8. Cấu trúc của luận văn
3.5.5. Đánh giá bài trắc nghiệm
*Độ khó của cả bài trắc nghiệm:
Điểm trung bình lý tưởng = (Điểm tuyệt đối + Điểm may rủi)/2 = (10+0,4*25/4)/2=6,25 Bộ mã đề 1 Bộ mã đề 2 Bộ mã đề 3 Bộ mã đề 4 Bộ mã đề 5 Điểm TB thực tế 6,39 6,69 6,71 6,5 6,3
Từ kết quả thực nghiệm cho thấy điểm trung bình thực tế nằm gần với điểm trung bình lí thuyết. Như vậy độ khó của các bài trắc nghiệm này có thể chấp nhận được và có thể dùng làm đề kiểm tra hết học trình cho sinh viên trường CĐCN&KTCN hoặc các trường cao đẳng khối kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết luận chƣơng 3
Sau khi xác định được mục đích, đối tượng, phương pháp và các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm thực tế đối với 3 ngành đào tạo, gồm 5 lớp sinh viên cụ thể như sau; K5A.HTĐ, K5B.HTĐ, K5A.KTĐ, K5B.KTĐ, K5A.XD. Qua tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Điểm số của bài trắc nghiệm trải rộng, điểm trung bình thực tế đạt cao. Điều này đã phản ánh chính xác KQHT của sinh viên trường CĐCN&KTCN. Kết quả đó giúp cho sinh viên quyết tâm đạt thành tích cao trong học tập bằng chính năng lực của mình.
- Nội dung kiểm tra bao quát toàn bộ chương trình của phần Điện học, sự phân bố hợp lý số lượng câu hỏi của 5 chương cho các ngành đào tạo.
- Từ kết quả thực nghiệm về độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi cho thấy sinh viên mới chỉ dừng lại việc học tập ở mức độ ghi nhớ, tái tạo (đạt trình độ nhận biết), bước đầu thông hiểu. Khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống mới còn hạn chế. Vì vậy GV cần điều chỉnh tăng số giờ luyện tập, tổ chức kiểm tra hợp lý về thời gian làm bài và sự phân bố đề kiểm tra.
- Do bước đầu còn chưa có nhiều kinh nghiệm soạn thảo các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dành cho sinh viên hệ cao đẳng nên khi đưa các câu hỏi vào kiểm tra học trình một số câu hỏi chưa đạt được đầy đủ các yêu cầu như mong muốn về độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi. Tuy nhiên theo đánh giá các câu hỏi bằng phân tích thống kê thì chúng ta có thể thấy có thể dùng 140 câu hỏi trắc nghiệm này làm ngân hàng câu hỏi cho phần Điện học-chương trình VLĐC dành cho hệ Cao đẳng. - Bài trắc nghiệm được tiến hành thực nghiệm một lần nên kết quả thực nghiệm thu được có độ tin cậy chưa cao. Đối với việc thực nghiệm sư phạm đã bước đầu giúp cho chúng tôi có được những kinh nghiệm cần thiết trong công việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm. Thông qua đó biết cách tiến hành tổ chức KTĐG bằng TNKQ trên lớp học và tương lai sẽ mở rộng sang tổ chức KTĐG bằng TNKQ trên mạng Internet.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN CHUNG
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, căn cứ nhiệm vụ đã đề ra chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau: