D. Giáo viên có thể mở rộng và tạo ra những quy trình mới.
QUY TRìNH 6 Điêu khắc
Điêu khắc - nghỆ thuật tẠo hình không gian (nghệ thuật sắp đặt/ hoạt cảnh/ biểu diễn và sắm vai)
Nghệ thuật truyền thống của Việt Nam
các quy trình mĨ thuật
66
Các GV có thể tận dụng vật liệu sẵn có ở địa phương. (Ví dụ ở Thái Nguyên, dây thép rất sẵn nên nghệ thuật tạo hình bằng dây thép cũng dễ thực hiện).
Nghệ thuật điêu khắc 3D bao gồm những phương pháp sau đây:
• chạm khắc: lấy đi từ một mảng chất liệu bằng cách cắt, cưa, khắc chìm, đắp nổi (mảng gỗ/ miếng đá mềm, xốp, đất, thạch cao...).
Chạm khắc với chất liệu cứng thường khó hơn với Hs nhỏ, các em có thể đắp nổi đất mềm dẻo lên bề mặt phẳng.
• tạo hình ghép nối: sử dụng vật liệu cứng, ví dụ hộp cứng, bìa các - tông, và tất cả những phế liệu tái chế lại, kết hợp các hình không đồng chất và không gắn bó hữu cơ bằng cách dùng hồ, keo dán, băng dính, dây, đinh, dây chun, v.v...Quá trình tạo hình này giúp Hs cảm thụ tốt hơn về không gian và phương hướng. (Nhiều hoạ sỹ cũng có các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt. Tạo hình ghép nối thường dễ thực hiện hơn nên được thực hiện trong một vài quy trình thử nghiệm).
tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học
67
• Nặn: sử dụng vật liệu mềm và dễ tạo hình bằng tay: đất sét, đất nặn màu, cát ướt, giấy bồi v.v.... Vật liệu dùng trong nặn thường giúp học sinh dễ dàng thêm hoặc bớt chi tiết cho đến sản phẩm cuối cùng. Nặn sẽ phát triển xúc giác, cảm nhận bề mặt, độ ẩm, nhiệt độ và độ mềm dẻo. Hai quy trình dạy - học mĩ thuật dưới đây tập trung vào nặn.
Sản phẩm làm bằng đất sét, đất nặn màu và giấy bồi