Đặc điểm của chất lượng tinh dịch theo tần suất của hai giống gà

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của tần suất khai thác tới chất lượng tinh dịch gà trống cảnh thái lan và tân châu nuôi tại thừa thiên huế (Trang 38 - 42)

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đặc điểm của chất lượng tinh dịch theo tần suất của hai giống gà

Bảng 8: Bảng so sánh các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của hai giống gà

Thái Lan và Tân Châu qua các tần suất lấy tinh (n= 16; M ± SEM)

Các chỉ tiêu kiểm tra

Giống và tần suất xuất tinh (1 lần/tuần)

Gà Thái Lan Gà Tân Châu P

pH 7,18 ± 0,53 7,31 ± 0,47 0,866 V (ml) 0,22 ± 0,02 0,15 ± 0,04 0,000 A (%) 85,8 ± 1,34 85,83 ± 1,34 1,000 C (×109/ml ) 2,6 ± 0,38 2,5 ± 0,38 0,946 K (%) 14,6 ± 0,51 16,91 ± 0,38 0,001 Sg (%) 82,8 ± 0,49 86,08 ± 0,75 0,001 Các chỉ tiêu kiểm tra

Giống và tần suất xuất tinh (2 lần/tuần)

Gà Thái Lan Gà Tân Châu P

pH 7,29 ± 0,58 7,21 ± 0,55 0,556 V (ml) 0,24 ± 0,01 0,13 ± 0,03 0,000 A (%) 86,45 ± 1,14 82,91 ± 1,35 0,298 C (×109/ml) 2,4 ± 0,04 2,3 ± 0,08 0,114 K (%) 16,9 ± 0,48 19,06 ± 0,26 0,001 Sg (%) 84,4 ± 1,15 83,89 ± 1,12 0,729 Các chỉ tiêu kiểm tra

Giống và tần suất xuất tinh (3 lần/tuần)

Gà Thái Lan Gà Tân Châu P

pH 7,22 ± 0,62 7,26 ± 0,55 0,601 V (ml) 0,19 ± 0,02 0,16 ± 0,03 0,000 A (%) 74,6 ± 2,21 76,45 ± 1,5 0,489 C (×109/ml) 2,3 ± 0,05 2,1 ± 0,25 0,000 K (%) 21,8 ± 0,34 20,73 ± 0,34 0,098 Sg (%) 81,25 ± 1,39 75,5 ± 1,35 0,006

Kết quả qua Bảng 8 cho thấy tần suất khai thác tinh dịch trên hai giống gà Thái Lan và gà Tân Châu có ảnh hưởng rất đáng kể trên các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch trong thời gian thí nghiệm. Ở giống gà Thái Lan có các giá trị về các chỉ tiêu nồng độ, khối lượng tinh dịch, tỷ lệ sống qua các tần suất khai thác tinh dịch có cao hơn so với giống gà Tân Châu. Tỷ lệ kì hình ít hơn so với giống gà Tân Châu ở các tần suất khai thác một lần và hai lần mỗi tuần.

Giống gà Thái cho lượng tinh dịch cao hơn so với giống gà Tân Châu. Sự sai khác về lượng tinh dịch giữa hai giống này có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Ở giống gà Thái Lan lượng tinh dịch thu được trong tần suất hai lần mỗi tuần có

giá trị cao hơn hẳn tần suất một lần và ba lần mỗi tuần. Đối với giống gà Tân Châu thì có sự giảm dần chất lượng tinh dịch khi tần suất giảm. Lượng tinh dịch tiết ra không giống nhau do chịu ảnh hưởng bởi giống và có sự căng thẳng trong quá trình khai thác tinh dịch.

Nồng độ tinh trùng giữa hai loài có kết quả tương tự nhau. Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05) ở tần suất lấy tinh ba lần mỗi tuần ở hai giống này. Sự sai khác ở tần suất khai thác một lần và hai lần mỗi tuần không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt này cũng có thể do giống và sự quản lý trong quá trình khai thác. Trong nghiên cứu này có sự giảm dần nồng độ tinh trùng với sự gia tăng về tần số xuất tinh. Điều này là tương tự với những kết quả của Santayana (1985). Nồng độ tinh trùng trong hai giống là thấp hơn nhiều so với giá trị 7,9 tỷ tinh trùng/ml là kết quả của Cecil và Bakst (1988) [15] nhưng cao hơn so với kết quả thu được từ gà trống bản địa theo nghiên cứu của Nwagu và cs (1996) là 1,2 tỷ tinh trùng/ml tinh dịch. Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Anh (2003) [2] cũng có các kết quả tương tự.

Tỷ lệ sống của tinh trùng trong giống gà Thái và giống gà Tân Châu trong tần suất hai lần mỗi tuần khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Sự khác nhau giữa hai giống ở tần suất một lần và ba lần đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hoạt lực của tinh trùng có sự sai khác nhau giữa hai giống nhưng không có ý nghĩa thống kê. Ở tần suất khai thác tinh dịch hai lần có sự khác biệt giữa hai giống. Ở giống gà Thái Lan tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng tăng lên, bên cạnh đó tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng ở giống gà Tân Châu lại giảm rất nhiều so với tần suất khai thác tinh một lần mỗi tuần. Ở tần suất lấy tinh ba lần mỗi tuần thì tỷ lệ này cũng giảm nhưng ở giống gà Tân Châu giảm ít hơn.

Các giá trị pH tinh dịch kiểm tra được ở cả hai giống cũng nằm trong phạm vi báo cáo nghiên cứu về tinh dịch gia cầm của Etches (1998) [19]. Peters và cs (2008) [41] kết luận rằng pH tinh dịch gà trống hơi có tính kiềm với giá trị trung bình là 7,01 ± 0,01; trong khi Tuncer và cs (2008) [48] và Bah và cs (2001) [8] cho rằng độ pH tinh dịch dao động từ 7,54 ± 0,04 đến 7,80 ± 0,03. Độ pH ít bị ảnh hưởng bởi tần suất xuất tinh và sự sai khác giữa các giống qua các tần suất lấy tinh không có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ tinh trùng bất thường trong hai giống thấp hơn 20% so với hai giống trong nghiên cứu của Hafez (1995). Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng và tinh trùng sống thu được cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Sexton (1981).

Qua kết quả thu được có thể đưa ra kết luận rằng chất lượng tinh dịch của gà trống Thái Lan có chất lượng cao hơn gà trống Tân Châu dù là không quá vượt trội. Yếu tố tần suất khai thác tinh có ảnh hưởng đến chất lượng tinh gà Tre Trân Châu nhiều hơn là gà Tre Thái. Điều này có thể được giải thích dựa trên đặc điểm sinh lý của gà, đặc biệt là cơ quan sinh sản. Nếu khai thác với tần suất cao khiến sức khỏe con trống chưa kịp phục hồi. Khi xuất tinh, gà trống đưa ra khỏi cơ thể một lượng năng lượng đáng kể. Năng lượng này sẽ được bù đắp bởi dinh dưỡng ăn vào hằng ngày nhưng sức chứa đường tiêu hóa có hạn không chứa đủ nhu cầu cho của gà trống. Mặc khác, sự chuyển hóa các chất trong cơ thể và hoạt động của cơ quan sinh dục không kịp đáp ứng làm nồng độ tinh trùng không xuất ra như trong trạng thái sinh lý bình thường mà gà trống có đủ thời gian phục hồi thể trạng sau đợt lấy tinh trước. Cả hai giống gà đều có các chỉ tiêu như hoạt lực, nồng độ, thể tích thấp hơn nhiều so với so với giống gà nhà nuôi thương phẩm. Số liệu này được báo cáo bởi Nguyễn Tấn Anh (2003) [2]. Điều này có thể giải thích được là do sự khác biệt giữa hai giống khác nhau nên có sự sai khác về chất lượng tinh dịch. Khối lượng các giống gà nhà thương phẩm như gà Ri, gà Mía, gà Hồ… con trống đạt từ 2 kg trở lên lớn hơn nhiều so với các giống gà Tre chỉ khoảng từ 1,2 – 1,3 kg. Giống gà thương phẩm chú trọng chọn lọc những con có khả năng sinh trưởng, sinh sản nổi trội, trong khi đó ở gà cảnh lại chú trọng đến hình thái bên ngoài mà ít chú trọng đến các yếu tố về sinh sản, thậm chí có nhưng chỉ tiêu làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản lại được ưa chuộng như chân ngắn, đuôi dài... làm cản trở quá trình giao phối. Kết quả so sánh giữa hai giống gà cho thấy gà Thái có chất lượng cao hơn, điều này cũng có thể giải thích do khối lượng của gà Thái cao hơn gà Tân Châu.

Giá trị thu được về khối lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng đã chỉ ra rằng sự gia tăng về khối lượng có thể không nhất thiết nồng độ tinh trùng phải cao hơn. Các ước tính tương quan thu được khối lượng tinh dịch và vận động của tinh trùng đã được dự kiến bởi vì càng có nhiều khối lượng của chất lỏng, nhiều không gian hơn có sẵn cho tinh trùng các tế bào di chuyển dễ dàng. Mối tương quan tích cực và đáng kể hệ số giữa khối lượng, nồng độ tinh trùng,

vận động của tinh trùng và pH của tinh dịch trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của Tomar và cs (1966) khi cho rằng sự vận động của tinh trùng ban đầu thấp gây ra độ pH của tinh dịch thấp dao động hơi chua hơi có tính kiềm. Giá trị pH của tinh dịch cho cả hai giống đều hơi kiềm và dao động từ 7,01 ± 0,01 đối với giống gà Thái và 7,04 ± 0,02 đối với giống gà Tân Châu.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của tần suất khai thác tới chất lượng tinh dịch gà trống cảnh thái lan và tân châu nuôi tại thừa thiên huế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w