Cấu trúc tuổi của quần thể

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố của cá đối lá (mugil kelaartii gunther, 1861) ở sông gianh, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 80)

Phân tích vẩy của 325 cá thể, đã xác định được thành phần tuổi của cá Đối lá ghi ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Cấu trúc tuổi của quần thể cá Đối lá

Nhóm tuổi Chiều dài L (mm) Khối lượng W (g) N L dao động L(TB) W dao động W (TB) n % 0+ 52 - 125 86 11 - 48 23,8 49 15,07 1+ 90 - 175 125 32 - 108 42,65 134 41,23 2+ 145 - 205 185 67 - 138 112,8 82 25,23 3+ 158 - 287 205,5 102 - 168 132,85 60 18,47 Tổng 52 - 287 150,375 11 - 168 78,025 325 100

Qua bảng 4.2 cho thấy cá Đối lá sống ở sông Gianh – Quảng Bình bao gồm 4 nhóm tuổi. Tuổi cao nhất của cá là 3+ và thấp nhất là tuổi 0+. Số lượng chiếm ưu thế thuộc về nhóm tuổi 1+, chiếm 41,23% tổng số. Nhóm này có chiều dài dao động từ 90 – 175mm, ứng với khối lượng 32 – 108g. Nhóm tuổi 2+ có chiều dài dao động từ 145 – 205mm, ứng với khối lượng 67 – 138g, chiếm 25,23% tổng số. Nhóm cá trên ba tuổi (3+) có số lượng thấp nhất, chiếm 18,47% kích thước nhóm cá này đạt 158 – 287mm và khối lượng tương ứng là 102 – 168g. Bảng 4.2 còn cho thấy các cá thể có nhóm kích thước nhỏ, chiều dài 52 – 125mm và khối lượng 11 – 48g thuộc nhóm cá chưa đầy một năm tuổi. Sống trong tự nhiên sau một năm tuổi đã đạt kích thước trung bình là 125mm và khối lượng trung bình tương ứng là 42,65g. Cấu trúc tuổi của cá đơn giản và phù hợp với kích thước cá thể nhỏ của quần thể.

Cá đối lá khai thác ở sông Gianh tỉnh Quảng Bình chủ yếu nằm ở nhóm tuổi 1+(hình 4.2). Đây là nhóm cá có kích thước nhỏ, cho chất lượng và giá trị thương phẩm không cao, đa số chưa thành thục sinh dục hoặc chỉ tham gia sinh sản lần đầu, là nguồn bổ sung quan trọng cho đàn cá bố mẹ trong thời gian tới, nhằm đảm bảo quá

trình tái sản xuất quần thể của đàn cá trong tự nhiên. Với tình trạng khai thác như hiện nay, sẽ làm giảm nguồn giống tự nhiên bổ sung cho quần thể.

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ (%) số lượng cá thể cả cá Đối lá theo từng nhóm tuổi. 4.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Đối lá

Căn cứ vào các số đo chiều dài cá thu được và kích thước vẩy tương ứng để tính ngược tốc độ sinh trưởng của cá Đối lá theo Rosa Lee (1920).

Giải phương trình thực nghiệm của Rosa Lee có được hệ số a của cá Đối lá là 12mm. Đó là kích thước của cá khi bắt đầu hình thành vẩy.

Phương trình tính ngược sinh trưởng cá Đối lá theo Rosa Lee có dạng:

Dựa vào phương trình tính ngược sinh trưởng về chiều dài trên, ta có thể xác định được mức tăng trưởng chiều dài của cá Đối lá hằng năm. Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình hằng năm của cá Đối lá thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng hằng năm về chiều dài của cá Đối lá

Tuổi Giới tính

Sinh trưởng chiều dài trung bình hằng năm

(mm)

Mức tăng chiều dài trung bình hằng năm (mm/ %) N L1 L2 L3 T1 T2 T3 mm % mm % 0+ 49 1+ Đực 115 115 73 Cái 119 119 61 2+ Đực 107 149 107 42 28,2 44 Cái 116 163 116 47 28,8 38 3+ Đực 102 141 168 102 39 27,7 27 16,1 32 Cái 113 154 179 113 41 26,6 25 14,0 28 Trung bình 112 151,8 173,5 112 42,3 27,8 26 15,1 325 Qua bảng 4.3 cho thấy tốc độ sinh trưởng về chiều dài ở năm đầu rất nhanh, bình quân trong năm đầu cá đạt 112mm chiều dài, các năm sau giảm dần. Năm thứ hai cá tăng 42,3mm, chỉ tăng được 27,8% so với năm đầu và năm thứ ba tăng 26mm, đạt 15,1% so với năm một tuổi. Sự tăng trưởng chiều dài giảm nhanh ở năm thứ ba, chứng tỏ trong tự nhiên cá ba năm tuổi đã gần đạt kích thước tối đa của loài. Điều này phù hợp với quy luật tăng trưởng của các loài cá nói chung, cá tăng trưởng liên tục trong đời sống cá thể nhưng tốc độ tăng chiều dài chậm dần theo thời gian. Sự gia tăng nhanh về kích thước trong năm đầu đời giúp cá tránh được sự săn mồi của vật dữ.

Tốc độ sinh trưởng và mức tăng trưởng của cá cái thường lớn hơn cá đực trong cùng một nhóm tuổi. Điều này phù hợp với tương quan chiều dài và khối lượng của cá. Cùng một nhóm kích thước, cá cái thường có khối lượng lớn hơn cá đực.

Dựa vào những số liệu thu được, chúng tôi xác định được các thông số sinh trưởng về chiều dài và khối lượng (bảng 4.4), từ các thông số này phương trình sinh trưởng của cá theo Von Bertalanfly có dạng:

- Về chiều dài: Lt = 307,7 [ 1 - e-0,271(t+1,1439) ]

Bảng 4.4. Các thông số sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Đối lá

Các thông số

sinh trưởng Về chiều dài Về khối lượng

L∞ (mm), W∞ (g) 307,7 263,3

k 0,271 0,0768

t0 - 1,1439 - 0,2264

Các thông số sinh trưởng ở bảng 4.4 cho thấy, cá Đối lá có thể đạt chiều dài cơ thể lớn nhất là 307,7mm, với khối lượng cơ thể tối đa là 263,3g. Từ phương trình Von Bertalanfly cho thấy hệ số phân hóa lượng Protein trong cơ thể về chiều dài (k = 0,271) lớn hơn về khối lượng (k = 0,0768). Như vậy cá Đối lá có tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn khối lượng.

4.2. ĐẶC TÍNH DINH DƯỠNG CỦA CÁ ĐỐI LÁ

4.2.1. Thành phần thức ăn của cá Đối lá

Nguồn thức ăn của sinh vật nói chung và cá nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định số lượng và sinh vật lượng quần thể. Sự biến động cơ sở thức ăn ảnh hưởng đến mùa thu hoạch, mức sinh trưởng, thời gian chín muồi sinh dục, chu kỳ sống của sinh vật. Chính vì vậy nghiên cứu thức ăn của cá có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn của nghề cá, giúp cho nghề cá giải quyết được những vấn đề về dinh dưỡng của cá, biến động số lượng cá khai thác,...

Thành phần thức ăn của mỗi loài cá thường không giống nhau, và trong cùng một loài ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển cũng không giống nhau. Do đó, chúng tôi chia mẫu cá thu được theo 3 nhóm kích thước dựa trên chiều dài của cá lớn nhất và nhỏ nhất, mỗi khoảng cách trong nhóm kích thước là 80mm: 50 -130mm (nhóm nhỏ), 131 - 211mm (nhóm vừa), 212 – 292mm (nhóm lớn). Qua phân tích thức ăn trong dạ dày và ruột của từng nhóm kích thước cá, đã thống kê được 29 nhóm thức ăn khác nhau (bảng 4.3). Trong đó; ngành Tảo Lam (Cyanophyta) 3 đối tượng, ngành Tảo Lục (Chlorophyta) 4 đối tượng, ngành Tảo Silic (Bacillariophyta) chiếm số lượng lớn nhất, với 18 đối tượng chiếm 62,07%. Bên cạnh đó, khi tiến hành phân tích thức ăn còn thấy một lượng lớn mùn bã hữu cơ và một số động vật Chân khớp (Arthropoda) trong ống tiêu hóa cá, như Copepoda, Diptera larvae và Cladocera.

