Mã hóa các thông tin trong cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu phân tích thống kê dữ liệu trong điều tra xã hội học (Trang 27 - 76)

Mã hóa các thông tin trong cơ sở dữ liệu là vấn đề rất quan trọng và có ảnh hưởng đến việc xử lý tính toán cũng như kết quả của việc tính toán đó. Có nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải mã hóa các thông tin, ở đây chúng ta có thể tạm thời phân ra làm hai loại:

- Mã hóa cho các dữ liệu mang tính định tính.

- Mã hóa cho các thông tin định lượng bị thiếu hoặc vượt trội.

Việc mã hóa này phải được thống nhất từ đầu đến cuối của một cơ sở dữ liệu và phải được ghi chú hay chú thích cẩn thận để tránh nhầm lẫn đáng tiếc ảnh hưởng đến kết quả phân tích sau này [8].

2.2.4.1. Mã hóa các thông tin định tính

Máy tính chỉ có thể phân tích số liệu dưới dạng số nên những thông tin định tính cần phải được mã hóa trong khi nhập số liệu để dễ dàng xử lý sau này [8].

2.2.4.2. Mã hóa các số liệu bị thiếu và vượt trội

Các thông tin bị thiếu được hiểu là các thông tin cần thu thập song do một lý do nào đó mà trong phiếu điều tra không thể hiện kết quả của thông tin này mà theo yêu cầu kỹ thuật nó phải có thông tin. Quá trình thông tin bị thiếu có thể do nhiều lý do khác nhau, nhưng có hai nguyên nhân chính đó là: thiếu thông tin do người đi điều tra và thiếu thông tin do đối tượng điều tra [8].

Các thông tin vượt trội được hiểu là các thông tin này có giá trị khác so với giá trị thường gặp hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Việc xác định các thông tin vượt trội này cần phải có sự kiểm tra cẩn thận. Trước khi xác định đây là một thông tin vượt trội chúng ta cần phải kiểm tra lại trong thực tế, nếu đó là giá trị thực mà trong quá trình điều tra đã kiểm tra kỹ, thì việc chúng ta phải chấp nhận thông tin này là điều đương nhiên. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc điều tra mà chúng ta không trực tiếp hoặc không đảm bảo, không tin tưởng rõ vào thông tin vượt trội đó có là sự thật hay không thì chúng ta sẽ liệt thông tin này vào dạng số liệu vượt trội [8].

Việc xử lý các thông tin bị thiếu và vượt trội được tiến hành như nhau, do vậy trong việc mã hóa cũng sẽ tiến hành tương tự như nhau, tức là ta sẽ coi các giá trị vượt trội như là các giá trị bị thiếu trong cơ sở dữ liệu.

Để mã hóa các thông tin bị thiếu và vượt trội chúng ta cần phải tuân theo một số quy định như sau:

Quy định 1: Không bao giờ được phép để các ô trống trong trường hợp

những số liệu bị thiếu kể cả trong phiếu điều tra và trong cơ sở dữ liệu. Nhưng số liệu bị khuyết đi phải được mã hóa trong bảng tính bởi các lý do sau:

- Một khoảng trống có thể chỉ ra một sai sót nào đó trong quá trình điều tra hoặc là vào số liệu mà chúng ta chưa biết nhưng trong thực tế là nó bị thiếu, do vậy chúng ta không mã hóa sẽ dẫn tới việc chúng ta bị mất nhiều thời gian để kiểm tra lại sai sót đó.

- Một vài phần mềm xử lý không phân biệt giữa khoảng trống và giá trị bằng 0 cho nên có thể ngầm định rằng giá trị đó bằng 0 và như vậy là kết quả sẽ bị sai lệch so với thực tế.

Quy định 2: Một ô số liệu bị thiếu nên được mã hóa bằng một giá trị âm, nó

cũng cho biết lý do của việc thiếu số liệu đó. Lý do của quy định này như sau: - Nó cho phép loại các chỉ tiêu này trong xử lý bởi các công thức lọc dữ liệu. - Nó có thể cho phép xử lý các thông tin bị thiếu này tùy thuộc vào lý do tại

sao bị thiếu dữ liệu, ví dụ nếu việc thiếu thông tin đó là do họ không cung cấp thông tin hay không có các thông tin đó để cung cấp cho chúng ta [8].

2.2.5. Xác định và xử lý các giá trị bị thiếu và vƣợt trội trong cơ sở dữ liệu

Các thông tin bị thiếu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thiếu do quá trình thu thập thông tin hay thiếu do quá trình nhập thông tin. Nếu thông tin bị thiếu là do quá trình điều tra, chúng ta cần phải làm rõ việc bị thiếu thông tin là do người được phỏng vấn hay do người đi phỏng vấn. Nếu thông tin bị thiếu là do quá trình nhập dữ liệu thì chúng ta cần phải kiểm tra lại và bổ xung thông tin đó ngay trong quá trình kiểm tra [8].

Các thông tin vượt trội có nhiều dạng khác nhau, về cơ bản chúng ta có thể phân biệt các kiểu giá trị vượt trội như sau:

- Các chỉ tiêu đơn lẻ vượt trội: sự lệch của các giá trị đơn lẻ.

- Vượt trội của nhiều chỉ tiêu đồng thời: sự sai lệch vượt trội của mối quan hệ. Để xác định các giá trị vượt trội chúng ta cần phải so sánh với các tỷ lệ hoặc các giá trị đã có từ trước, điều này đòi hỏi phải có kinh nghiệm hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng các công cụ thống kê truyền thống để xác định như dùng các kiểm định theo phân bố chuẩn hay phân tích sai số.

Việc xử lý các giá trị vượt trội và bị thiếu là như nhau, trước khi chúng ta đưa bất kỳ một thông tin nào vào thay thế cho các vị trí bị thiếu hay vượt trội này chúng ta cần phải tiến hành theo các bước cụ thể sau:

1. So sánh, đối chiếu với phiếu điều tra gốc: nếu không phải lỗi do việc vào số liệu thì chúng ta chuyển sang bước 2.

2. Kiểm tra tính đúng đắn của thông tin: Nếu như xác suất xác định rằng giá trị vượt trội hoặc bị trống đó có thể là giá trị đúng thì ta giữ nguyên nó trong cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, trong trường hợp giá trị bị thiếu đó là đúng thì chúng ta cần phải

có những ký hiệu riêng hay mã hóa riêng để tránh hiểu lầm giữa giá trị bị thiếu do không thu được thông tin hay không có thông tin đó.

Trong trường hợp chúng ta xác định được giá trị đó là không đúng thì chúng ta sẽ mã hóa nó như một giá trị bị thiếu để bổ sung.

Trong trường hợp thứ hai chúng ta cần phải xác định được giá trị thay thế cho nó theo các phương pháp như sau:

(1) Phương pháp thay thế (cho các số hiệu đơn lẻ): phương pháp này có lợi thế là có thể sử dụng các phương pháp chuẩn để tính toán nhưng hạn chế là không tính đến việc gia tăng rủi ro khi sử dụng các giá trị thay thế đó. Để tiến hành theo phương pháp này chúng ta có thể sử dụng các giá trị sau đây để thay thế cho giá trị bị thiếu:

- Dùng giá trị bình quân hay trung vị.

- Lựa chọn một giá trị ngẫu nhiên của các mẫu số có thể so sánh được ở ngay trong cuộc điều tra.

- Lựa chọn một giá trị ngẫu nhiên của các mẫu ở trong một điều tra khác. - Sử dụng giá trị của mẫu liền kề với nó.

(2) Dùng giá trị hồi quy (nếu như số liệu bị thiếu có mối quan hệ với nhiều chỉ tiêu khác).

Sử dụng các phương pháp khác nhau hoàn toàn tùy thuộc vào thực tế khả năng đáp ứngTrong trường hợp mà có mối liên hệ thì chúng ta áp dụng phương pháp hồi quy. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vào việc thay thế các giá trị vượt trội hoặc bị thiếu, điều này chỉ diễn ra với một số lượng rất nhỏ các chỉ tiêu và quan sát. Cách tốt nhất để có cơ sở dữ liệu đáng tin cậy là điều tra bổ sung [8].

2.3. Ƣớc lƣợng 2.3.1. Khái niệm

Một ước lượng điểm của một tham số là một thống kê tính được từ các quan sát trong một mẫu ngẫu nhiên. Thống kê này được sử dụng để ước lượng giá trị của tham số cần nghiên cứu.

