Nhiệt độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố của cá đối lá (mugil kelaartii gunther, 1861) ở sông gianh, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 80)

Nhiệt độ là một trong những điều kiện sinh thái chi phối khá lớn đến đời sống sinh vật. Sự phân bố nhiệt độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là yếu tố không gian (địa hình, vị trí địa lý) và thời gian (mùa, tháng).

Nhiệt độ không khí khu vực chịu sự chi phối của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc với miền khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu được chia thành hai mùa: mùa lạnh và mùa nóng [38].

- Mùa lạnh: Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình ngày ổn định dưới 19,40C. Thời kỳ này chịu sự chi phối của gió mùa Đông Bắc.

- Mùa nóng: Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11. Nhiệt độ trung bình ngày ổn định ban ngày cao hơn 21,00C. Thời kỳ này chịu sự ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ cực đại có khi lên đến 40,70C.

Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình ngày các tháng trong năm 2012 ở sông Gianh

Đvt: t0C

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm

Tuyên Hóa 18,2 19,1 21,6 25,1 27,8 29,0 29,3 28,2 26,3 23,8 21,1 18,5 24,0

Quảng Trạch 18,8 19,3 23,2 24,8 27,9 29,6 29,7 28,9 27,1 24,9 22,1 19,3 24,6

(Nguồn: Trạm khí tượng Tuyên Hóa, trạm khí tượng Ba Đồn, 2013) 3.1.2.2. Độ ẩm

Độ ẩm tuyệt đối lớn nhất tại Quảng Bình trong các tháng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) đạt từ 29 đến trên 30,4 mb. Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất trong các tháng chính Đông (tháng 12 đến tháng 2) đạt 19,2 đến 23,4 mb. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 84,5%, song nhìn chung không ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 15%. Thời kỳ có độ ẩm không khí cao nhất của huyện thường xảy ra vào tháng cuối mùa đông [38].

Bảng 3.2. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2012 ở sông Gianh

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Độ ẩm tuyệt đối (mb) Tuyên Hóa 19,3 20,0 22,7 26,8 29,2 29,7 29,0 29,8 29,3 26,7 22,5 19,2 25,35 Quảng Trạch 19,8 19,9 23,3 27,6 29,3 29,7 30,1 30,7 30,5 27,5 23,6 23,4 26,28 Độ ẩm tương đối (%) Tuyên Hóa 90 89 88 85 80 76 73 79 88 90 90 89 85 Quảng Trạch 89 90 89 87 82 75 72 78 86 88 87 87 84

(Nguồn: Trạm khí tượng Tuyên Hóa, trạm khí tượng Ba Đồn, 2013) 3.1.3.3. Lượng mưa

Mùa mưa ở Quảng Bình trùng với mùa mưa bão của cả nước, mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 7 và tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11, chiếm 65 - 67% lượng mưa cả năm, mỗi năm thường có 2 - 3 cơn bão, các tháng 11, 12, 1 có mưa phùn, gió bấc. Số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm ở Quảng Bình từ 1.800 - 2.600mm/năm. Lượng mưa không đều giữa các vùng và các tháng trong năm [38].

Kết quả khảo sát, đo được lượng mưa ở sông Gianh như sau:

Bảng 3.3. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2012 tại sông Gianh

Đvt: mm

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm

Tuyên Hóa 46,7 39,5 44,2 72,2 159,8 137,2 128,7 245,6 468,5 598,7 215,5 85,6 2242,2

Quảng Trạch 48,7 32,5 36,2 48,5 112,5 98,0 76,5 166,4 426,9 591,7 271,8 86,8 1996,5

(Nguồn: Trạm khí tượng Tuyên Hóa, trạm khí tượng Ba Đồn, 2013)

3.1.3.4. Số giờ nắng – lượng bốc hơi

Mùa khô từ tháng 4 kéo dài đến tháng 8, trùng với mùa khô hanh nắng gắt với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn (960 - 1.200mm/năm). Trong mùa lạnh lượng bốc hơi nhỏ hơn so với mùa nóng vì vậy trong các tháng từ 4 - 7 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nên thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng tới sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng.

Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 5, tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 12. Trong năm, số giờ nắng tăng nhanh nhất vào tháng 4, tháng 5 và giảm tương đối nhanh từ tháng 10 đến tháng 11, vì đây là những thời đoạn giao mùa [4], [38].

