PH của tinh trùng

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của tần suất khai thác tới chất lượng tinh dịch gà trống cảnh thái lan và tân châu nuôi tại thừa thiên huế (Trang 25 - 26)

Độ pH của một chất lỏng được xác định bằng nồng độ ion H+ có trong đó. Số lượng ion H+ càng tăng thì chất lỏng đó càng toan và ngược lại thì kiềm tính. Độ pH tinh dịch thay đổi nhẹ giữa các giống khác nhau và các loài gia cầm. Độ pH tinh dịch tối ưu khoảng giữa 7,0 và 7,4. Vận động của tinh trùng nói chung là cao giữa độ pH 7,0 và 7,4 (hơi có tính kiềm) và làm tăng khả năng thụ tinh so với độ pH 6,4 (có tính axit), ở độ này không thích hợp để bảo quản tinh dịch vì nó có thể gây ra thiệt hại cho tương bào của tinh trùng [32]. Donoghue; Wishart (2000) và Siudzinska; Lukaszewicz (2008b) [19; 34] với một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh trùng gà thường ở trong phạm vi pH từ 6,0 đến 8,0. Peters và cs (2008) [41] cũng cho rằng pH tinh dịch gà trống hơi có tính kiềm với giá trị trung bình là 7,01 ± 0,01; trong khi Tuncer và cs (2008) và Bah và cs (2001) [9;48] cho rằng độ pH tinh dịch dao động từ 7,54 ± 0,04 đến 7,80 ± 0,03. Điều này cho thấy sự thay đổi pH của tinh dịch có thể là do nhiều yếu tố. Tinh dịch có chất lượng kém thường có một số lượng lớn chất tiết từ các tuyến phụ, làm tăng pH tinh dịch. Theo Nguyễn Tấn Anh (2003) [3] thì tinh dịch của các loài gia cầm khác nhau thì có độ pH khác nhau.

Bảng 3: pH của một số loài gia cầm và thủy cầm

Loài Gà nhà Gà tây Ngỗng Ngan nội Vịt pH 7 – 7,5 7 – 7,5 6,8 – 7,2 6,8 – 7, 2 6,8 – 7,2

(Nguồn: Nguyễn Tấn Anh, 2003)

Để đo pH thì tốt nhất đo bằng giấy quỳ, còn sử dụng đồng hồ đo độ pH có thể tốn kém và có một số tính chất trong tinh dịch ngăn chặn đo pH [18].

Dùng giấy chỉ thị màu: Chuẩn bị giấy chỉ thị sau đó dùng đũa thủy tinh nhỏ một giọt tinh nguyên lên giấy chỉ thị màu, màu của giấy chỉ thị sẽ thay đổi, ta so sánh với màu chuẩn trên cuộn giấy chỉ thị ta sẽ có kết quả. Kết quả chỉ đọc trong vòng 2 – 3 giây, nếu để lâu thì kết quả sẽ không chính xác [27].

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của tần suất khai thác tới chất lượng tinh dịch gà trống cảnh thái lan và tân châu nuôi tại thừa thiên huế (Trang 25 - 26)