Một ước lượng điểm cho một tham số có mức độ tin cậy như thế nào? Để có thể tin tưởng được trong thực tiễn cũng như trong lý luận thì một suy luận liên quan đến một tham số không chỉ có một ước lượng điểm mà chúng ta còn phải đánh giá xem ước lượng này so với giá trị đúng của quần thể chính xác đến mức độ nào. Điều này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng các đặc trưng của phân bố lấy mẫu của thống kê mà chúng ta đã dùng để ước lượng điểm [2].

2.3.2. Ƣớc lƣợng một trung bình quần thể

2.3.2.1. Trường hợp mẫu lớn

Thuật ngữ mẫu lớn dùng để chỉ các mẫu có cỡ đủ lớn để có thế áp dụng định lý Giới hạn trung tâm như sau [2]:

Nếu cỡ của mẫu đủ lớn thì trung bình xcủa một mẫu được rút ngẫu nhiên từ một quần thể có một phân bố lấy mẫu xấp xỉ dạng chuấn cho dù phân bố tần suất tương đối của quần thể ở dạng nào. Khi cỡ của mẫu tăng thì phân bố lấy mẫu càng gần với dạng chuẩn hơn.

Tính chất của phân bố lấy mẫu x: Nếu x là trung bình của một mẫu ngẫu nhiên cỡ n được rút ra từ một quần thể có trung bình µ và độ lệch chuẩn σ, thì:

- Phân bố lấy mẫu của x có trung bình bằng trung bình của quần thể mà từ đó mẫu được rút. Tức là, nếu chíng ta gọi xlà trung bình của phân bố lấy mẫu của x thì x = µ.

- Phân bố lấy mẫu của x có độ lệch chuẩn bằng độ lệch chuẩn của quần thể mà từ đó mẫu được rút chia cho căn bậc hai của cỡ mẫu. Tức là, nếu chúng ta ký hiệu xlà độ lệch chuẩn của phân bố lấy mẫu của x thì x

n

  .

Cỡ của mẫu sẽ xác định hình dáng của phân bố lấy mẫu x. Nếu cỡ đủ lớn thì phân bố lấy mẫu sẽ có dạng gần chuẩn. Một khoảng tin cậy cho một tham số là một khoảng mà chúng ta mong muốn giá trị đúng của tham số quần thể sẽ được chứa trong đó. Các điểm mút của khoảng này sẽ được tính trên cơ sở các thông tin của mẫu [2].

Chú ý rằng, trong thực tế chúng ta thường không biết giá trị đúng của µ và cũng không lặp đi lặp lại nhiều lần việc lấy mẫu mà chúng ta chỉ cần chọn một mẫu và xây dựng khoảng tin cậy 95% dựa trên mẫu đã chọn.

Hệ số tin cậy là tỷ lệ số lần một khoảng tin cậy chứa giá trị đúng của tham số quần thể khi thủ tục xây dựng khoảng tin cậy được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Khoảng tin cậy (1)100% với mẫu lớn cho trung bình quần thể              n z x z x /2 x /2

trong đó z/2 là giá trị z xác định một miền đuôi phải có diện tích bằng /2 ,  là độ lệch chuẩn của quần thể được rút mẫu, n là cỡ của mẫu, và x là giá trị của trung bình mẫu.

Giả thiết: n 30

[Khi không biết giá trị của , thì độ lệch chuẩn mẫu sẽ được sử dụng để thay thể cho trong công thức tính khoảng tin cậy. Sự thay thế gần đúng này là hoàn toàn chấp nhận được khi n 30.] [2].

Mối quan hệ giữa độ rộng của khoảng tin cậy và hệ số tin cậy

Đối với một cỡ mẫu đã cho thì độ rộng của khoảng tin cậy cho một tham số nào đó của quần thể sẽ tăng lên khi hệ số tin cậy tăng. Cụ thể hơn là, khoảng tin cậy phải trở nên rộng hơn để chúng ta có thể tin tưởng nhiều hơn rằng nó sẽ chứa giá trị đúng của tham số quần thể [2].

