PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. Đặc điểm về các chất lượng tinh dịch qua các tần suất lấy tinh của giống gà Tân Châu
giống gà Tân Châu
Bảng 7: Kết quả các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch giống gà Tân Châu qua
các tần suất lấy tinh ( n=16; M ± SEM)
Các chỉ tiêu kiểm tra
Tần suất lấy tinh ( lần/tuần)
Một lần Hai lần Ba lần pH 7,31 ± 0,47a 7,21 ± 0,55b 7,26 ± 0,55b V (ml) 0,15 ± 0,04a 0,13 ± 0,03b 0,12 ± 0,03b % A 85,83 ± 1,34a 82,91 ± 1,35b 76,45 ± 1,5c C (×109/ml) 2,5 ± 0,38a 2,4 ± 0,08a 2,1 ± 0,25b % K 16,91 ± 0,38a 19,06 ± 0,26b 20,73 ± 0,34c % Sg 86,08 ± 0,75a 83,89 ± 1,12b 75,5 ± 1,35c
Ghi chú: Các chữ cái in thường ở phía trên trong cùng 1 hàng khác nhau thì biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Kết quả qua Bảng 7 cho thấy tần suất khai thác tinh dịch trên giống gà Tân Châu có ảnh hưởng rất đáng kể trên các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch trong thời gian thí nghiệm. Tương tự với giống gà Thái thì ở giống gà Tân Châu cũng có sự giảm dần các giá trị về chất lượng của tinh dịch kiểm tra trừ chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kì hình có sự tăng lên khi tần suất khai thác tinh tăng.
Lượng tinh dịch xuất tinh trong mỗi tần suất hai lần và ba lần mỗi tuần không giảm nhiều. kết quả thu được khi khai thác tinh dịch với tần suất một lần, hai lần và ba lần mỗi tuần có giá trị tương ứng là 0,15 ml; 0,13 ml và 0,12 ml. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Khối lượng tinh dịch thu được trong các cá thể thuộc giống gà Tân Châu là rất thấp và không nằm trong giới hạn kết quả 0,26 - 0,35ml là kết quả thu được của Bakst (1990).
Giá trị pH bị ảnh hưởng ít bởi tần suất khai thác. Giá trị pH thu được nằm trong phạm vi 7,31 - 7,26. Sự sai khác giữa các giá trị này không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Các giá trị pH thu được nằm trong phạm vi nghiên cứu của Donoghue; Wishart (2000) [18] và Siudzinska; Lukaszewicz (2008b) [47] chỉ ra rằng tinh trùng gà thường ở trong phạm vi pH từ 6,0 đến 8,0. Tuncer và cs (2008) [48] và Bah và cs (2001) [8] cũng cho rằng độ pH tinh dịch dao động từ 7,54 ± 0,04 đến 7,80 ± 0,03. Điều này cho thấy sự thay đổi pH của tinh dịch có thể là do nhiều yếu tố.
Nồng độ tinh trùng bị giảm một cách đáng kể ở tần suất lấy tinh một lần và ba lần mỗi tuần với các giá trị tương ứng là 2,5 ± 0,38 và 2,1 ± 0,25. Sự sai
khác không có ý nghĩa thống kê ( P> 0,05). Khi so sánh ở mức độ xuất tinh, không có sự khác biệt đáng kể giữa các cá thể gà trống cho nồng độ tinh trùng với các giá trị khác nhau tương ứng là 2,4 – 2,5×109 tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch. Các giá trị tinh trùng trung bình thấp nhất mỗi lần xuất tinh được quan sát thấy ở cá thể có tinh dịch thu thập ba lần mỗi tuần là 2,1×109 tinh trùng/ml tinh dịch. Các giá trị ở tần suất một lần và hai lần mỗi tuần phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tuncer và cs (2008) [48]. Tuncer và cs (2008) đã ghi nhận rằng tinh trùng gà trống có nồng độ 2,42 ± 0,02x109 tinh trùng/ml, trong khi các nhà nghiên cứu khác trích dẫn thì nồng độ tinh trùng là 3,53x109 tinh trùng/ml, 2,20x109 tinh trùng/ml đối với các giống gà White Leghorn và 3,32x109 tinh trùng/ml và 3,347x109 tinh trùng/ml đối với giống New Hampshire. Ở tần suất khai thác tinh dịch hai lần so với tần suất một lần và ba lần mỗi tuần không có ý nghĩa thống kê ( P = 0,119).
Tỷ lệ tinh trùng kì hình có sự khác nhau giữa tần suất một lần và ba lần mỗi tuần, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên khi tần suất xuất tinh tăng.
Tỷ lệ sống cũng giảm dần khi tăng tần suất lấy tinh với các giá trị tương ứng là 86,08 ± 0,75 và 75,5 ± 1,35, tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng có sự giảm dần khi tần suất khai thác tinh tăng lên. Các giá trị thu được tương ứng ở các tần suất khai thác một lần, hai lần và ba lần mỗi tuần là 85,83 ± 1,34; 82,91 ± 1,35; 76,45 ± 1,5, tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê.