0
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

nghiệp cường kết hợp hai hình thức đầu tư này một cách hiệu quả cường ưu điểm của từng hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU (Trang 43 -47 )

doanh nghiệp cần nâng cao năng lực đổi mới công nghệ thông qua việc tạo lập trong doanh nghiệp các trung tâm R&D.

Đổi mới tư duy, phương pháp quản lý doanh nghiệp: để nâng cao phương pháp quản lý trong doanh nghiệp thì cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài nhằm học hỏi phương pháp quản lý tiên tiến mang lại hiệu quả kinh doanh.

Chú trọng vào việc nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyển chọn và giữ chân nhân tài.

Đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng tăng cường đầu tư chiều sâu để đổi mới máy móc thiết bị và quy trình công nghệ: tăng cường tỷ lệ vốn đầu tư vào việc mua sắm thêm máy móc thiết bị mới và công nghệ hiện đại nhằm mục đích là để tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thị trường thế giới thông qua hoạt động xuất khẩu. Giải pháp này rất quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất công nghiệp từ chế tạo cơ khí đến lắp ráp điện tử, máy tính, ô tô, xe gắn máy, gia công hàng xuất khẩu (dệt, da giày), công nghiệp khai thác than, dầu khí… Ngoài ra, đối với các ngành nghề thủ công, các ngành nghề truyền thống cần tăng tỷ lệ nội địa hóa để tận dụng nguồn nhân lực và tiềm năng sẵn có trong nước, giảm giá nguyên liệu đầu vào, giảm giá thành sản phẩm đầu ra.

2. Kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa đầu tư chiều sâu và đầu tư chiều rộng trong doanh nghiệp

Trên thực tế, trong chiến lược đầu tư của doanh nghiệp thường kết hợp hai hình thức đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có các giải pháp nhằm tăng cường kết hợp hai hình thức đầu tư này một cách hiệu quả.

Bên cạnh những biện pháp nhằm đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu riêng rẽ theo hướng hiệu quả hơn ở trên thì ta cần phải kết hợp hai hình thức đầu tư này một cách hợp lý để tăng cường ưu điểm của từng hình thức đầu tư....

Thông thường với mỗi doanh nghiệp sẽ đầu tư theo chiều rộng để tạo cơ sở vật chất sau đó khi đã có được cơ sở tốt để chiếm lấy thị phần, mở rộng thị trường thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục có chiến lược đầu tư theo chiều sâu, đồng thời không ngừng củng cố mở rộng theo chiều rộng. Trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp thì việc kết hợp đầu tư

chiều rộng và đầu tư chiều sâu hợp lý là rất quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

Từ thực trạng hiện nay, trình độ quản lý vốn đầu tư, dự án đầu tư của các cán bộ trong doanh nghiệp còn thấp. Để giải quyết tình trạnh này phía nhà nước và doanh nghiệp cần kết hợp để đào tạo ra những cán bộ có trình độ quản lý tốt qua các chương trình liên kết giữa doanh nghiệp và các trường đại học, dạy nghề. Nếu như cần thiết thì doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho cán bộ quản lý học tập ở nước ngoài.

Trong cơ cấu doanh nghiệp hiện nay, đầu tư theo chiều rộng vẫn chiếm ưu thế hơn đầu tư chiều sâu. Giải pháp cho vấn đề này doanh nghiệp cần nghiên cứu chiến lược, mục tiêu rõ ràng, cụ thể để có một cơ cấu đầu tư chiều rộng và chiều sâu hợp lý để thích ứng với sự biến động của thị trường.Trước hết, doanh nghiệp nên lập các chiến lược đầu tư (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) rõ ràng, cụ thể để đảm bảo tính nhất quán, đồng thời giúp cho doanh nghiệp linh hoạt hơn với những biến động của thị trường. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải hết sức nhạy bén với sự thay đổi và xu hướng của thị trường để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xác định được thời điểm nào thì nên đầu tư chiều rộng, chiều sâu, hay kết hợp cả hai hình thức đầu tư trên.

Mặt khác, xác định chính xác chu kỳ sống của sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định được nên đầu tư chiều rộng hay đầu tư chiều sâu phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường.

Dựa vào đặc tính của một số sản phẩm mà doanh nghiệp quyết định đầu tư, một số sản phẩm đòi hỏi quy trình công nghệ thay đổi một cách nhanh chóng (ví dụ như sản phẩm điện thoại di động) thì doanh nghiệp nên đầu tư chiều sâu vào sản phẩm đó.

Doanh nghiệp cần cân nhắc khi tiến hành đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp để đảm bảo sự đồng bộ giữa các yếu tố sản xuất, phát huy ưu điểm của hai hình thức đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM KẾT HỢP ĐẦU TƯ CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ CAO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG

Thực trạng công nghệ ở nước ta hiện nay còn rất lạc hậu mà một phần quan trọng là do sự yếu kém của khâu điều hành quản lý. Do vậy, đổi mới công nghệ cần phải gắn với trách nhiệm người điều hành quản lý. Nếu không, dù đổi mới nhiều lần, công nghệ vẫn lạc hậu, sản xuất vẫn đình trệ, khó khăn lại đổ lên đầu Nhà nước.

