Kết quả của cuộc nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích thống kê dữ liệu trong điều tra xã hội học (Trang 51 - 76)

Áp dụng thống kê mô tả, mô tả thực trạng về tỷ lệ tai nạn và kiến thức, hành vi phòng chống TNTT của học sinh phổ thông trên cả hai trường phổ thông trước can thiệp. Sau can thiệp, dựa trên thống kê mô tả, so sánh sự thay đổi về tỷ lệ tai nạn, kiến thức phòng tránh TNTT giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Thông qua kết quả này đưa ra kết luận như sau:

* Kiến thức, hành vi phòng chống tai nạn thƣơng tích của học sinh THCS Thành phố Thái Nguyên

- Tỷ lệ TNTT ở học sinh là 6,5% (trường THCS Quang Trung là 6,4% và THCS Chu Văn An là 6,6%).

- Nguyên nhân chủ yếu gây TNTT ở học sinh là do ngã (56,0%) và tai nạn giao thông (14,3%).

- Kiến thức và kỹ năng phòng chống TNTT tốt ở trường THCS Quang Trung là 83,6% và 79,7%; ở trường THCS Chu Văn An tương ứng là 82,7% và 82,6%.

* Hiệu quả mô hình phòng chống TNTT tại trƣờng THCS Quang Trung, TP Thái Nguyên

- Xây dựng được đội ngũ tuyên truyền viên là học sinh có kỹ năng tốt về sơ cứu TNTT đạt từ 86,7% trở lên.

- Tỷ lệ TNTT giảm gấp 2 lần trường đối chứng, từ 6,4% xuống 5,0.

- Kiến thức, kỹ năng phòng chống TNTT của học sinh được cải thiện: tỷ lệ học sinh có kiến thức tốt tăng lên 87,4%. Trong đó, kiến thức và kỹ năng phòng chống TNTT do ngã và tai nạn giao thông được cải thiện rõ rệt nhất [1].

Với kết quả nghiên cứu như trên, người nghiên cứu đã bám sát với mục tiêu ban đầu của họ, tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện các phương pháp thống kê suy luận để đưa ra các kết quả mới như ước lượng về trung bình tổng thể, hoặc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

3.3. Sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng các tham số rút ra từ quần thể

Trong nghiên cứu trên, người ta chỉ xét đến mối quan hệ tương quan giữa hai trường can thiệp và đối chứng, thông qua đó họ đánh giá chất lượng của mô hình can thiệp đối với học sinh phổ thông. Các kết quả thu được chủ yếu là áp dụng thống kê mô tả để so sánh sự sai khác giữa hai nhóm. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu thêm một phương pháp nữa được dùng trong thống kê đó là ước lượng. Thông qua phương pháp này chúng ta sẽ áp dụng phương pháp này trên bộ số liệu mẫu để tìm khoảng tin cậy cho một tham số tổng thể.

3.3.1. Ƣớc lƣợng về sự hiểu biết trung bình của học sinh phổ thông về phòng tránh TNTT do bỏng.

Trong thực tế, chúng ta thường không biết giá trị đúng của µ và cũng không thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần việc lấy mẫu. Chúng ta thường xây dựng một khoảng tin cậy 95% dựa trên các mẫu đã chọn. Với Q18 trong bộ dữ liệu, chúng ta sẽ tiến hành ước lượng một trung bình quần thể dựa trên ứng dụng phần mềm SPSS để phân tích thống kê.

Q18. Để phòng tránh BỎNG chúng ta cần làm gì?

(có thể chọn nhiều câu trả lời)

a. Không chơi, nghịch lửa.

b.Không chơi nghịch bên hố vôi mới tôi. c. Không với bát thức ăn nóng để trên cao. d.Ăn thức ăn quá nóng.

e. Khi thấy diêm, bật lửa để bừa bãi cất chúng lên cao. f. Để lửa, chất cháy gần xăng dầu.

88. Khác (ghi rõ) ………. 99. Không biết/không nhớ

Học sinh chọn mỗi câu trả lời đúng được thêm 1 điểm, trả lời sai bị trừ đi 1 điểm. Điểm cao nhất là 4, điểm thấp nhất là -2. Sau đây là kết quả phân tích sử dụng phần mềm SPSS của học sinh trước can thiệp:

Bảng 3.1. Tỷ lệ học sinh có hành vi đúng về TNTT do bỏng trước can thiệp

Quang Trung Chu Van An Tổng số

-2 0 0% 1 0.1% 1 0.1% -1 0 0% 1 0.1% 1 0.1% 0 26 3.2% 40 4.3% 66 3.8% 1 96 11.8% 78 8.3% 174 10.0% 2 133 16.4% 110 11.8% 243 13.9% 3 223 27.5% 276 29.5% 499 28.6% 4 333 41.1% 429 45.9% 762 43.6% Tổng số 811 100.0% 935 100.0% 1746 100.0%

Qua kết quả trên chúng ta nhận thấy trước can thiệp tỷ lệ về học sinh có hành vi đúng về phòng tránh TNTT do bỏng là khá cao. Với khoảng tin cậy 95%, tìm khoảng tin cậy cho trung bình một quần thể qua ứng dụng phần mềm SPSS ta thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Bảng kết quả khoảng tin cậy cho trung bình quần thể chung cho toàn thể mẫu.

