tăng 62,07% so với đầu năm

trong đó chỉ có phần đầu tư tài sản cố định hữu hình tăng 5.246 trđ là do trong năm công ty đã tăng cường đầu tư vào các trang thiết bị ,máy móc để nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh.

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình cuối năm tăng 6.566 trđ với tỷ lệ tăng 125,14%, hao mòn luỹ kế tài sản cố định hữu hình cuối năm tăng lên 1.672 trđ tỷ lệ tăng 375%,điều này cho thấy công ty đã tổ chức công tác khấu hao khá tốt.

Về khoản đầu tư tài chính dài hạn là khoản công ty đầu tư vào công ty TNHH một thành viên Thủy Thành Phát thời hạn là 10 năm nên không có gì biến động.

Tài sản dài hạn khác về cuối năm chỉ chiếm tỷ trọng 2,38% trong đó toàn bộ là chi phí trả trước dài hạn đã giảm so với đầu năm là 68 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm là 17,53%.

Tóm lại, cuối năm tài sản dài hạn của công ty tăng lên so với đầu năm từ 14,74 % lên 20,11% cho thấy công ty đã chú trọng trong việc tăng quy mô sản xuất ,đây cũng là việc hợp lí để công ty dần tạo được uy tín và chỗ đứng trên thị trường. Cuối năm vốn bằng tiền tăng cải thiện khả năng thanh toán,đảm bảo cho công ty thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên bên cạnh đó khoản phải thu ngắn hạn cũng khá nhiều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty. Trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Tài sản cố định tăng điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được tăng cường, chú trọng đầu tư tạo chiều sâu cho năng lực sản xuất.

Bảng 3: Tình hình nguồn vốn

STT CHỈ TIÊU đầu năm 2010 cuối năm 2010 Tăng giảm

Số tiền Tỉ trọng Số tiên Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ A NỢ PHẢI TRẢ 5.657 10,06 12.48 1 18,69 6.824 120,63 I Nợ ngắn hạn 3.653 64,57 8.831 70,76 5.178 141,75 1 Vay và nợ ngắn hạn 616 16,86 3.382 38,30 2.766 449,03 2 Phải trả người bán 1.204 32,96 3.291 37,27 2.087 173,34

3 Người mua trả tiền trước 0,00 6 0,07 6 -

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

6 0,16 20 0,23 14 233,33

5 Phải trả người lao động 437 11,96 1.457 16,50 1.020 233,41 9 Các khoản phải trả, phải nộp

ngắn hạn khác

154 4,22 399 4,52 245 159,09

6 chi phí phải trả 1.235 33,81 275 3,11 -960 -77,73

II Nợ dài hạn 2.004 35,43 3.650 29,24 1.646 82,14

4 Vay và nợ dài hạn 2.004 100,0 0 3.618 99,12 1.614 80,54 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 50.54 9 89,94 54.30 9 81,31 3.760 7,44 I Vốn chủ sở hữu 50.54 9 100,0 0 54.38 3 100,1 4 3.834 7,58 1 Vốn đầu tư chủ sở hữu 50.00

0

98,91 50.00 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

91,94 0 0.00

10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

549 1,09 4.383 8,06 3.834 698,36

II Nguồn kinh phí và quỹ khác (74) (0,14) -74 0.00

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 56.20 6 100,0 0 66.79 0 100,0 0 10.584 18,83 Qua bảng 3: cơ cấu nguồn vốn ta thấy, tổng nguồn vốn cuối năm 2010 là

66.790 trđ đã tăng 10.584 trđ so với đầu năm ứng với tỷ lệ tăng là 18,83%, cho thấy công ty đã huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Về cơ cấu nguồn vốn, đầu năm nợ phải trả là 5.657 trđ chiếm tỷ trọng 10,06% còn nguồn vốn chủ sở hữu là 50.549 trđ chiếm 89.94%. Điều này cũng dễ hiểu vì công ty mới đi vào hoạt động được 2 năm nên việc huy động nguồn vốn vay còn gặp nhiều khó khăn và chiếm dụng thương mại còn ít,chủ yếu hoạt động kinh doanh của công ty dựa vào nguồn vốn tự có của cổ đông đóng góp.Nhưng cuối năm nợ phải trả tăng mạnh so với đầu năm 6.824 trđ tương úng với tỉ lệ tăng 120,63% chứng tỏ công ty đã dần có được uy tín và vị thế trên thị trường nhờ đó việc huy động vốn trở nên dễ dàng hơn.

Nợ phải trả: xem xét chi tiết tình hình nguồn vốn ta thấy, nợ phải trả tăng

6.824 trđ là do nợ ngắn hạn tăng và nợ dài hạn đều tăng mạnh vào cuối năm Cụ thể: đầu năm nợ ngắn hạn là 3.653 trđ chiếm tỷ trọng 64,57%, nợ dài hạn là 2004 trđ chiếm 35,43%. Cuối năm, nợ ngắn hạn tăng lên 8.831 trđ chiếm tới 70,76% trong nợ phải trả tăng 141,75% so với đầu năm và nợ dài hạn cũng tăng lên 3.650 trđ và chỉ còn chiếm 29,24% tổng nợ phải trả. Chứng tỏ trong năm

công ty đã huy động được rất nhiều nguồn vốn kể cả ngắn hạn cũng như dài hạn điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đảm bảo được an toàn tài chính.

- Trong nợ ngắn hạn thì các khoản vay nợ và phải trả người bán cuối năm đều tăng mạnh so với đầu năm.