Bảng 3.4. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm 2012 tại sông Gianh

Đvt: giờ

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tuyên Hóa 88,5 86,3 109,2 167,8 239,8 224,1 228,6 206,5 168,5 142,1 96,7 68,5

Quảng Trạch 87,5 89,2 113,4 165,5 232,9 218,6 224,9 204,8 161,3 143,2 92,9 66,3

(Nguồn: Trạm khí tượng Tuyên Hóa, trạm khí tượng Ba Đồn, 2013) 3.1.3.5. Gió và hướng gió

Chế độ gió khu vực mang tính chất chế độ nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Có hai mùa gió chính là gió mùa Đông và gió mùa Hè.

- Gió mùa Đông: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Đông Bắc. Do ảnh hưởng của dãy núi đèo Ngang nên thường có hướng Tây Bắc và Tây.

Ngoài ra còn có hướng gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào. Nhìn chung, gió Đông Nam có tốc độ thấp, trừ trường hợp giông bão, sức gió mạnh nhất có thể lên tới cấp 10, 11[38].

3.1.4. Chế độ thủy văn

3.1.4.1. Đặc điểm thuỷ văn

Quảng Bình có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ khá dày đặc. Mật độ sông suối đạt 0,8 - 1,1km/km2,tuy nhiên phân bố không đều và có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển. Toàn tỉnh, có 5 hệ thống sông chính đổ ra biển là: sông Roòn, Gianh, Lý Hoà, Dinh và Nhật Lệ [12].

Nhìn chung, sông ngòi của Quảng Bình có đặc điểm chung là chiều dài ngắn và dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ kịch phát trong mùa mưa. Tốc độ dòng chảy lớn nhất là trong mùa mưa lũ; tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ chiếm từ 60 - 80% lượng dòng chảy cả năm.

Sông Gianh bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Đoạn chảy qua huyện Tuyên Hóa dài khoảng 70 - 80 km, chảy qua huyện Quảng Trạch dài 15 km và đổ ra biển ở cửa Gianh.

3.1.4.2. Đặc điểm về chế độ thuỷ triều

Vùng biển Quảng Bình nói chung và vùng cửa Gianh nói riêng có chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng. Thời gian triều dâng thường dưới 10 giờ, thời gian triều rút từ 15 - 16 giờ.

Nhờ thủy triều mà phần hạ lưu sông Gianh nhận được lượng nước từ biển Đông, cùng với lượng nước ngọt nhận được từ sông suối chảy từ thượng nguồn về, điều này làm cho khối nước trong lòng sông Gianh luôn được xáo trộn. Các hệ thống dòng chảy điều hòa khối nước, chu chuyển đều nguồn dinh dưỡng trong sông, tạo điều kiện cho các sinh vật phát triển, phân bố khá đều trong thủy vực của sông Gianh [39].

3.1.4.3. Hải lưu

Vào mùa Hè, dòng hải lưu nóng từ phía Nam men theo bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ và vòng lại phía Tây đảo Hải Nam. Mùa Đông, dòng hải lưu lạnh chảy theo hướng ngược lại. Do sự hội tụ, phân kỳ của các dòng hải lưu khi chảy vào vịnh và vòng qua các đảo thuộc vịnh, cùng với các dòng nước từ sông đổ ra biển đã hình

thành các dòng nước hội tụ. Sự phân kỳ và vùng nước trồi tạo nên sự xáo trộn, phát triển nguồn thức ăn cho cá, tôm [39].

Chế độ dòng chảy thay đổi theo mùa, mùa Đông do ảnh hưởng của gió Đông Bắc dòng chảy tầng mặt có hướng Đông Tây, tốc độ 0,75 - 1,5 m/s, mùa Hè do ảnh hưởng gió Tây Nam nên dòng chảy tầng mặt có hướng Tây Đông, tốc độ 0,5 - 1m/s.

3.1.4.4. Độ mặn

Biến động theo mùa, mùa Hè vùng ven bờ có độ mặn 30 - 320/00, vùng lộng 32 - 340/00,ở các cửa sông có độ mặn 20 - 250/00 [39].