Statistic Std. Error

Mean 2.98 .028

95% Confidence Interval for Mean

Lower Bound 2.93 Upper Bound 3.03 5% Trimmed Mean 3.08 Median 3.00 Variance 1.338 Std. Deviation 1.157 Minimum -2 Maximum 4 Range 6 Interquartile Range 2 Skewness -1.000 .059 Kurtosis .137 .117

Trung bình mẫu cho quần thể (nhận thức chung của học sinh cả hai trường) là 2.98 và độ lệch chuẩn mẫu là 0.028. Khoảng tin cậy 95% cho trung bình quần thể là: (2.93;3.03). Khoảng này có chứa 2.98 là trung bình đúng của quần thể.

Tương tự như trên, ta thử tăng độ tin cậy 98%, ta thu được giá trị trung bình là 2.98 và độ lệch chuẩn là 0.028. Khoảng tin cậy 98% cho trung bình quần thể là: (2.91;3.04). Khoảng này có độ rộng lớn hơn so với khoảng tin cậy 95%.

Qua bảng 3.2 ta có thể nhận thấy là sự hiểu biết của học sinh trước can thiệp về phòng tránh TNTT do bỏng là cao, với giá trị trung bình xấp xỉ là 3, với thang điểm cao nhất là 4 và thấp nhất là -2.

Dưới đây, chúng ta tính trung bình mẫu cho từng trường với độ tin cậy 95% thu được bảng như sau:

Bảng 3.3. Bảng mô tả về trung bình quần thể về kiến thức phòng tránh TNTT trước can thiệp và sau can thiệp của trường Quang Trung

Trường Statistic Std. Error

Trước can thiệp

Mean 2.91 .041

95% Confidence Interval for Mean

Lower Bound 2.83 Upper Bound 2.99 5% Trimmed Mean 3.00 Median 3.00 Variance 1.331 Std. Deviation 1.154 Minimum 0 Maximum 4 Range 4 Interquartile Range 2 Skewness -.798 .086 Kurtosis -.400 .171 Sau can thiệp Mean 3.11 .035 95% Confidence Interval for Mean

Lower Bound 3.04 Upper Bound 3.18 5% Trimmed Mean 3.18 Median 3.00 Variance .870 Std. Deviation .933 Minimum -1 Maximum 4 Range 5 Interquartile Range 1 Skewness -.841 .092 Kurtosis .185 .184

Từ bảng thu được ta nhận thấy giá trị trung bình về mức độ hiểu biết về phòng tránh TNTT do bỏng của học sinh trường Quang Trung trước can thiệp là 2.91 thấp hơn sau can thiệp là 3.11. Độ lệch chuẩn của trước can thiệp là 0.041 cao hơn sau can thiệp là 0.035. Từ đó dễ dàng nhận thấy giá trị khoảng tin cậy của giá trị trung bình về sự hiểu biết về phòng tránh TNTT do bỏng của học sinh trường

bình về sự hiểu biết về phòng tránh TNTT do bỏng của học sinh trường Quang Trung sau can thiệp. Tiếp theo đây, đây chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về sự khác nhau về mức độ hiểu biết trung bình của học sinh Quang Trung trước và sau can thiệp về phòng tránh TNTT do bỏng.

3.3.2. Ƣớc lƣợng sự khác nhau về sự hiểu biết trung bình của học sinh trƣớc và sau can thiệp

Chúng ta cần so sánh mức độ hiểu biết của học sinh sau can thiệp có tiến bộ hơn so với trước đó hay không? Chúng ta sử dụng phần mềm SPSS để trả lời cho câu hỏi này, thu được bảng kết quả như sau:

Bảng 3.4. Kết quả tìm khoảng tin cậy cho sự khác nhau giữa hai trung bình mẫu với độ tin cậy 95%

Levene's Test for Equality

of Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed ) Mean Differen ce Std. Error Differen ce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Equal variances assumed 35.576 .000 3.571 1511 .000 .195 .054 .088 .301 Equal variances not assumed 3.626 1504.134 .000 .195 .054 .089 .300