Quan hệ giữa độ rộng của khoảng tin cậy và cỡ mẫu

Đối với một hệ số tin cậy cố định thì độ rộng của khoảng tin cậy sẽ giảm đi khi cỡ của mẫu tăng lên. Tức là, các mẫu lớn hơn cung cấp nhiều thông tin hơn về quần thể so với các mẫu nhỏ hơn [2].

2.3.2.2. Trường hợp mẫu nhỏ

1. Vì định lý giới hạn trung tâm chỉ có thể áp dụng được cho các mẫu lớn, nên chúng ta không thể giả thiết rằng phân bố lấy mẫu của x là xấp xỉ dạng chuẩn. Đối với các mẫu nhỏ, phân bố lấy mẫu của x phụ thuộc vào hình dạng của phân bố tần suất tương đối của quần thể được rút mẫu.

2. Độ lệch chuẩn mẫu s có thể không xấp xỉ thoả đáng độ lệch chuẩn quần thể  khi cỡ của mẫu bé.

Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện kỹ thuật ước lượng dựa trên các mẫu nhỏ nếu ta có thể có được giả thiết sau:

Giả thiết đòi hỏi cho việc ƣớc lƣợng dựa trên các mẫu nhỏ (n < 30)

Quần thể rút mẫu có phân bố xấp xỉ dạng chuẩn

Nếu giả thiết này là chắc chắn thì chúng ta có thể một lần nữa sử dụng x như một ước lượng điểm cho , và dạng tổng quát của một khoảng tin cậy dựa trên mẫu nhỏ đối với  được định nghĩa như sau:

Khoảng tin cậy dựa trên mẫu nhỏ đối với         n s t x /2

trong đó phân bố của t dựa trên (n -1) bậc tự do.

2.3.3. Ƣớc lƣợng tỷ lệ của một quần thể

Trong mục này chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp ước lượng tỷ lệ nhị thức, tức là tỷ lệ các phần tử của một quần thể có một đặc tính nào đó. Ví dụ, một nhà nhân khẩu học có thể sẽ quan tâm đến tỷ lệ của số phụ nữ có chồng; một bác sỹ có thể quan tâm đến tỷ lệ của số người mắc bệnh lao trong một thành phố. Vấn đề của chúng ta là làm thế nào để ước lượng được một tỷ lệ nhị thức p dựa trên các thông tin có được từ một mẫu được rút ra từ một quần thể [2].

Phân bố lấy mẫu của pˆ

Đối với các mẫu đủ lớn thì phân bố lấy mẫu của pˆcó dạng xấp xỉ dạng chuẩn với

Độ lệch chuẩn là: n pq pˆ   trong đó q = 1- p.

Một khoảng tin cậy cho p dựa trên mẫu lớn có thể được xây dựng bằng một thủ tục tương tự như thủ tục đã sử dụng để ước lượng một trung bình quần thể [2].

Khoảng tin cậy mẫu lớn (1)100% cho một tỷ lệ quần thể p

n q p z p z p p ˆˆ ˆ ˆ /2ˆ   /2

trong đó pˆ là tỷ lệ mẫu của các quan sát với đặc tính cần nghiên cứu, và qˆ1pˆ.

Chú ý rằng, chúng ta phải thay pˆ và qˆ vào công thức vào công thức của

n pq pˆ  /

 để xây dựng khoảng tin cậy. Việc xấp xỉ này sẽ hợp lý chừng nào cỡ mẫu n còn đủ lớn [2].

2.3.4. Ƣớc lƣợng sự khác nhau giữa hai trung bình quần thể

Trong trường hợp ước lượng một trung bình quần thể với mẫu lớn 2.3.2.1, chúng ta đã biết cách ước lượng tham số  dựa trên một mẫu lớn được rút từ một quần thể. Trong mục này, chúng ta sẽ nghiên cứu một kỹ thuật sử dụng thông tin trong hai mẫu khác nhau để ước lượng sự khác nhau giữa hai trung bình quần thể.

Phân bố lấy mẫu của (x1 x2)

Đối với các cỡ mẫu đủ lớn (n1 và n230), thì phân bố lấy mẫu của

)

(x1x2 dựa trên các mẫu ngẫu nhiên độc lập được rút từ hai quần thể sẽ có dạng xấp xỉ chuẩn với Trung bình là: ( ) ( 1 2) 2

Một phần của tài liệu phân tích thống kê dữ liệu trong điều tra xã hội học (Trang 27 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)