Sản lượng khai thác cá Đối lá

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố của cá đối lá (mugil kelaartii gunther, 1861) ở sông gianh, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 68)

Cá Đối lá ở sông Gianh – tỉnh Quảng Bình được khai thác bằng 6 loại ngư cụ chính được trình bày bảng 4.16. Tổng số ngư cụ là 338 đơn vị. Theo điều tra mẫu trên 100 hộ được chọn ngẫu nhiên, bình quân mỗi hộ sử dụng 3 ngư cụ, mỗi ngày khai thác trung bình được 2,1 kg tất cả các loại, trong đó lượng cá Đối lá trung bình khoảng 6%, tương đương với 0,126 kg, số ngày khai thác trong tháng bình quân là 21 (bảng 4.17).

Bảng 4.17. Số ngày và sản lượng trung bình cá Đối lá khai thác theo tháng

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB

N (ngày) 18 18 19 23 23 24 25 26 21 18 16 17 21

Mtb

(kg/tháng)

(Nguồn: Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra về tình hình khai thác của ngư dân, 2013)

Qua bảng 4.17 cho thấy, sản lượng cá khai thác tăng dần từ tháng IV đến tháng VIII, sau đó giảm dần. Đây là khoảng thời gian thuận lợi nhất cho sự phát

triển của quần thể cá Đối lá, bởi độ mặn thích hợp, mùa nước ấm, thức ăn phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật dồi dào, cá tích cực bắt mồi và tham gia sinh sản. Chúng thường di chuyển theo đàn hàng trăm, hàng ngàn con, vì thế sản lượng khai thác cá trong thời gian này là cao nhất. Theo nghiên cứu đặc tính sính sản của cá Đối lá thì chúng bắt đầu tham gia sinh sản từ tháng IV đến tháng VIII. Vì thế, nếu chúng ta tiếp tục đẩy mạnh khai thác cá ở các tháng đẻ rộ (hình 4.28) thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi và tác động gián tiếp đến năng suất mùa khai thác tiếp theo. Kết hợp với việc cá con bị khai thác mạnh thì khả năng quần thể cá Đối lá ở vùng sẽ giảm số lượng trong các năm tiếp theo.

Hình 4.28. Sản lượng của cá Đối lá khai thác theo tháng

Nhìn chung, khai thác cá Đối lá ở sông Gianh rất đa dạng và phụ thuộc vào từng vùng, từng thời gian khác nhau. Năng suất khai thác cá Đối lá thông qua các ngư cụ được thống kê ở các bảng 4.18, bảng 4.19, bảng 4.20.

Tháng S ản lư ợn g (K g)

Bảng 4.18. Sản lượng và năng suất bình quân khai thác cá Đối lá tại SG8 – SG10.

STT Các loại ngư cụ Tần số hoạt

Thời điểm Tên gọi Số lượng Đơn vị

tính Ngày Đêm 1 Nò-Sáo 3 Trộ 210 + 0,0036 2,268 2 Lưới 12 Vàng 250 + + 0,0038 11,4 3 Rớ giàn 3 Cái 270 + + 0,0026 2,106 4 Câu 7 Cái 170 + + 0,0025 2,975 5 Lừ xếp 1 Cái 280 + + 0,0042 1,176 Σ 5 Loại 26 1180 0,0167 19,925

(Nguồn: Tổng hợp từ 30 phiếu điều tra ở địa điểm SG8 – SG10)

Từ bảng 4.18 ta thấy khai thác cá Đối lá từ SG8-SG10 có 26 ngư cụ thuộc 5 loại. Trong đó năng suất bình quân khai thác của lưới cao nhất 0,0038kg/cái/ngày, của câu thấp nhất 0,0025 kg/cái/ngày. Bình quân mỗi ngày thu được 0,167kg cá Đối lá. Sản lượng khai thác cá Đối lá từ SG8-SG10 thấp nhất trong các vùng nghiên cứu (19,925kg/năm).