Tại dòng cuối của bảng này là trường hợp giả thiết các phương sai không bẳng nhau, sai khác giữa hai trung bình quần thể của học sinh trường Quang Trung trước can thiệp và sau can thiệp là 0.195. Sự chênh lệch này nằm trong khoảng (0.089; 0.30) với độ tin cậy là 95%. Nghĩa là chúng ta có thể tin rằng trước can thiệp, với độ tin cậy 95%, sự hiểu biết trung bình về kiến thức phòng tránh TNTT

do bỏng của học sinh Quang Trung sau can thiệp cao hơn so với trước đó ít nhất là 8,9 % đến 30%.

Chúng ta thử lại phép ước lượng này với độ tin cậy cao hơn là 98% ta thu được bảng 3.5 dưới đây. Lúc này độ chênh lệch nằm trong khoảng (0.07;0.32), nghĩa là chúng ta có thể tin tưởng tới mức 98% là sau can thiệp, sự chênh lệch giữa hai trung bình quần thể của học sinh Quang Trung về phòng tránh TNTT do bỏng trước can thiệp và sau can thiệp nằm trong khoảng (0.07;0.32).

Bảng 3.5. Kết quả tìm khoảng tin cậy cho sự khác nhau giữa hai trung bình mẫu với độ tin cậy 98%

Levene's Test for Equality of

Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed ) Mean Differe- -nce Std. Error Differe- -nce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Equal variances assumed 35.576 .000 3.571 1511 .000 .195 .054 .068 .321 Equal variances not assumed 3.626 1504.134 .000 .195 .054 .070 .320

3.3.3. Ƣớc lƣợng tỷ lệ học sinh bị TNTT trên tổng số học sinh

Ở đây chúng ta sẽ áp dụng phương pháp ước lượng nhị thức, tức là tỷ lệ của các phần tử của quần thể có một đặc tính nào đó. Ở đây, chúng ta sẽ quan tâm đến tỷ lệ học sinh bị TNTT trước can thiệp.

Chúng ta tiến hành với một ước lượng nhỏ đó là tỷ lệ học sinh bị TNTT trên tổng số học sinh. Chúng ta gọi tỷ lệ mẫu này là pˆ. Với pˆ = số học sinh bị TNTT/ tổng số học sinh. Thông qua phép tính tần suất ta có bảng như sau:

Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh bị TNTT Số lượng Phần trăm Có 114 6.5 Không 1436 82.2 Không nhớ 196 11.2 Tổng 1746 100.0

Dựa vào bảng trên ta có pˆ = 114/1746 = 0.065. Tức là có 6.5% học sinh bị TNTT; giá trị pˆ=0.065 được xem là ước lượng thời điểm này của tỷ lệ quần thể p.

Chúng ta tiến hành xây dựng khoảng tin cậy 95% cho p – tỷ lệ học sinh bị TNTT trong toàn bộ các học sinh phổ thông.

Từ đó ta có 1-α = 0.95; α = 0.05; α/2 = 0.025. Và giá trị của z là z0.025 = 1,96.

Thay các giá trị này vào công thức

n q p z p z p p ˆˆ ˆ

ˆ /2ˆ   /2 của khoảng tin cậy gần đúng cho p ta được: / 2 ˆ ˆ (0.065)(0.935) ˆ 0.065 1.96 0.065 1746 pq p z n       0.006 hay (0.059; 0.071).

Chúng ta tin tưởng 95% rằng khoảng (0.059,0.071) có chứa tỷ lệ đúng về số học sinh bị TNTT. Hay nói cách khác, tỷ lệ học sinh bị TNTT là tương đối thấp, chỉ trong khoảng 5,9% đến 7,1%. Tương tự như vậy, với khoảng tin cậy là 98%, chúng ta thu được khoảng tin cậy là (0.041;0.079) có chứa tỷ lệ đúng về số học sinh bị TNTT với độ tin cậy là 98%. Như vậy, độ tin cậy tăng, thì khoảng tin cậy của chúng ta sẽ được mở rộng ra.

3.4. Kiểm định giả thuyết

Qua nghiên cứu trên, những người nghiên cứu chưa thực hiện kiểm định giả thuyết. Dưới đây, chúng ta sẽ tiến hành một vài phép kiểm định nhỏ trên phạm vi đề tài, đây là một phương pháp ngoại suy thường dùng trong phân tích thống kê.

Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về kiểm định giả thuyết, một phương pháp suy luận khác dùng trong phân tích thống kê dữ liệu. Các quy trình mà ta xét đến ở đây không phải là ước lượng giá trị của một tham số mà tiến hành một kết luận về nó.

Không giống với ước lượng, kiểm định giả thuyết lại hướng theo một mục tiêu đó là: xác định một bằng chứng được cung cấp bởi dữ liệu để ủng hộ cho một tuyên bố cụ thể nào đó. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về một phương pháp thống kê suy luận nữa đó là kiểm định giả thuyết.

3.4.1. Kiểm định giả thuyết về sự khác nhau về mức độ hiểu biết trung bình của học sinh về phòng tránh TNTT do bỏng trƣớc và sau can thiệp. của học sinh về phòng tránh TNTT do bỏng trƣớc và sau can thiệp.

Với phương pháp nghiên cứu can thiệp có đối chứng, chúng ta tiến hành kiểm định về mức độ hiểu biết trung bình về phòng tránh TNTT do bỏng sau can thiệp của nhóm can thiệp có thay đổi hay không?. Giả thiết rằng, sau quá trình can thiệp, mức độ hiểu biết trung bình của học sinh trường Quang Trung trước và sau can thiệp không có sự thay đổi.

µ1: mức độ hiểu biết trung bình của học sinh trường Quang Trung về phòng tránh TNTT trước can thiệp.

µ2: mức độ hiểu biết trung bình của học sinh trường Quang Trung về phòng tránh TNTT sau can thiệp.

Giả thiết rằng quá trình can thiệp không có hiệu quả gì đáng kể, nghĩa là mức độ hiểu biết của học sinh trường Quang Trung về phòng tránh TNTT do bỏng trước và sau can thiệp là như nhau.

- H0: (µ1 - µ2) = 0 (nghĩa là µ1 = µ2; không có sự khác nhau giữa mức độ hiểu biết trung bình của học sinh trường Quang Trung về phòng tránh TNTT do bỏng trước và sau can thiệp).

- H1: (µ1 - µ2) < 0 ( nghĩa là µ1 < µ2; mức độ hiểu biết trung bình của học sinh trường Quang Trung trước can thiệp thấp hơn so với mức độ hiểu biết trung bình của học sinh Quang Trung sau can thiệp).

Sử dụng SPSS để kiểm định giả thuyết này, ta chạy file TNTT_sau_CT.SPSS với độ tin cậy α = 0.05 ta thu được bảng kết quả như sau:

Bảng 3.7. Kết quả các nhóm thống kê (Group Statistics)

Trường N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Q18 Sau can thiệp 702 3.11 .933 .035

Bảng 3.8. Kết quả kiểm định về mức độ hiểu biết trung bình về phòng tránh TNTT do bỏng của học sinh trước và sau can thiệp

Levene's Test for Equality

of Variances

t-test for Equality of Means

F Sig . t df Sig. (2- tailed ) Mean Differe- -nce Std. Error Differe- -nce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Q18 Equal variances assumed 35.576 .000 3.57 1511 .000 .195 .054 .088 .301 Equal variances not assumed 3.63 1504.134 .000 .195 .054 .089 .300

Trong bảng 3.7. ta có trường Quang Trung trước can thiệp có 811 học sinh, sau can thiệp là 702 học sinh. Mức độ hiểu biết trung bình của hai nhóm này về phòng tránh TNTT do bỏng tương đối khác nhau, trước can thiệp là 2.91 và sau can thiệp là 3.11. Sự khác biệt ở đây là 0.2, đây là một con số khá lớn để khẳng định sau can thiệp mức độ hiểu biết của học sinh về phòng tránh TNTT của học sinh trường Quang Trung sau can thiệp cao hơn trước đó.

Trong bảng 3.8. ở trên chúng ta sử dụng dòng cuối cùng ứng với trường hợp các phương sai được giả thiết là không bằng nhau và sử dụng giá trị t trong cột dành cho phép thử t đối với sự bằng nhau của các giá trị trung bình ( t – test for Equality of Means). Ở đây, ta có t = 3.63. Giá trị này lớn hơn giá trị tới hạn z/ 2 z0.025 1.96. Vì vậy ta bác bỏ giả thuyết không là mức độ hiểu biết của học sinh về phòng tránh TNTT do bỏng sau can thiệp cao hơn trước can thiệp. Từ kiểm định này, có thể

khẳng định rằng quá trình can thiệp đối với học sinh về kiến thức phòng tránh TNTT do bỏng là có hiệu quả.

3.4.2. Kiểm định giả thuyết về tỷ lệ học sinh bị TNTT trên tổng số học sinh

Chúng ta tiến hành kiểm định tỷ lệ số học sinh bị TNTT trên tổng số học

Một phần của tài liệu phân tích thống kê dữ liệu trong điều tra xã hội học (Trang 51 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)