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy, một số loại thức ăn như: Asterionella, Chaetoceros, Navicula, Nitzschia, Tabellaria,... gặp ở ống tiêu hóa của cả 3 nhóm kích thước cá. Còn một số loại thức ăn khác chỉ gặp ở nhóm kích thước này mà không gặp ở nhóm kích thước khác, như: Melosira, Microspora, Amphora, Cocconeis, Dictylium,... (bảng 4.5). Một số loại thức ăn chỉ gặp ở nhóm kích thước lớn mà không gặp ở nhóm kích thước nhỏ hơn (như ∗ trong bảng 4.5). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.5. Thành phần thức ăn của cá Đối lá

STT Thành phần thức ăn Nhóm chiều dài cá (mm) 50 - 130 131 – 211 212 - 292

I Cyanophyta (Ngành Tảo lam)

1 Dermocarpa x x 2 Rivularia x x 3 Oscillatoria x x II Chlorophyta (Ngành Tảo lục) 4 Microspora x x 5 Chlorococca x x 6 Closteridium x x 7 Spirogyra x x x

III Bacillariophyta (Ngành Tảo Silic)

8 Amphora x (∗) 9 Asterionella x x x 10 Chaetoceros x x x 11 Cocconeis x 12 Coscinodiscus x x 13 Dictylium x x 14 Eucampia x x 15 Fragillaria x (∗) 16 Gyrosigma x 17 Melosira x x 18 Navicula x x x 19 Nitzschia x x x 20 Pleurosigma x x 21 Surirella x (∗) 22 Synedra x x 23 Tabellaria x x x 24 Thalassionema x x 25 Thalassiothrix x x IV Arthropoda (Ngành Chân khớp)

26 Copepoda x x x

27 Diptera larvae x x

28 Cladocera x x

V Thành phần khác

29 Mùn bã hữu cơ x x x

Tổng 16 21 24

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) các nhóm thức ăn của cá Đối lá

Qua bảng 4.5 và hình 4.3 cho thấy, thành phần thức ăn của cá Đối lá tại sông Gianh tỉnh Quảng Bình khá phong phú và đa dạng, gồm 29 đối tượng đại diện cho 5 ngành thủy sinh vật khác nhau, chủ yếu là tảo, các ngành động vật không xương sống và mùn bã hữu cơ. Trong đó, thức ăn chủ yếu thuộc ngành Tảo Silic (Bacillariophyta) chiếm 62,07% và mùn bã hữu cơ luôn gặp trong ống tiêu hóa của cá.

Phổ thức ăn của cá thay đổi thay đổi theo nhóm kích thước cá thể, nhóm cá có kích thước nhỏ từ 50 -130mm có phổ thức ăn hẹp nhất gồm 16 loại thức ăn, nhóm cá có kích thước trung bình từ 131 - 211mm phổ thức ăn gồm 21 loại, và nhóm cá kích thước lớn từ 212 – 292mm có phổ thức ăn rộng nhất gồm 24 loại thức ăn. Như vậy, phổ thức ăn được mở rộng khi kích thước cá càng lớn. Vì cá lớn thường mở rộng phổ thức ăn để tránh sự cạnh tranh trong loài và đảm bảo nguồn thức ăn cho cá nhỏ. Điều này thể hiện tính thích nghi chung trong dinh dưỡng của cá nhiệt đới.

