của học sinh về phòng tránh TNTT do bỏng trƣớc và sau can thiệp.
Với phương pháp nghiên cứu can thiệp có đối chứng, chúng ta tiến hành kiểm định về mức độ hiểu biết trung bình về phòng tránh TNTT do bỏng sau can thiệp của nhóm can thiệp có thay đổi hay không?. Giả thiết rằng, sau quá trình can thiệp, mức độ hiểu biết trung bình của học sinh trường Quang Trung trước và sau can thiệp không có sự thay đổi.
µ1: mức độ hiểu biết trung bình của học sinh trường Quang Trung về phòng tránh TNTT trước can thiệp.
µ2: mức độ hiểu biết trung bình của học sinh trường Quang Trung về phòng tránh TNTT sau can thiệp.
Giả thiết rằng quá trình can thiệp không có hiệu quả gì đáng kể, nghĩa là mức độ hiểu biết của học sinh trường Quang Trung về phòng tránh TNTT do bỏng trước và sau can thiệp là như nhau.
- H0: (µ1 - µ2) = 0 (nghĩa là µ1 = µ2; không có sự khác nhau giữa mức độ hiểu biết trung bình của học sinh trường Quang Trung về phòng tránh TNTT do bỏng trước và sau can thiệp).
- H1: (µ1 - µ2) < 0 ( nghĩa là µ1 < µ2; mức độ hiểu biết trung bình của học sinh trường Quang Trung trước can thiệp thấp hơn so với mức độ hiểu biết trung bình của học sinh Quang Trung sau can thiệp).
Sử dụng SPSS để kiểm định giả thuyết này, ta chạy file TNTT_sau_CT.SPSS với độ tin cậy α = 0.05 ta thu được bảng kết quả như sau:
Bảng 3.7. Kết quả các nhóm thống kê (Group Statistics)
Trường N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Q18 Sau can thiệp 702 3.11 .933 .035
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định về mức độ hiểu biết trung bình về phòng tránh TNTT do bỏng của học sinh trước và sau can thiệp
Levene's Test for Equality
of Variances
t-test for Equality of Means
F Sig . t df Sig. (2- tailed ) Mean Differe- -nce Std. Error Differe- -nce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Q18 Equal variances assumed 35.576 .000 3.57 1511 .000 .195 .054 .088 .301 Equal variances not assumed 3.63 1504.134 .000 .195 .054 .089 .300
Trong bảng 3.7. ta có trường Quang Trung trước can thiệp có 811 học sinh, sau can thiệp là 702 học sinh. Mức độ hiểu biết trung bình của hai nhóm này về phòng tránh TNTT do bỏng tương đối khác nhau, trước can thiệp là 2.91 và sau can thiệp là 3.11. Sự khác biệt ở đây là 0.2, đây là một con số khá lớn để khẳng định sau can thiệp mức độ hiểu biết của học sinh về phòng tránh TNTT của học sinh trường Quang Trung sau can thiệp cao hơn trước đó.
Trong bảng 3.8. ở trên chúng ta sử dụng dòng cuối cùng ứng với trường hợp các phương sai được giả thiết là không bằng nhau và sử dụng giá trị t trong cột dành cho phép thử t đối với sự bằng nhau của các giá trị trung bình ( t – test for Equality of Means). Ở đây, ta có t = 3.63. Giá trị này lớn hơn giá trị tới hạn z/ 2 z0.025 1.96. Vì vậy ta bác bỏ giả thuyết không là mức độ hiểu biết của học sinh về phòng tránh TNTT do bỏng sau can thiệp cao hơn trước can thiệp. Từ kiểm định này, có thể
khẳng định rằng quá trình can thiệp đối với học sinh về kiến thức phòng tránh TNTT do bỏng là có hiệu quả.