Biểu diễn thông tin thống kê trong cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu phân tích thống kê dữ liệu trong điều tra xã hội học (Trang 26 - 27)

Các cơ sở dữ liệu có thể được đo đạc dưới dạng chữ, dạng thứ tự hoặc dạng số liên tục và ta có thể quy về hai dạng chung là định tính và định lượng.

2.2.2.1. Dữ liệu dạng định tính

Là loại thông tin không được thể hiện ở dạng giá trị số mà những thông tin này được thể hiện phù hợp với một hạng hoặc loại nào đó [8].

Ví dụ: Các câu hỏi cho ta thu được thông tin định tính như sau: 1. Giới: 1. Nam 2. Nữ 2. Trình độ học vấn: 1. THCS 2. THPT 3. Trung cấp 4. Cao đẳng/ Đại học 5. Sau đại học

Như vậy các câu hỏi này đã phân loại các câu trả lời. Các câu trả lời là tên của loại đã phân, số liệu thể hiện trong các câu trả lời là thuộc tính và không có giá trị thực. Khi mà thông tin định tính chỉ có 2 sự lựa chọn như câu hỏi 1 về giới hoặc là nam hoặc là nữ thì được gọi là dạng phân đôi. Còn khi có nhiều sự lựa chọn như dạng câu hỏi 2 thì được gọi là phân loại.

Các thông tin định tính còn có thể được thể hiện dưới dạng theo thứ tự. Nếu một thứ tự của các thuộc tính tồn tại bên trong của các thông tin phân loại thì chúng ta gọi đó là có chứa đựng một sắp xếp theo thứ tự và chúng ta có thể minh họa như dạng câu hỏi 2 ở trên.

Việc biểu diễn số liệu dạng định tính được thể hiện dưới hai dạng chính: đó là bằng chữ, thường ít được sử dụng hơn vì có nhiều điểm hạn chế như khó có khả

năng tính toán. Dạng thứ hai là chúng ta thể hiện các thông tin này theo mã số do chúng ta tự quy định, dưới dạng này chúng ta sẽ dễ dàng tính toán khi sử dụng các công cụ thống kê chuyên dụng hay bằng bất kỳ bảng tính nào.

2.2.3.2. Dữ liệu dạng định lượng

Dữ liệu dạng định lượng được thể hiện dễ dàng trong cơ sở dữ liệu và vì nó đã ở dạng số. Chính vì vậy trong quá trình xử lý thông tin này chúng ta không cần phải chuyển đổi hay mã hóa mà có thể làm trực tiếp ngay [8].

2.2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một chỉ tiêu là một đặc trưng nghiên cứu có thể đo được, chẳng hạn như trọng lượng là một tiêu chí và một người cân nặng là 55kg sẽ có cùng con số trọng lượng trong tiêu chí này. Người ta có thể chia các chỉ tiêu nghiên cứu ra làm hai nhóm: chỉ tiêu độc lập và chỉ tiêu phụ thuộc.

Chỉ tiêu độc lập hay còn gọi là các chỉ tiêu giải thích hoặc là chỉ tiêu dự báo vì các chỉ tiêu này thường được sử dụng để giải thích hoặc dự bảo cho kết quả đầu ra chính là các chỉ tiêu phụ thuộc. Các chỉ tiêu độc lập hay phụ thuộc có thể được xác định thông qua việc nghiên cứu về mục đích và nhóm mục tiêu nghiên cứu [8].

Một phần của tài liệu phân tích thống kê dữ liệu trong điều tra xã hội học (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)