Nồng độ tinh trùng (C)

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của tần suất khai thác tới chất lượng tinh dịch gà trống cảnh thái lan và tân châu nuôi tại thừa thiên huế (Trang 27 - 28)

2.7.5.1. Khái niệm:

Nồng độ tinh trùng được định nghĩa là số lượng tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh (ml) và có thể cho biết số lượng giống có thể được thụ tinh [17]. Mật độ tinh trùng ở các loài khác nhau thì khác nhau. Mật độ của tinh dịch gà trống trong phạm vi từ 800 x103 đến hơn 6x106 tinh trùng/ml [6]. Do đó, nồng độ của mỗi lần xuất tinh của con trống là rất quan trọng. Nồng độ tinh trùng thấp hơn có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng trong khả năng sinh sản của gà trống. Vấn đề này có thể là do bệnh tật hay do kích thích không đủ với con vật trước khi thu thập. Thông thường nồng độ tinh dịch quá ít không gây mất khả năng sinh sản. Tuy nhiên lượng tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh ít hơn 500 triệu tinh trùng mỗi ml đã được xác định là có tỷ lệ thụ tinh thấp [12]. Tuncer và cs (2008) [48] đã ghi nhận rằng tinh trùng gà trống có nồng độ 2,42 ± 0,02x109

tinh trùng/ml, trong khi các nhà nghiên cứu khác trích dẫn thì nồng độ tinh trùng là 3,53 ± 1,00x109 tinh trùng/ml, 2,20x109 tinh trùng/ml, 1,878 ± 0,2x109 tinh trùng/ml đối với các giống gà White leghorn và 3,32x109 tinh trùng/ml, và 3,347x109 tinh trùng/ml đối với giống New Hampshire [52; 46]. Tương tự, Bah và cs (2001) [9] cho rằng nồng độ tinh trùng của các gia cầm địa phương bản địa tại Nigeria là 2,26 ± 1,08 x 109 tinh trùng/ml.

2.7.5.2. Phương pháp đánh giá

Đây là phương pháp khá chính xác, nó được sử dụng phổ biến hiện nay. Có nhiều buồng đếm hồng cầu, bạch cầu như Toma, Goriacp, Niubawơ. Nhưng về hình dạng cấu tạo của nó là tương tự như nhau và nguyên tắc sử dụng cũng như nhau. Buồng đếm hồng cầu được sử dụng để xác định số lượng các tế bào tinh trùng trong lần xuất tinh và được điều chỉnh theo kích thước để tất cả các tế bào tinh trùng được đếm [17]. Vì diện tích của mỗi ô bé nhất của buồng đếm là: S= 1/400 mm2 và độ sâu của buồng đếm là 1/10 mm. Chúng ta phải đếm số tinh trùng quan sát được trong 5 ô trung bình (80 ô nhỏ). Đó cũng là số tinh trùng có được trong một thể tích 1/50 mm3. Từ đó có thể suy ra số lượng tinh trùng có trong 1m3 và trong 1cm3 (1ml) tinh dịch. Cách tiến hành như sau:

Đưa buồng đếm lên kính hiển vi có độ phóng đại từ 200- 600 lần, sau đó điều chỉnh kính hiển vi cho nhìn rõ buồng đếm. Đặt một lamen khô và sạch lên buồng đếm. Dùng ống pha loãng bạch cầu đã được rửa sạch sấy khô hút tinh dịch đến vạch 0,5 (hoặc vạch 1,0). Sau đó hút dung dịch nước muối NaCl 3%. Đến vạch

11 để giết tinh trùng và pha loãng tinh dịch. Trong quá trình hút tinh dịch hoặc hút nước muối cần chú ý không gây hiện tượng sủi bọt. Nếu có hiện tượng đó thì phải làm lại. Bịt 2 đầu của ống pha loãng bằng ngón tay cái và ngón tay nhẫn, lắc nhẹ 5 – 6 lần cho đều. Như vậy trong đoạn phình của ống pha loãng bạch cầu, tinh dịch được pha loãng 20 lần (nếu hút tinh dịch đến vạch 0,5) và 10 lần (nếu hút tinh dịch đến vạch 1,0). Bỏ đi đoạn nước muối 3% ở đoạn ống mao dẫn phía dưới của phần phình ra, vì ở phần này không có tinh trùng.

Sau nhỏ hỗn hợp này vào khe buồng đếm, chỉ cần đặt miệng của ống pha loãng vào mép lamen là do lực mao dẫn hỗn dịch sẽ được hút đầy vào buồng đếm (không làm hỗn hợp tràn lên mặt của lamen). Dùng ốc vi cấp chỉnh cho rõ buồng đếm và tinh trùng có trên đó. Nguyên tắc đếm tinh trùng giống như đếm hồng cầu, bạch cầu.

* Chú ý: khi đếm những tinh trùng nằm trên các cạnh mỗi ô chỉ đếm hai cạnh còn hai cạnh kia nhường cho ô khác.

Chúng ta đếm tinh trùng trong 5 ô trung bình (80 ô nhỏ) kết quả được bao nhiêu tinh trùng ta ghi nhận và tính theo công thức sau:

C = n. 400/N.p.106 (1) Trong đó : - C : nồng độ tinh trùng có trong tinh dịch. - n : số tinh trùng đã đếm được trong 80 ô nhỏ. - D : mức độ pha loãng (10 hoặc 20 lần). - P : độ sâu buồng đếm.

- N : số ô con đã đếm (80 ô).

Để đơn giản hóa cách tính toán, chúng ta phải pha loãng tinh dịch 20 lần trong ống hút bạch cầu. Số lượng tinh trùng đếm được trong 80 ô con là n. Như vậy số lượng tinh trùng đếm được trong 1ml tinh dịch sẽ là:

C = n. 50. 30. 103 = n. 106

Và công thức (1) sẽ là: C = n. 106

Như vậy 1 tinh trùng đếm được trên buồng đếm đại diện cho 1.000.000 tinh trùng.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của tần suất khai thác tới chất lượng tinh dịch gà trống cảnh thái lan và tân châu nuôi tại thừa thiên huế (Trang 27 - 28)