Cụ thể vay và nợ ngắn hạn đầu năm chỉ có 616 trđ chiếm tỷ trọng 16,86% cuối năm đã tăng lên tới 3.382 trđ đạt tỷ trọng 38,3% với số tiền tăng là 2.766 trđ và tỷ lệ tăng 449,03% .Từ đó cho thấy công ty đã tạo được niềm tin với các tổ chức tín dụng thương mại vì thế việc huy động vốn cũng trở nên dễ dàng và đa dạng hơn.

Khoản phải trả người bán cuối đầu năm tăng 2.087 trđ, tỷ trọng tăng từ 32,96% lên 37,27%% và tỷ lệ tăng là 173,34%, cho thấy công ty đã tăng được khoản chiếm dụng trong quan hệ mua bán chịu.Điều này cho thấy công ty đã có được niềm tin của nhà cung cấp do vậy được hưởng nhiều ưu đãi hơn trong thanh toán.

Năm 2010, khoản người mua trả tiền trước gần bằng 0,điều này cũng dễ hiểu vì các hợp đồng của công ty chủ yếu là kí kết với ủy ban nhân dân huyện Mê Linh,huyện Ứng Hòa và quận Cầu Giấy vì vậy nó được thanh toán một cách đều đặn.

Khoản phải trả người lao động chiếm 11,96% trong nợ ngắn hạn nhưng trong năm đã tăng nhiều 1.020 trđ với tỷ lệ cao 233,41%, khoản chiếm dụng này tăng cao là điều không tốt nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và tinh thần làm việc của người lao động, giảm năng suất lao động, công ty cần có kế hoạch trả nợ người lao động càng sớm càng tốt.

Nói tóm lại các khoản mục trong nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu năm đều tăng mạnh chỉ mỗi khoản chi phí phải trả là giảm cang khẳng định công ty đang dần có được uy tín và chỗ đứng vững chắc trên thị trường,vượt qua được những khó khăn,thách thức,rào cản ban đầu để gia nhập thị thị trường.

- Trong nợ dài hạn, khoản phải trả dài hạn khác tăng 1.646 trđ với tỷ lệ tăng 82,14%,trong đó chủ yếu là do vay và nợ dài hạn tăng mạnh,tăng 1.614 trđ với tỉ lệ tăng 82,14% đây là khoản vay truyền thống rất cần thiết cho hoạt động của công ty vì nó có thời gian vay dài, mức độ ổn định cao và tạm thời không tạo áp lực thanh toán.

Cuối năm 2010, công ty đã có khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm trong nợ dài hạn. Tuy chưa nhiều nhưng điều này sẽ tạo được tâm lý vững vàng cho người lao động trong công ty yên tâm làm việc,hăng say lao động,nâng cao năng lực sản xuất.

Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm tăng lên là do vốn chủ sở hữu tăng 3.760

trđ với tỷ lệ tăng 7,44% và nguồn kinh phí, quỹ khác lại giảm 74 trđ vào cuối năm tương ứng tỷ lệ giảm không đáng kể.

Trong vốn chủ sở hữu chủ yếu là đầu tư của vốn chủ sỡ hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để lại.

Lợi nhuận chưa phân phối tăng mạnh là do năm 2010 công ty tăng được phần lợi nhuận sau thuế nhiều nên có phần giữ lại nhiều hơn năm 2009 cho thấy công ty làm ăn hiệu quả hơn.Cụ thể lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2009 là 549 trđ năm 2010 tăng mạnh lên tới 4.383 trđ với tỷ lệ tăng 698,36%.Điều này là thuận lợi cho một công ty mới ra nhập thị trường như công ty cổ phần đầu phát triển rau sạch Sông Hồng.

Trong nguồn kinh phí, quỹ khác thì quỹ khen thưởng phúc lợi giảm 74 trđ điều này không tốt vì quỹ này có tác dụng động viên tinh thần người lao động chăm chỉ làm việc đạt hiệu quả cao, có nhiều thành tích vượt trội trong công việc.Trong thời gian tới công ty cần phải hoàn trả số tiền này cho người lao động để họ yên tâm làm việc, cống hiến hết mình cho công ty nhờ đó tạo ra năng suất làm việc cao nhất.

Tổng nguồn vốn cuối năm tăng 18,83% so với đầu năm chủ yếu là do nợ phải trả tăng mạnh, cho thấy trong năm công ty chú trọng việc huy động vốn vay hơn. Nhưng không vì thế mức độ tự chủ tài chính của công ty giảm và mức độ

rủi ro tài chính tăng bởi nguồn vốn chủ sỡ hữu vấn chiếm chủ yếu . Hơn nữa, 6 tháng đầu năm 2010 lãi suất cho vay của ngân hàng giảm làm việc sử dụng vốn vay giúp công ty giảm được chi phí sử dụng vốn từ đó tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả hoạt động sản suất kinh doanh của công ty.

Như vậy, qua sự phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty trong năm 2010 ta thấy tổng tài sản, tổng nguồn vốn tăng tức là công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn thay đổi làm tăng mạnh tỷ trọng của tài sản dài hạn, tăng tỷ trọng nợ phải trả chứng tỏ công ty đã tăng được khả năng huy động vốn từ bên ngoài. Tăng vay và nợ trong khi lãi suất giảm sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn, tăng các khoản chiếm dụng càng tiết kiệm chi phí hơn từ đó giúp tăng lợi nhuận cho công ty. Đầu tư vào tài sản cố định tăng là điều hợp lý tương xứng với mức tăng của tài sản. Các khoản phải thu tăng lên nhưng không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiểu đến tình hình tài chính của công ty. Việc tăng vốn đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty đáp ứng nhu cầu vốn lớn trong năm qua. Việc sử dụng vốn vay ngày càng nhiều đã tăng cường được mức độ tác động của đòn bẩy tài chính gia tăng hiệu quả hoạt động của vốn chủ.

Bảng 4:Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch sông hồng (Trang 38 - 51)