4.2.2. Cường độ bắt mồi của cá Đối lá

4.2.2.1. Cường độ bắt mồi của cá theo thời gian

Cường độ bắt mồi của cá được xác định bằng chỉ số độ no trong dạ dày và ruột. Kết quả nghiên cứu sức chứa thức ăn trong dạ dày và ruột cá Đối lá theo từng

tháng, cho thấy có sự khác nhau (bảng 4.6). Việc đánh giá độ no của cá dựa theo thang 5 bậc của Lebedev.

Bảng 4.6. Độ no của cá Đối lá qua các tháng nghiên cứu

Tháng nghiên cứu Bậc độ no 0 1 2 3 4 n % n % n % n % n % X/2012 3 0,92 7 2,15 7 2,15 3 0,92 1 0,31 21 6,46 XI/2012 4 1,23 8 2,46 7 2,15 1 0,31 1 0,31 21 6,46 XII/2012 6 1,85 8 2,46 5 1,54 2 0,62 1 0,31 22 6,77 I/2013 7 2,15 5 1,54 8 2,46 3 0,92 0 0 23 7,08 II/2013 4 1,23 5 1,54 10 3,08 4 1,23 1 0,31 24 7,38 III/2013 3 0,92 5 1,54 9 2,77 4 1,23 2 0,62 23 7,08 IV/2013 1 0,31 3 0,92 10 3,08 7 2,15 4 1,23 25 7,69 V/2013 1 0,31 3 0,92 12 3,69 9 2,77 5 1,54 30 9,23 VI/2013 1 0,31 4 1,23 13 4,00 12 3,69 4 1,23 34 10,46 VII/2013 1 0,31 3 0,92 15 4,62 13 4,00 5 1,54 37 11,39 VIII/2013 1 0,31 4 1,23 17 5,23 10 3,08 6 1,85 38 11,69 IX/2013 1 0,31 4 1,23 9 2,77 8 2,46 5 1,54 27 8,31 Tổng 33 10,16 59 18,1 5 122 37,54 76 23,38 35 10,77 325 100 Từ bảng 4.6 cho thấy phần lớn các cá thể cá thu được trong thời gian nghiên cứu đều chứa thức ăn trong dạ dày và ruột, độ no trong dạ dày và ruột khá cao, số đông có độ no bậc 2 với 122 cá thể (chiếm 37,54%), có ít cá thể (10,16%) có độ no bậc 0, nghĩa là ống tiêu hóa hầu như không chứa thức ăn. Số đông cá thể có ống tiêu hóa chứa nhiều thức ăn (độ no bậc 2, 3, 4) chiếm 71,69%, chứng tỏ cá Đối lá tích cực bắt mồi trong môi trường sống. Tuy nhiên, trong từng tháng nghiên cứu, cường độ bắt mồi của cá không giống nhau. Từ tháng V - VIII tỷ lệ cá tham gia bắt mồi cao nhất (9,23% - 11,69%), đồng thời tỷ lệ cá có độ no bậc 2, bậc 3, bậc 4 cũng khá cao. Tháng I, II, III, XI và XII cường độ bắt mồi của cá giảm, số cá có độ no bậc 4 không gặp hoặc ít gặp, tỷ lệ cá có độ no bậc 3 thấp (từ 0,31% - 0,92%). Điều này liên quan đến yếu tố thời tiết, vì từ tháng IX đến tháng III năm sau là các tháng

mưa, nhiệt độ môi trường thấp, lượng thức ăn trong môi trường sống của cá giảm, cường độ bắt mồi của cá giảm xuống. Kết quả được minh họa ở hình 4.4.

Tỷ lệ (%)

Hình 4.4. Biểu đồ các bậc độ no của cá Đối lá theo các tháng nghiên cứu

4.2.2.2. Cường độ bắt mồi của cá theo tuổi

Cường độ bắt mồi của cá Đối lá cũng khác nhau giữa các nhóm tuổi trong quần thể, thể hiện ở bảng 4.7 và hình 4.5.