Bảng 4.19. Sản lượng và năng suất bình quân khai thác cá Đối lá tại SG4-SG7

STT Các loại ngư cụ Tần số hoạt động (lần

Thời điểm

Tên gọi Số lượng Đơn vị

tính Ngày Đêm 1 Đáy 18 Miệng 200 + 0,0388 139,68 2 Nò-Sáo 15 Trộ 180 + + 0,0421 113,67 3 Lưới 50 Vàng 260 + + 0,0512 665,6 4 Rớ giàn 21 Cái 180 + + 0,0471 178,038 5 Câu 42 Cái 100 + + 0,0162 68,04 6 Lừ xếp 11 Cái 270 + + 0,0555 164,853 Σ 6 Loại 157 1.140 0,2497 1.329,863

(Nguồn: Tổng hợp từ 40 phiếu điều tra ở địa điểm SG4 – SG7)

Từ bảng 4.19 ta thấy sản lượng khai thác cá Đối lá ở vùng xã Quảng Minh, Quảng Thuận, Quảng Lộc và Quảng Tiên khá cao 1.329,863kg/năm, so với toàn khu vực thì năng suất chiếm 41,18% sản lượng khai thác. Số lượng ngư cụ phong phú hơn, 157 cái, bao gồm 6 loại. Trong đó sản lượng của lưới đạt cao nhất là 665,6kg/năm, kế đến là sản lượng của lừ xếp, thấp nhất là câu 68,04kg/năm.

Bảng 4.20 Sản lượng và năng suất bình quân khai thác cá Đối lá tại SG1-SG3

STT

Các loại ngư cụ Tần số hoạt động (lần /năm)

Thời điểm

Tên gọi Số lượng Đơn vị

tính Ngày Đêm 1 Đáy 19 Miệng 150 + 0,0412 117,42 2 Nò-Sáo 12 Trộ 170 + + 0,0485 98,94 3 Lưới 52 Vàng 230 + + 0,0695 831,22 4 Rớ giàn 28 Cái 240 + + 0,0614 412,608 5 Câu 43 Cái 160 + + 0,0310 213,28 6 Lừ xếp 12 Cái 260 + + 0,0660 205,92 Σ 6 Loại 156 1210 0,3176 1.879,388

(Nguồn: Tổng hợp từ 30 phiếu điều tra ở địa điểm S1 – S3)

Từ bảng 4.20 ta thấy sản lượng khai thác cá Đối lá ở xã Quảng Phúc và Quảng Văn cao nhất trong vùng khai thác (1.879,388kg/năm). Số lượng ngư cụ cũng khá phong phú, 156 cái, bao gồm 6 loại. Năng suất và sản lượng khai thác của lưới là cao nhất, kế tiếp là của rớ giàn và năng suất khai thác của câu là thấp nhất (0,0310kg/ngư cụ/ngày).

Dựa vào kết quả điều tra về năng suất khai thác cá Đối lá ở sông Gianh – tỉnh Quảng Bình, chúng tôi nhận thấy, tùy theo đặc điểm về chế độ dòng nước, mà việc sử dụng các ngư cụ khai thác thủy sản khác nhau, trong đó chủ yếu tập trung vào các loại như nò sáo, đáy, rớ giàn, lừ xếp, lưới. Hiện nay, nghề đánh lưới được xem như là nghề khai thác chính ở khu vực, nhưng kích thước mắt lưới chưa được quản lý chặt chẽ, đồng thời ý thức ngư dân chưa cao, nên đã tận thu lượng lớn cá Đối lá còn non.

So với những năm trước, sản lượng cá Đối lá ở sông Gianh – tỉnh Quảng Bình giảm rất nhiều. Trong đó, lượng cá kích thước nhỏ giảm mạnh, ảnh hưởng đến việc gia tăng kích thước của quần thể trong những năm tới.

Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những biện pháp cấp bách điều chỉnh việc khai thác sao cho hợp lý và tăng cường khôi phục lại trữ lượng cá.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố của cá đối lá (mugil kelaartii gunther, 1861) ở sông gianh, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w