Cá Đối lá sống quần đàn, và tập tính này thể hiện mạnh nhất vào mùa sinh sản, cá thường tập trung thành từng bầy di chuyển đến vùng cửa sông. Điều này thể hiện qua sản lượng khai thác cá Đối lá tại vùng cửa sông ở hai mùa: mùa mưa và mùa khô khác nhau. Cá Đối lá sử dụng thực vật nổi, động vật nổi làm thức ăn chủ yếu nên hoạt động kiếm ăn của chúng phụ thuộc vào điều kiện dòng chảy, độ muối, độ trong. Do đó việc đánh bắt chúng phụ thuộc theo vùng, theo mùa. Từ đó, ngư cụ khai thác chúng ở mỗi địa điểm khác nhau. Nhìn chung, các nghề khai thác chính gồm: nò sáo, đáy, đánh lưới, rớ giàn, lờ Trung Quốc, câu,... Ngoài ra, còn có một số ngư cụ tự khác.
Tháng XI đến tháng II
Bảng 4.16. Số lượng, chủng loại ngư cụ phân theo địa bàn tại các điểm thu mẫu (Đơn vị tính: cái) STT Tên ngư cụ SG1,2,3 SG4,5 SG6,7 SG8,9,10 Σ 1 Đáy 19 13 5 0 37 2 Nò - Sáo 12 9 6 3 30 3 Lưới 52 30 20 12 114 4 Rớ giàn 28 16 5 3 52 5 Câu 43 25 17 7 82 6 Lờ (lừ xếp) 12 8 3 1 24 ∑ 156 101 56 26 339
Hình 4.27. Biểu đồ số lượng các loại ngư cụ phân theo địa bàn tại các điểm thu mẫu
Qua bảng 4.16, hình 4.27 cho thấy ngư cụ khai thác cá Đối lá ở các thủy vực sông Gianh - tỉnh Quảng Bình khác nhau tùy theo địa bàn. Tại các cửa sông (địa điểm SG1,2,3) bên cạnh nghề lưới, thì nghề nò sáo, rớ giàn và đáy phát triển. Trong khi đó tại các vùng chạy dọc theo sông Gianh qua xã Quảng Lộc, Quảng Tiên, Phù Hóa (địa điểm SG6,78) nghề lưới là chủ yếu. Hiện nay, ở Quảng Bình, lờ Trung Quốc được cộng đồng ngư dân sử dụng một cách tự phát mà không thông qua một chương trình khuyến ngư nào. Lờ Trung Quốc còn gọi là lừ xếp là một bẫy liên hoàn với 10 đến 20 bẫy lẽ, có khung bằng kim loại và có thể xếp lại. Mắt lưới của lờ phổ biến là 14 mm hoặc 16 mm. Theo thời gian sử dụng, kích cỡ mắt lưới đã được ngư dân thu nhỏ lại và mắt lưới được sử dụng phổ biến hiện nay là 8mm hoặc 10mm. Đây là một nghề đặt ở đáy và rất tiện dụng, giăng thả bất cứ thời gian nào trong ngày. Do đó, nghề lừ
Thủy vực lấy mẫu
S ố lư ợn g (c ái )
xếp hiện nay được coi là nghề “càn quét” nguồn lợi thủy sản.
Nhân dân địa phương dựa vào những loại ngư cụ có kết cấu với nền đáy hay không để phân thành nghề khai thác di động hay cố định.
+ Nghề khai thác cố định bao gồm nò sáo (khoảng 29 trộ), đáy (khoảng 37 miệng), rớ giàn (khoảng 52 cái). Khẩu độ mắt lưới của nò sáo là 5mm, kích thước mắt lưới của rớ là a = 10 mm, nên nó bắt được cả cá rất nhỏ, làm giảm sút số lượng và trữ lượng của quần thể cá Đối lá.
+ Nhóm nghề khai thác lưu động cũng làm ảnh hưởng nguồn lợi thủy sản: lưới kéo, lưới rê tầng đáy, lưới rê 3 lớp với kích thước mắt lưới thường là a = 25 - 35 mm, tận thu cả cá con. Nhưng nguy hiểm hơn cả là dùng xung điện và chất nổ để đánh bắt thủy hải sản nói chung đã tận diệt mọi sinh vật sống xung quanh, trong đó có cả cá Đối lá.
Đáng lưu ý nghề lờ Trung Quốc đang phát triển nhanh. Qua điều tra từ ngư dân, lờ Trung Quốc bắt đầu xuất hiện ở tỉnh Quảng Bình từ năm 2006 đến nay. Sản lượng cá khai thác từ lờ Trung Quốc tương đối cao. Kích thước mắt lưới ngày càng giảm (20mm giảm còn 10mm) nên chúng tận thu cả cá nhỏ. Đây là ngư cụ mới, khai thác “càn quét”, nhưng chưa được cảnh báo và quản lý.