Trong dạng điều chế FSK, thông tin được mã hoá trên sóng mang bằng cách dịch tần số sóng mang 0 . Với dạng tín hiệu số ở dạng điều chế này, đường bao sóng mang giữ không đổi, còn tần số 0 có 2 giá trị là (0-) và (0+), tuỳ thuộc vào tín hiệu phát đi là bit 0 hay 1. Sự dịch f = /2 được gọi là lệch tần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đại lượng 2f đôi khi được gọi là khoảng cách TONE vì nó là biểu hiện khoảng cách giữa các bit 0 và 1.
Trường của dạng điều chế FSK được viết như sau:
Es(t) = E0cos[(0t+m(t) 2f)+s] (2.7)
Với m(t) có thể nhận 2 giá trị ±1. Nếu 2f là độ lệch tần đỉnh- đỉnh thì tham số = 2f/B được gọi là chỉ số điều chế tần số. Tương ứng với các khác nhau sẽ có các sơ đồ khác nhau.
Khi = 0.5 thì được coi là điều chế khoá dịch tần tối thiểu MSK (Minimum Shift Keying), dạng phổ công suất nén rất chặt làm cho sơ đồ này rất hấp dẫn đối với các hệ thống tốc độ cao, độ rộng băng tần giữa các điểm không ở thực tế 1.5B Khi (0,5 0, 7) thì được coi là điều chế khoá dịch tần pha liên tục CPFSK (Continuous Phase Frequency Shift Keying) hoặc là độ lệch tần hẹp, và dạng phổ của nó bị nén rất chặt, như vậy có thể coi MSK là trường hợp riêng của CPFSK. Giải điều chế tại tầng IF có thể được thực hiện bằng bộ phân biệt tần số đường dây trễ.
Khi >> 1 thì được coi là điều chế FSK lệch tần rộng và phổ của nó được phân thành 2 thành phần tập chung quanh fs- f và fs+f tương ứng, mỗi thành phần được coi giống như phổ của tín hiệu điều chế ASK nếu đủ lớn xem hình 2.31. Như vậy độ rộng băng tần tổng cộng rất rộng, vì thế sơ đồ này không thích hợp cho hệ thống tốc độ cao, nhưng có thể dùng cho các hệ thống đơn giản và rẻ tiền. Có thể điều chế tín hiệu IF bằng phương pháp đường bao hoặc đồng bộ.
Các trường hợp trung bình 1 thực tế không quan tâm. Vì tần số của tín hiệu không phải là hằng số trong khi điều chế, sơ đồ FSK không thể thực hiện được cho dù là hệ thống đồng tần số.