Xuất các giải pháp cho công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 36 - 81)

5. Ý nghĩa của đề tài

2.2.6. xuất các giải pháp cho công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của

của phường trong giai đoạn tới

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.3.1. Điều tra, thu thập thông tin thứ cấp

- Thu thập những thông tin liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đó được công bố chính thức ở các cấp, các ngành, thông tin số liệu chủ yếu bao gồm: các kết quả nghiên cứu có liên quan đó tiến hành trước đó, thông tin số liệu liên quan đến tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 2010.

- Thông tin số liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:

+ Các công trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở trong và ngoài nước.

+ Sổ sách, tài liệu tại UBND huyện Vân Đồn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Đồn, Trung kỹ thuật đo đạc bản đồ thuộc sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh.

2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua phát phiếu điều tra, phỏng vấn người dân trên địa bàn huyện về tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 2010.

2.3.3. Minh họa bằng biểu đồ, bản đồ, sơ đồ và đồ thị

- Sử dụng phần mềm MicroStation để minh họa bản đồ, sơ đồ. - Sử dụng Microsoft Office Excel để biểu thị các biểu đồ đồ thị.

2.3.4. Điều tra, khảo sát thực địa

-Sử dụng các dụng cụ đo đạc.

2.3.5. Phân tích, tổng hợp

- Áp dụng đối với các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được trên địa bàn huyện.

2.3.6. Phương pháp chuyên gia

- Sử dụng khi đi điều tra ngoài thực địa

- Gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch để tham khảo ý kiến nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

* Về vị trí địa lý

Vân Đồn là một huyện có nhiều xã đảo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, được hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu và Vân Hải, có khoảng 600 hòn đảo trong vịnh Bái Tử Long. Có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp 3 huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà, Hải Hà Phía Đông giáp huyện đảo Cô Tô

Phía Nam giáp thành phố Hạ Long Phía Tây Bắc giáp thị xã Cẩm Phả.

Vân Đồn cách thành phố Hạ Long 50 km về phía Tây và cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái theo khoảng 80 km.

* Địa hình, địa mạo

Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo đa dạng, phân dị đồi núi thấp, địa hình tương đối phức tạp. Vùng núi có độ cao từ 100 - 150m so với mặt nước biển. Địa hình đa dạng có nhiều hòn đảo khác nhau.

* Khí hậu, thuỷ văn:

- Vân Đồn là huyện miền núi hải đảo bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, ảnh hưởng và tác động của biển, tạo ra những vùng sinh thái hỗn hợp miền núi, ven biển. Có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông lâm - ngư nghiệp đó là số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ không khí đảm bảo cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm với nhiều giống loài đa dạng. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt bằng nước biển nên ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại của nhân dân.

- Thuỷ văn: Vân Đồn có tổng số 28 hồ đập nhỏ chứa nước trong đó có một số đập khá lớn nằm ở các xã. Hệ thống sông suối ở Vân Đồn thường nhỏ, ngắn, dốc. Chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển.

Hệ thống hồ đập, khe suối ở Vân Đồn thường thiếu nước về mùa khô cho nên có ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, như đập Khe Bòng xã Bình Dân, đập Voòng Tre xã Đài Xuyên, đập Khe Mai xã Đoàn Kết, và một số đập nhỏ trên địa bàn các xã trong huyện.

3.1.1.2. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên:

* Tài nguyên đất:

Đất đai Vân Đồn được đánh giá, điều tra, phân loại theo tài liệu phân hạng đất năm 2005 như sau:

+ Nhóm đất cát (C):

- Bãi cát ven sông, biển: có diện tích trên 5653,66 ha.

- Đất cồn cát trắng vàng; phân bố nhiều ở các đảo: có diện tích 574,0 ha. - Đất cát biển; diện tích 554,60 ha, được phân bố ở các xã ven biển

+ Nhóm đất mặn (M): Có diện tích khoảng 4533,41 ha

+ Nhóm đất phèn (S ): Có hầu hết ở trong huyện thường gọi là loại đất phèn hoạt động có diện tích 85,70 ha.

+ Nhóm đất phù sa (P ): Đất phù sa là những dải đất hẹp chạy dọc theo bờ sông, có diện tích khoảng 76,20 ha chiếm 0,14% diện tích tự nhiên của huyện

+ Nhóm đất xám (X ): Có diện tích 443,10 ha, ở hầu hết các xã trong huyện + Nhóm đất nâu tím (N): có diện tích 3748,70 ha chiếm 6,8% diện tích tự nhiên của huyện

+ Nhóm đất vàng đỏ ( F):có diện tích 34.081,32 ha

+ Nhóm đất nhân tác:

Đất hình thành do tác động của con người san ủi làm ruộng bậc thang, diện tích có 52,10 ha.

* Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Lượng nước mặt ở Vân Đồn chủ yếu là ở các đập chứa bao gồm đập Voòng Tre, Khe Bòng, Khe Mai...