3.2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

3.2.1. Thực vật thủy sinh

Có 08 loài thuộc 02 lớp, lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) có 3 loài, lớp Hoa Loa Kèn (Lililopsida) có 05 loài. Thực vật có hoa thủy sinh phân bố và chiếm ưu thế ở 2 bên bờ sông, chủ yếu phân bố từ bờ đến độ sâu 1,5m. Ở độ sâu từ 0,5m đến 1m chúng tạo thành các quần xã thực vật thủy sinh dày đặc với sinh khối trung bình 2,5 – 4,5 kg/m3. Một số loài thực vật có hoa thủy sinh chiếm ưu thế ở độ sâu 1m là Rong mái chèo(Valisneria spiralis ), Rong đốt (Najas indica),…

Thành phần loài thực vật thủy sinh ở sông Gianh là những loài có nguồn gốc nước ngọt và có sinh khối tương đối lớn. Vào mùa mưa lũ (các tháng 8 -11 hàng năm), thực vật có hoa thủy sinh có sinh khối rất thấp (0,2kg/m2 nước) do chúng bị lụy tàn sinh lý và một phần bị chết do hoạt động khai thác của con người .

Tảo lớn, thực vật có hoa và thực vật bùn đáy cùng với các loài tảo phù du khác đã tạo thành một hệ thực vật rất quan trọng. Chúng sản xuất ra chất hữu cơ, là cơ sở thức ăn ban đầu cho các động vật thủy sinh .

3.2.2. Động vật thủy sinh

- Động vật nổi chủ yếu là giáp xác (Copepoda, Cladocera).

- Động vật đáy đã xác định được 16 loài gồm có giun nhiều tơ (Polychaeta), giáp xác chân đều (Isopoda), giáp xác 10 chân (Decapoda),...

Cũng như động vật nổi, thành phần loài động vật đáy cũng chỉ bao gồm 2 nhóm cơ bản, đó là các loài có nguồn gốc nước ngọt và các loài có nguồn gốc nước lợ.

Tóm lại, với thành phần thực vật thủy sinh khá đa dạng và phong phú, đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn ban đầu cho động vật thủy sinh phát triển. Chúng là cơ

sở thức ăn quan trọng trong thủy vực, góp phần cho nguồn lợi cá trong hệ thống sông được ổn định và phát triển.

3.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VEN BỜ SÔNG GIANH

Cá từ tự nhiên được xem là nguồn cung cấp Protein không thể thiếu trong nhu cầu hàng ngày cho con người. Tuy vậy, hiện nay do sức ép về dân số mà dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi và quá mức làm cho nguồn tài nguyên cá có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế xã hội, trình độ nhận thức của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên chung của nhân loại là một vấn đề hết sức quan trọng, nó liên quan đến sự sống còn cũng như sự phát triển bền vững của một hệ sinh thái.

3.3.1. Dân số, lao động

Theo thống kê năm 2012, dân số của 4 huyện ven bờ sông Gianh - Quảng Bình là 511.992 người. Trong đó số lao động thủy sản là 42.804 người chiếm 8,36% tổng lao động. Nhìn chung dân số của các huyện ven bờ sông Gianh phân bố không đều. Tập trung chủ yếu tại các địa phương gần cửa sông, có điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản [4],[37].

Bảng 3.5. Dân số và mật độ dân số các huyện ven bờ sông Gianh năm 2012

TT Địa phương Dân số (người) Mật độ dân số (người/km²)

1 Minh Hóa 47.783 34

2 Tuyên Hóa 78.642 69

3 Quảng Trạch 208.063 338

4 Bố Trạch 179.947 84

Tổng số 514.435

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2013) 3.3.2. Mức sống, thu nhập, trình độ dân trí

Ngư dân cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, kiên cường bám sông, bám biển; có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về ngư trường và mùa vụ khai thác, biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đánh bắt.

Mặt hạn chế là phần lớn ngư dân trình độ học vấn thấp, ít được đào tạo nên việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ cao còn hạn chế. Điều kiện kinh tế xã hội vùng ven bờ sông Gianh nói riêng và ven biển còn nhiều khó khăn, nhất là kết cấu hạ tầng và dịch vụ nghề cá [4],[37].

