Quy trình dạy học mĩ thuật: Trang trí lớp học của chúng ta

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn dạy học Mỹ thuật dành cho giáo viên Tiểu học 2014 (Trang 48 - 50)

- Các hoạt động trong tranh là hoạt động gì? Trong bối cảnh không gian nào?

Quy trình dạy học mĩ thuật: Trang trí lớp học của chúng ta

học của chúng ta

Giáo viên có thể xây dựng kế hoạch trang trí lớp học bằng cách tạo ra những khung cảnh học tập đầy cảm hứng trong phạm vi lớp học cùng với sự tham gia của học sinh.

MỤC TIêU

Giáo viên mong muốn học sinh thực hiện được những yêu cầu như sau: • Xác định và kiểm tra việc trang trí quanh không gian học của các em; • Học và thực hành ngôn ngữ cơ bản khi thực hiện trang trí;

• sử dụng các tác phẩm mĩ thuật do các em tạo ra để trang trí cho lớp học thêm đẹp và hấp dẫn, tạo cảm hứng cho chính các em;

• Trải nghiệm và được tôn trọng bởi những gì các em đã đóng góp cho lớp học.

tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học

43

hoạt ĐộNG 1. Trải NGHiệM TraNG TrÍ

Giáo viên giới thiệu cho học sinh những ví dụ về trang trí và xác định xem nên trang trí không gian lớp học như thế nào để học sinh có ý tưởng và tự thu thập thêm từ môi trường xung quanh, từ con đường đến trường hay từ chính gia đình của mình. Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh mang đến lớp những bức tranh và dụng cụ trang trí. Giáo viên nên khuyến khích học sinh trao đổi với phu huynh về phương pháp học này nhằm có được sự quan tâm, giúp đỡ của họ. Có thể mời đến lớp hoặc có thể dẫn các em tới thăm nơi làm việc của người thợ dệt, người đóng gạch hay thợ mộc – có thể một trong số những cha mẹ hoặc ông bà học sinh chia sẻ với các em về niềm vui thích khi tự mình được góp phần làm cho cảnh quan xung quanh lớp học của con em mình trở nên đẹp và sinh động hơn.

hoạt ĐộNG 2. Tạo ra NHữNG VÍ Dụ Về TraNG TrÍ kHáC NHau

Giáo viên có thể thêm những hoạt động thực hành thuộc phạm vi chương trình hiện hành vào phần này và để học sinh thực hiện với những mẩu giấy. Học sinh sẽ kết hợp các tác phẩm cá nhân để trang trí trong và ngoài lớp học ở phần hoạt động 4.

hoạt ĐộNG 3. Tự XÂy DựNG NHÂN VậT TroNG MộT PHạM Vi THốNG NHấT Và Tô Màu CHo PHầN Bố CụC Đã ĐượC XáC ĐịNH

Học sinh có thể tạo nhân vật cho mục đích trang trí và cũng có thể dùng chính những nhân vật đó để tạo ra tác phẩm mĩ thuật chung cuối cùng.

hoạt ĐộNG 4. TrưNG Bày NHữNG TáC PHẩM TraNG TrÍ Của Mỗi Cá NHÂN TrưỚC ToàN THể LỚP HọC

Nhắc nhở các em học sinh chú ý đến quá trình trang trí với các hình thức như: lặp đi lặp lại, đối xứng, màu sắc, đậm nhạt, … họa tiết từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với lứa tuổi học sinh và sở thích của các em.

hoạt ĐộNG 5. HiệN TrạNG LỚP HọC sau TraNG TrÍ

Cả lớp trình bày và đánh giá về kết quả trang trí lớp học. Giáo viên và học sinh có thể cùng nhau tổ chức một buổi trưng bày – mời khách tới tham quan.

thực hiện

Ví dụ về trang trí trên cửa lớp học.

các quy trình mĨ thuật

44

GIớI THIỆU

yếu tố cơ bản của Phương pháp cốt truyện là việc tạo nhân vật, sự kiện và xây dựng câu chuyện. Lối kể chuyện mở, có cấu trúc logic để kết nối tiết học với kiến thức và kĩ năng trong các bài tập.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn dạy học Mỹ thuật dành cho giáo viên Tiểu học 2014 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)