- Nguồn nước ngầm: Tương đối phong phú với trữ lượng đã tìm kiếm thăm dò tại Kế Bào khoảng 14.200 m3/ngày đêm có nơi đào khoảng 3-4 m đã đến mạch nước ngầm.

* Tài nguyên khoáng sản:

Trên địa bàn huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể đó là: Mỏ than đá có trữ lượng khoảng 107 triệu tấn, mỏ quặng sắt Cái Bầu có trữ lượng

khoảng 154 ngàn tấn, cát Vân Hải có trữ lượng khoảng 11,367 ngàn tấn chất lượng cao, được phân bố ở xã Quan Lạn, Minh Châu đang khai thác đạt 20 ngàn tấn/ năm. Ngoài ra còn có các loại khoáng sản phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng rất phong phú và đa dạng như; đá, đá vôi, cát, sỏi, đất sét dùng để sản xuất vôi, xi măng, gạch ngói phục vụ nhu cầu của địa phương.

* Tài nguyên du lịch:

Vân Đồn là một huyện đảo được tạo bởi trên 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long thơ mộng, bên cạnh vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Vân Đồn được xếp vào một trong 4 trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Ninh, đây cũng là hành lang pháp lý thuận lợi để du lịch Vân Đồn tạo thế đi lên. Trong tương lai không xa chắc chắn huyện đảo Vân Đồn sẽ là điểm đến của nhiều du khách trong nước và Quốc tế.

3.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

* Thuận lợi

- Vân Đồn là huyện có vị trí thuận lời, nằm ở vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, giao lưu với vùng kinh tế năng động cửa khẩu thị xã Móng Cái, là cửa ngõ thông ra biển của vùng Đông Bắc để lưu thông thương với các tỉnh, huyện và Trung Quốc có đường biển liền với huyện Vân Đồn.

- Tài nguyên đa dạng và phong phú đặc biệt là đá vôi, cát thủy tinh v.v.

- Có nhiều bãi biển đẹp, có rừng quốc gia Bái Tử Long và các di tích lịch sử văn hóa cho phép huyện phát triển du lịch hấp dẫn.

* Khó khăn

- Có tiềm năng phát triển du lịch nhưng sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, số ngày lưu giữ khách còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng kinh tế.

- Có địa hình phức tạp, quỹ đất xây dựng hạn chế, trong khi đó còn tồn tại những bất hợp lý của sự phát triển thiếu về quy hoạch.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Vân Đồn.

3.1.2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế.

* Tình hình phát triển chung

Thời kỳ 2002-2007 Vân Đồn có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,8%/năm.

Trong đó tăng trưởng các khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 8,01%, công nghiệp xây dựng đạt 16,05%, thương mại dịch vụ đạt 20%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 đạt 6,5 triệu đồng đến năm 2007 đạt 12,45 triệu đồng, tăng bình quân 9,62%

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế đang có bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp.

Ngành thương mại dịch vụ năm 2007 đạt 20,6%. Ngành nông lâm ngư nghiệp đạt 33,5%. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng đạt 45,9%.

3.1.2.2. Đặc điểm về dân số, lao động

* Hiện trạng dân số:

Tính đến 30/12/2007 dân số toàn huyện Vân Đồn có 41,645 người trong đó: Dân số đô thị: 7881 người chiếm 18,92%, dân số nông thôn: 33764 người chiếm 81,08%.

Nam: 20775 người chiếm 49,84% tổng dân số. Nữ : 20890 người chiếm 50,16% tổng dân số.

Bao gồm 6 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn trong đó:

Toàn huyện có 9687 hộ, bình quân 4,3 người/ hộ. Năm 2007 tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,18%.

* Gia tăng dân số:

Tỷ lệ phát triển dân số trung bình qua các năm từ năm 2000 đến năm 2007 là 1,52%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,18% sinh

* Đặc điểm phân bố và dịch chuyển dân cư:

Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 75 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao là thị trấn Cái Rồng 2157 người/km2. Xã có mật độ dân số thấp là xã Vạn Yên 16,62 người/km2

* Lao động và việc làm:

Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có 20953 lao động Trong đó: Nam 10241 người chiếm 48,8% tổng số lao động Nữ 10712 người chiếm 51,2% tổng số lao động

Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 92%, còn lại là công chức nhà nước. Số lao động có trình độ đại học cao đẳng là 500 người. Trong những năm qua huyện đã thu hút 200 dự án tạo việc làm cho hơn 2 nghìn lao động, cơ bản giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, hiện nay toàn huyện có khoảng 97% số lao động trong độ tuổi được tạo việc làm trong đó; công nghiệp và

xây dựng chiếm 6,4%; Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 87%, thương mại dịch vụ 6,6%, tỉ lệ lao động ở độ tuổi thất nghiệp là 3%.

* Thu nhập:

Trong những năm qua thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân đạt 9,8%. Năm 2002 bình quân thu nhập đầu người đạt 6,5 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 12,45 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2007 còn 5%, giảm 8% so với năm 2002.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.