Bảng 4.7. Độ no của cá Đối lá theo độ tuổi

Nhóm tuổi Bậc độ no 0 1 2 3 4 n % n % n % n % n % n % 0+ 13 4,00 14 4,31 15 4,62 7 2,15 0 0,00 49 15,08 1+ 10 3,08 21 6,46 59 18,15 31 9,54 13 4,00 134 41,23 2+ 5 1,54 12 3,69 32 9,85 21 6,46 12 3,69 82 25,23 3+ 2 0,62 6 1,85 17 5,23 26 8,00 9 2,77 60 18,46 Tổng 30 9,23 53 16,31 123 37,85 85 26,15 34 10,46 325 100,00

Nhóm tuổi 0+, độ no bậc 1, 2 chiếm ưu thế, lần lượt là 4,31% và 4,62%, không có cá thể nào ở độ no bậc 4.

Nhóm tuổi 1+, độ no bậc 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 18,15%, bậc 3 chiếm 9,54%, bậc 1 chiếm 6,46%, bậc 0 và bậc 4 chiếm tỷ lệ lần lượt là 3,08% và 4,00%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm tuổi 2+, độ no bậc 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 9,85%, sau đó là độ no bậc 3 chiếm 6,46%, bậc 1 và bậc 4 đều chiếm tỷ lệ là 3,69%, thấp nhất là độ no bậc 0, chiếm 1,54%.

Nhóm tuổi 3+, độ no bậc 2 và bậc 3 chiếm tỷ lệ cao hơn so với độ no bậc 1 và bậc 4, độ no bậc 0 chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,62%).

Từ những kết quả thu được có thể rút ra nhận xét, ở nhóm tuổi thấp 0+ và nhóm tuổi cao 3+, cường độ bắt mồi của cá thấp hơn nhóm tuổi 1+ và 2+. Trong giai đoạn đầu của đời sống, cá Đối lá tích cực bắt mồi với cường độ cao nhằm tích lũy năng lượng để phát triển, để cơ thể sớm đạt trạng thái trưởng thành về sinh dục. Trong thời kỳ sinh sản, gặp chủ yếu nhóm tuổi cao 3+, cá vẫn bắt mồi nhưng cường độ giảm.

Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện độ no của cá Đối lá theo nhóm tuổi 4.2.3. Hệ số tích lũy chất dinh dưỡng

4.2.3.1. Độ mỡ của cá Đối lá theo thời gian

Để đánh giá mức độ tích lũy mỡ của cá Đối lá, chúng tôi sử dụng thang 5 bậc (từ 0 – 4) của Prozovskaia (1952). Kết quả xác định độ mỡ của cá Đối lá được thể hiện ở bảng 4.8 và hình 4.6. B ậc đ ộ n o Các nhóm tuổi N (cá thể) 0+ 1+ 2+ 3+

Bảng 4.8. Mức độ tích lũy mỡ của cá Đối lá theo tháng nghiên cứu Tháng nghiên cứu Bậc độ mỡ 0 1 2 3 4 n % n % n % n % n % n % X/2012 1 0,31 4 1,23 9 2,77 5 1,54 2 0,62 21 6,46 XI/2012 1 0,31 5 1,54 10 3,08 4 1,23 1 0,31 21 6,46 XII/2012 1 0,31 6 1,85 11 3,38 4 1,23 0 0 22 6,77 I/2013 1 0,31 5 1,54 9 2,77 8 2,46 0 0 23 7,08 II/2013 1 0,31 4 1,23 11 3,38 7 2,15 1 0,31 24 7,38 III/2013 1 0,31 3 0,92 12 3,69 5 1,54 2 0,62 23 7,08 IV/2013 0 0 4 1,23 11 3,38 7 2,15 3 0,92 25 7,69 V/2013 0 0 5 1,54 12 3,69 11 3,38 2 0,62 30 9,23 VI/2013 0 0 4 1,23 14 4,31 13 4,00 3 0,92 34 10,46 VII/2013 0 0 6 1,85 13 4,00 13 4,00 5 1,54 37 11,39

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố của cá đối lá (mugil kelaartii gunther, 1861) ở sông gianh, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 80)