5. Ý nghĩa của đề tài
3.4. Đánh giá thông qua ý kiến của cán bộ TNMT về tình hình thực hiện quy
hoạch sử dụng đất trên địa bàn và áp dụng các văn bản mới liên quan đến quy hoạch sử dụng đất hiện nay
Để tiến hành công tác đánh giá thông qua ý kiến của cán bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn, cũng như những khó khăn và thuận lợi khi áp dụng các văn bản mới, tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ TNMT bằng phiếu điều tra gồm 30 phiếu (14 phiếu điều tra cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, 16 phiếu điều tra cán bộ địa chính tại 8 xã). Kết quả điều tra được tổng hợp theo bảng 3.11.
Bảng 3.11: Kết quả điều tra lấy ý kiến của cán bộ TNMT
TT Nội dung Kết quả điều tra
Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Thuận lợi để thực hiện QH và áp dụng văn bản mới 30 100
Tinh thần đoàn kết của nhân dân - -
Sự tin tưởng vào chính của đảng và Nhà nước của dân - - Sự ủng hộ của các ban ngành và UBND địa phương - -
Tất cả các phương án trên 30 100
2 Những khó khăn khi thực hiện quy hoạch 30 100
Trình độ người dân còn hạn chế 6 20
Chính sách còn nhiều bất cập 5 16,67
Quy hoạch chưa sát thực, chỉ tiêu quy hoạch quá cao 2 6,67
Vấn đề về vốn và kỹ thuật 7 23,33
Tất cả các phương án trên 10 33,33
3 Khó khăn khi áp dụng các văn bản mới 30 100
Do cấp trên phổ biến xuống địa phương còn chậm 6 20 Do công tác tuyền truyền, áp dụng của cấp địa phương 8 26,66
Trình độ của người dân còn hạn chế 5 16,67
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương 9 30 Bản thân các văn bản văn đó tính khả thi chưa cao 2 6,67
Qua bảng 4.16 cho ta kết quả điều tra lấy ý kiến cán bô TNMT như sau:
a) Thuận lợi trong công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất và áp dụng các văn bản mới liên quan đến quy hoạch sử dụng đất
Tất cả các phiếu điều tra cán bộ TNMT đều cho ý kiến: nhờ tinh thần đoàn kết của người dân, sự tin tưởng của họ vào chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện vô cùng to lớn cho công tác tuyên truyền và thực thi các dự án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn và việc áp dụng các văn bản mới liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. Mặt khác, được sự ủng hộ và hợp tác thực hiện của các ban ngành và UBND các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhanh chóng, kịp thời. Cũng như việc tiếp thu và áp dụng các văn bản mới liên quan đến quy hoạch sử dụng đất một cách kịp thời và hiệu quả hơn.
b) Những khó khăn trong công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất bên cạnh những thuận lợi thì còn tồn tại những khó khăn hạn chế làm cho công tác thực hiện quy hoạch không đạt chỉ tiêu đưa ra. Qua kết quả điều tra lấy ý kiến của cán bộ TNMT đã đưa ra các ý kiến về nhưng khó khăn khi thực hiện các dự án quy hoạch sử dụng đất: 20 % số cán bộ được điều tra cho rằng do trình độ của người dân còn hạn chế; 16,67 % số cán bộ cho rằng do chính sách còn nhiều bất cập; 6,67 % ý kiến cho rằng quy hoạch chưa sát thực, chỉ tiêu quá cao so với điều kiện áp dụng của địa phương; 23,33 % ý kiến cho rằng do vấn đề về vốn và kỹ thuật còn hạn chế; 33,33 % số cán bộ cho rằng tất cả các lý do trên đều là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất không đạt 100 % chỉ tiêu đề ra.
Do đó, trong tương lai cần có sự quan tâm đầu tư tích cực của các ban ngành, UBND huyện, tỉnh về các chính sách, vấn đề về vốn và kỹ thuật cũng như nâng cao trình độ của cán bộ và thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao sự hiểu biết của người dân về công tác quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi đem đến tính khả thi của việc thực hiện các dự án quy hoạch sử dụng đất.
c) Khó khăn khi áp dụng các văn bản mới liên quan đến quy hoạch sử dụng đất
Qua kết quả điều tra, ý kiến của các cán bộ TNMT đưa ra những khó khăn khi áp dụng các văn bản mới liên quan đến quy hoạch sử dụng đất như: mặc dù các văn bản mới đã phê duyệt và có hiệu lực thực thi do cơ quan Nhà nước xét duyệt, tuy nhiên việc phổ biến từ cấp trên xuống địa phương còn chậm và chưa kịp thời; Hoặc do công tác tuyên truyền, thực hiện của địa phương còn chậm dẫn tới việc áp dụng các văn bản mới chưa kịp thời. Mặt khác, do trình độ của người dân còn hạn chế
nên việc tiếp thu và áp dụng các văn bản mới chưa mang lại hiệu quả cao; Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau nên việc thực thi các văn bản mới mang lại tính khả thi cao hay thấp cũng rất khác nhau.
Từ những tồn tại trên đã gây không ít khó khăn cho công tác tuyên truyền và áp dụng các văn bản mới liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. Do đó, trong tương lai cần liên tục củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai đồng bộ từ trung ương đến địa phương, tiến hành tuyên truyền phổ biến và chỉ đạo áp dụng các văn bản mới một cách nhanh chóng, kịp thời. Đội ngũ cán bộ phải thực sự gần gũi với nhân dân để có thể hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân cũng như điều kiện áp dụng của từng địa phương. Có như vậy thì việc áp dụng các văn bản mới liên quan đến quy hoạch sử dụng đất mới đạt hiệu quả.