Doanh nghiệp vẫn cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp, đưa ra những chiến lược ưu đãi và giữ chân đối với nhân lực cấp cao là rất cần thiết, bởi đó chính là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Ngoài ra các doanh nghiệp cần gắn liền hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp mình với các mục tiêu phát triển của đất nước và nhu cầu của thị trường để từ đó có cơ cấu đầu tư hợp lý, đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần phải đổi mới cơ chế hành chính, hạn chế tối đa những thủ tục rườm rà trong khâu đầu tư, tạo lập được môi trường kinh doanh đầu tư thật sự thuận lợi cho chính các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bởi cơ chế, chính sách có tốt mấy mà không đến được với cộng đồng doanh nghiệp thì cũng chẳng có tác dụng gì.

Hoạt động đầu tư chiều rộng hay chiều sâu cũng phải gắn liền với thực trạng nước nhà. Nước ta đang trong giai đoạn CNH-HĐH, việc xác định ngành công nghiệp mũi nhọn là hết sức quan trọng. Do vậy, cần đặc biệt tập trung vào ngành công nghiệp chế biến (chế biến nông, thuỷ sản và chế biến nguồn khoáng sản) để mang lại giá trị gia tăng cao. Đây chính

Trong bối là nền công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh nhất của Việt Nam. cảnh Việt Nam mới ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Trong đó cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư sẽ nhiều hơn, thế nhưng cơ hội không tự nó biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Và ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết định nhất.

KẾT LUẬN

Qua phân tích lý luận và thực tế nước ta đã cho thấy các doanh nghiệp đã và đang nhìn nhận một cách đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa đầu tư chiều rộng, đầu tư chiều sâu. Tuy

còn một số vấn đề phải bàn thêm xong đề tài nghiên cứu trên đã giải thích hầu hết các khía cạnh về đầu tư đầu tư chiều rộng, đầu tư chiều sâu và mối quan hệ giữa đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu cả về mặt lý luận và thực tiễn nước ta. Bằng các số liệu cập nhập mới nhất, đầy đủ cùng sự phân tích có tính lôgíc và cơ sở khoa học, đề tài đã đi sâu phân tích mối quan hệ biện chứng giữa đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Mối quan hệ này được thể hiện đó là: đầu tư chiều rộng sẽ tạo điều kiện tiền đề, cơ sở vật chất ban đầu cho đầu tư chiều sâu; đầu tư chiều sâu tiếp tục tạo tiền đề cho đầu tư chiều rộng ở những phương diện mới; đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu không tách rời nhau, đan xen, bổ sung cho nhau…Bên cạnh những thành tựu đạt được trong các năm qua từ việc kết hợp đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu ở nước ta vẫn còn một số tồn tại như: đầu tư chiều sâu chưa gắn kết và làm cơ sở cho sự mở rộng sản xuất; cơ cấu đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất cập; trình độ quản lý vốn đầu tư, dự án đầu tư của các cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước còn thấp gây ra thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách; đầu tư chiều sâu diễn ra chưa đều khắp và chưa có định hướng đúng đắn vào những mục tiêu chiến lược phát triển của doanh nghiệp…Như vậy, từ thực tế mối quan hệ giữa đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu nền kinh tế nước ta cho thấy một số doanh nghiệp lợi dụng lợi thế của việc kết hợp đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Nhưng mặt bằng chung các doanh nghiệp thì vấn đề này còn một số bất cập cần được khắc phục. Vì vậy, những giải pháp được đưa ra không chỉ từ phía cơ quan quản lý nhà nước mà còn xuất phát từ phía các doanh nghiệp tạo điều kiện phát huy đầy đủ ưu thế của việc kết hợp đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Có như vậy, nền kinh tế nước ta mới có thể tăng trưởng, phát triển một cách bền vững trong quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Đại học kinh tế quốc dân, 2007.

2. PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt, giáo trình lập dự án đầu tư, nhà xuất bản thống kê, 2005. 3. www.bacninh.gov.vn 4. www.tbic.vn 5. www.news.vibonline.com.vn 6. www.haiquanbinhduong.gov.vn 7. www.vneconomy.vn 8. www.doanhnghiep24g.com.vn 9. www.neu.edu.vn 10. http://dauthau.mpi.gov.vn/ 11. http://www.mof.gov.vn

12.

http://www.gso.gov.vn 13. http://dantri.com.vn/Sukien/Khong-co-nhan-luc-gioi-la-pha-san/2008/3/224568.vip

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU (Trang 43 -47 )

×