* Thực trạng phát triển đô thị:

Vân Đồn có một đô thị loại V đó là thị trấn Cái Rồng. Trong những năm qua nhờ vào các chính sách vĩ mô và định hướng phát triển không gian đô thị, ngoài việc chỉnh trang và xây dựng các dân cư cũ trong nội thị, huyện đã quy hoạch và xây dựng nhiều khu dân cư mới gắn liền với dịch vụ thương mại, du lịch, bởi vì Vân Đồn đã được Thủ tướng phê duyệt là vùng kinh tế cho nên tốc độ đô thị hoá khá cao so với các đô thị khác trong tỉnh. Đặc biệt là khu vực 2 bên đường xuống cầu cảng

Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân như giao thông điện nước và các công cụ phúc lợi công cộng.

* Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn:

Nhìn chung các khu dân cư nông thôn của huyện Vân Đồn chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, do thiếu nhiều hạ tầng kỹ thuật và xã hội, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực này tuy được quan tâm nhưng sự đầu tư vẫn còn chậm, chưa đồng bộ, đặc biệt là khu vực miền núi và hải đảo, vùng sâu, vùng xa trong huyện. Việc bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn có nhiều hạn chế, chất thải, rác thải sinh hoạt chủ yếu vẫn tự phát theo phương pháp truyền thống, cho nên sẽ gây hậu quả ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất, không khí...

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

- Về giao thông: Giao thông vận tải đường bộ và đường thuỷ nội địa thông suốt, tuyến giao thông chính đường 334 có chiều dài 31 km, điểm đầu từ Cửa Ông đến xã Vạn Yên đã được nâng cấp và trải nhựa, các tuyến đường ngoài đảo cũng được rải nhựa hoặc bê tông hoá. Toàn huyện có 17 phương tiện tàu chở khách tới các xã đảo, có 31 xe khách đăng ký chạy trong huyện, trong đó có 16 xe đi các tỉnh

ngoài và 15 xe đi trong nội tỉnh, đặc biệt trong năm 2007 đã đưa tuyến xe buýt Vân Đồn - Bãi Cháy vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Ngoài ra còn các bến bãi, cảng, đường thuỷ hoạt động rất thuận lợi phục vụ đi lại cho nhân dân các xã đảo.

* Thuỷ lợi:

Huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi gồm có 28 hồ, đập chứa nước với tổng dung tích 2,840 triệu m3 gồm các đập như sau; đập Khe Mai (Đoàn Kết) có diện tích 31 ha, đập Khe Bòng (Bình Dân) 5,2 ha, đập Voòng Tre (Đài Xuyên)12 ha, đập thôn 7 (Hạ Long) 3,0 ha, đập Chương Sam (Minh Châu) 3,1 ha, đập Cẩu Lẩu (Ngọc Vừng) 3,0 ha...còn lại các đập nhỏ có dện tích từ 0,2 ha đến 2,5 ha

* Giáo dục đào tạo:

Về sự nghiệp giáo dục hiện nay toàn huyện Vân Đồn có 28 cơ sở giáo dục đào tạo. Công tác giáo dục được chỉ đạo triển khai thực hiện tốt phong trào (nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục), đồng thời đảm bảo chất lượng dạy và học tại các trường.

* Y tế :

Trên địa bàn huyện hiện có bệnh viện đa khoa với sức chứa khoảng 80 giường bệnh, được xây dựng nhà cao tầng, trang thiết bị đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 10 trạm y tế tuyến xã, thị trấn, với 28 giường bệnh. Số cán bộ y tế trong toàn huyện hiện có 105 người trong đó 14 bác sĩ, 32 y sỹ, 37 y tá, 9 nữ hộ sinh và 6 cán bộ ngành dược

* Văn hoá, thể dục thể thao

Được các cấp các ngành quan tâm và chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt và tham gia các phong trào hiệu quả

* Năng lượng:

Đến nay đã có 7/12 xã, thị trấn được dùng điện quốc gia, riêng 5 xã Đảo dùng máy phát điện DIEZEN, và các máy phát điện nhỏ. Tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia đạt khoảng 60%

* Bưu chính - viễn thông:

Bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện được đầu tư, mở rộng hiện nay có 1 bưu cục trung tâm thị trấn Cái Rồng, bưu cục xã Bình Dân, bưu cục xã Quan Lạn và 10 điểm bưu điện văn hoá xã phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân trong xã.

3.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện xã hội

* Thuận lợi

- Giao thông vận tải đường bộ và đường thủy nội địa thông suốt. Các bến bãi, cảng, đường thủy hoạt động rất thuận lợi phục vụ đi lại cho nhân các xã đảo.

- Khả năng đô thị hóa cao kết hợp với sự phát triển du lịch sinh thái của các điểm du lịch, tạo thành hệ thống vùng du lịch, thương mại dịch vụ thuận lợi cho phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn.

- Nhân dân có truyền thống cách mạng lâu đời, có tinh thần hiếu học, sáng tạ,

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 36 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)