Bảng 3.6. Thu nhập bình quân lao động trong lĩnh vực thủy sản

Đvt: 1.000 đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Thu nhập BQ ngành thủy sản 1.494 1.836 2.043 2.245 2.487 Thu nhập BQ của tỉnh 2.090 2.437 2.785 2.889 3.176

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2013)

Thu nhập trong lĩnh vực thủy sản tăng đều trong giai đoạn 2008 - 2012, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Năm 2008, thu nhập của lao động thủy sản đạt 1.494 đồng/tháng, đến năm 2012 tăng lên 2.487.000 đồng/tháng (tăng trên gần 2 lần). Tuy nhiên, so với thu nhập bình quân đầu người/tháng của tỉnh, thu nhập bình quân ngành thủy sản vẫn thấp hơn đáng kể.

3.3. 3. Giáo dục, y tế

Chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe ở các địa phương ven bờ sông Gianh ngày càng được nâng lên. Tất cả các xã đều có trường học, trạm y tế để phục vụ nhân dân. Đã thực hiện tốt các biện pháp để duy trì sĩ số các cấp học, nên số lượng học sinh bỏ học ngày càng giảm. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được duy trì. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường, lớp học, trạm y tế được tăng cường. Công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng phát triển sâu rộng, thu hút và huy động được nguồn lực xã hội chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo [4].

Tuy vậy, mạng lưới trường, lớp ở một số nơi còn bất hợp lý, chậm sắp xếp, điều chỉnh, gây trở ngại trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kiên cố hoá trường lớp học. Cơ sở vật chất của y tế còn thiếu, số bác sỹ còn ít so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học và chăm sóc sức khỏe cho người dân chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đồng đều giữa các địa phương [4].

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG CỦA CÁ ĐỐI LÁ

4.1.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng

Cá Đối lá có kích thước nhỏ, phân bố rộng ở vùng ven biển nhiệt đới, vùng cửa sông, đầm phá. Cá thích nghi với điều kiện sống rộng muối, vì thế chúng phân bố vào trong các hạ lưu sông và cửa sông, nơi có nồng độ muối thấp (30/00 - 100/00).

Kích thước cá ở sông Gianh dao động từ 52- 287mm, ứng với trọng lượng từ 11- 168g. Kích thước và khối lượng cá nằm trong 4 nhóm tuổi được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 . Tương quan giữa chiều dài và khối lượng theo từng nhóm tuổi

Tuổi Giới tính Chiều dài (mm) Khối lượng (g) N L dao động L(TB) W dao động W(TB) n % 0+ Juv. 52-125 70 11-48 23,9 49 15,07 1+ Đực 90-145 113 32-92 37,9 73 22,46 Cái 115-175 125 36-108 51,4 61 18,77 2+ Đực 145-192 168 67-123 95,4 44 13,54 Cái 150-205 176 78-138 101,8 38 11,69 3+ Đực 158-221 183 102-146 122,5 32 9,85 Cái 163-287 186 111-168 129,2 28 8,62 Tổng 52-287 11-168 325 100

Từ bảng kết quả cho thấy:

- Ở nhóm tuổi 0+ có chiều dài dao động từ 52 – 125mm và khối lượng tương ứng là 11 – 48g, chiếm tỷ lệ 15,07%.

- Ở nhóm tuổi 1+ có chiều dài dao động từ 90 – 175mm và khối lượng tương ứng là 32 – 108g, có số lượng chiếm ưu thế nhất (41,23%).

- Ở nhóm tuổi 2+ có chiều dài dao động từ 145 – 205mm tương ứng với khối lượng là 37 - 138g, chiếm tỷ lệ 25,23%.

- Ở nhóm tuổi 3+ có chiều dài dao động từ 158 – 287mm tương ứng với khối lượng 102 - 168g, nhóm này có số lượng thấp nhất ( 18,47%).

Sự sinh trưởng chiều dài và khối lượng của cá không đồng nhất, ở nhóm tuổi thấp (0+, 1+), cá chủ yếu tăng nhanh về chiều dài. Khi đạt đến một kích thước nhất

định tương ứng với tuổi cao (2+, 3+) thì cá tăng trưởng về chiều dài chậm lại nhưng khối lượng tăng nhanh. Điều này phù hợp với đặc tính sinh trưởng cả cá nhiệt đới.

Xét mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng theo giới tính còn cho thấy

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố của cá đối lá (mugil kelaartii gunther, 1861) ở sông gianh, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w