PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm về các chỉ tiêu theo các tần số lấy tinh của giống gà Thái Lan
Bảng 6: Kết quả các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch giống gà Thái Lan theo các
tần suất lấy tinh (n=16; M ± SEM)
Các chỉ tiêu kiểm tra
Tần suất lấy tinh ( lần/tuần)
Một lần Hai lần Ba lần pH 7,18 ± 0,53a 7,29 ± 0,58a 7,22 ± 0,62a V (ml) 0,22 ± 0,02a 0,24 ± 0,01a 0,19 ± 0,02b % A 85,8 ± 1,34a 84,8 ± 1,14a 74,6 ± 2,21b C (×109/ml) 2,6 ± 0,38a 2,5 ± 0,04a 2,3 ± 0,05b % K 14,6 ± 0,51a 16,9 ± 0,48a 21,8 ± 0,34b % Sg 82,8 ± 0,49a 84,4 ± 1,15a 81,25 ± 1,39b
Ghi chú: Các chữ cái in thường ở phía trên trong cùng 1 hàng khác nhau thì biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Tần suất khai thác tinh dịch trên giống gà Thái có ảnh hưởng rất đáng kể trên các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch trong thời gian thí nghiệm. Kết quả ở Bảng 6 cho thấy có sự giảm dần các giá trị về chất lượng của tinh dịch kiểm tra trừ chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kì hình có sự tăng lên khi tần suất khai thác tinh tăng.
Kết quả cho thấy pH của giống gà Thái không có sự thay đổi nhiều qua các tuần suất xuất tinh với các giá trị là 7,18 ± 0,53; 7,29 ± 0,58; 7,22 ± 0,62 tương ứng với tần suất một lần, hai lần và ba lần mỗi tuần. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Các giá trị thu được trên có giá trị lớn hơn chút ít so với kết quả trong nghiên cứu của Peters và cs (2008) cho rằng pH tinh dịch gà trống hơi có tính kiềm với giá trị trung bình là 7,01 ± 0,01.
Lượng xuất tinh cao nhất thu được khi tần suất khai thác là hai lần/một tuần với giá trị là 0,24 ± 0,02 ml. Các giá trị thu được ở thí nghiệm tần suất lấy tinh 1 tuần/lần là 0,22 ml so với giá trị thu được ở tần suất lấy tinh 3 lần/tuần là 0,19 ml. Khối lượng tinh dịch đã giảm nhiều khi tăng tần suất lấy tinh lên ba lần mỗi tuần so với tần suất một lần một tuần. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).
Nồng độ tinh trùng ở các tần suất khai thác tinh dịch ba lần mỗi tuần đã giảm đáng kể so với một lần và hai lần/tuần. Các giá trị thu được là 2,5x109 và
2,3x109 tinh trùng/ml khi thu thập hai lần và ba lần mỗi tuần so với 2,6x109 tinh trùng/ml cho một lần mỗi tuần. Kết quả thu được khi khai thác ở tần suất ba lần mỗi tuần khác với tần suất khai thác một lần và hai lần mỗi tuần và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê. Kết quả thu được khi khai thác với tần suất một lần và hai lần mỗi tuần tương tự với kết quả nghiên cứu của Tuncer và cs (2008) [48] là tinh trùng gà trống có nồng độ 2,42 x109 tinh trùng/ml. Chúng ta có thể nhận thấy rằng lượng tinh trùng xuất tinh/ml đã giảm đáng kể khi tần suất khai thác tinh dịch tăng lên.
Tỷ lệ phần trăm tinh trùng tiến thẳng trong thí nghiệm tần suất lấy tinh một lần, hai lần và ba lần mỗi tuần tương ứng là 85,8 % ± 1,34 ; 84,8 % ± 1,14 và 74,6% ± 2,21. Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng trong tần suất khai thác hai lần và ba lần mỗi tuần có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Kết quả thu được giữa tần suất lấy tinh một lần so với hai lần và ba lần mỗi tuần có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P= 1,00).
Tỷ lệ tinh trùng kì hình có xu hướng tăng dần khi tần suất khai thác tinh tăng. Kết quả thu được ở tần suất khai thác một lần, hai lần và ba lần tương ứng là 14,6 ± 0,51; 16,9 ± 0,48; 21,8 ± 0,34. Theo Nguyễn Tấn Anh (2003) [2], kết quả thu được ở tần suất khai thác một lần và hai lần trong thí nghiệm đều nằm trong phạm vi chấp nhận được để sử dụng trong thụ tinh nhân tạo. Tỷ lệ tinh trùng kì hình ở tần suất ba lần mỗi tuần so với tần suất một và hai lần mỗi tuần có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P = 0,97). Sự sai khác giữa một lần và hai lần đều có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).
Tỷ lệ tinh trùng sống cũng chịu sự ảnh hưởng của tần suất khai thác. Tỷ lệ này cũng giảm đáng kể khi tần suất khai thác tăng lên. Sự sai khác về kết quả thu được ở tần suất hai lần mỗi tuần so với tần suất một lần và ba lần mỗi tuần không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05).
Nhận thấy, hầu hết những chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch đều bị ảnh hưởng bởi tần số của tần suất khai thác. Điều này có thể là do nền tảng di truyền của giống gà Thái Lan và trọng lượng cơ thể của chúng thấp ảnh hưởng đến hoạt động sinh tinh của những con trống.