như: Giày dép 3,9 tỷ USD, tăng 47,73% so với năm 2006. Hàng điện tử linh kiện máy tính 2,2 tỷ đạt 28,8%. Nhóm sản phẩm cơ khí 2,2 tỷ USD đạt 120%, sản phẩm nhựa 45,8%, dây điện và cáp điện tăng 27,7% trong 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt tỷ lệ tăng cao.
Về mặt dịch vụ, du lịch có nhiều khởi sắc do chúng ta đã có nhiều chủ trương đầu tư theo chiều sâu khuyến khích phát triển ngành du lịch, dịch vụ như nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tạo và nâng cấp các khu du lịch đồng thời quảng bá rộng rãi. Vì vậy mà hoạt động du lịch phát triển mạnh, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 4,4 triệu lượt người, tăng 17% so với 2006. Lượng khách quốc tế tăng nhanh làm cho nhu cầu về khách sạn và dịch vụ tăng theo. Cơ hội đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch và dịch vụ giải trí tại Việt Nam trở nên cực kỳ hấp dẫn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch có bước chuyển biến quan trọng. Khoa học công nghệ được ứng dụng đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Hoạt động du lịch đã tạo ra 1,7 triệu việc làm mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 14.7%, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài.
2.2. Hạn chế
Năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam là rất yếu, đầu tư của doanh nghiệp cho đổi mới công nghệ còn rất thấp, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, nơi có nhu cầu cao về đổi mới công nghệ. Theo số liệu hiện có của Tổng cục thống kê năm 2003 thì có khoảng 8% số doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, 75% có công nghệ trung bình và lạc hậu. Công nghệ của các doanh nghiệp chủ yếu được nhập khẩu từ các nước khác nên thiếu đồng bộ. Trong khi đó chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia cho các công ty con ở trong nước còn rất hạn chế. Theo kết quả điều tra 93 Doanh nghiệp (gồm 60 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 33 doanh nghiệp trong nước) do viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện năm 2004, 70% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho rằng họ ít tiếp cận được công nghệ của công ty mẹ. Điều này được giải thích phần nào qua các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ mức trung bình.
Để thu lợi ích thông qua con đường chuyển giao và rò rỉ công nghệ thì chiến lược thu hút các công ty đa quốc gia là chưa đủ mà đồng thời cần phải tăng năng lực nghiên cứu và triển khai( R& D), đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước. Nếu doanh nghiệp không có khả năng tiếp thu công nghệ, không có lao động trình độ đủ để ứng dụng công nghệ thì sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia cũng không mang lại lợi ích nhiều cho
doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, khả năng chuyển giao và tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp trong nước càng dễ dàng hơn nếu như sự chênh lệch về trình độ trong nước và nước ngoài càng thấp. Ngoài ra nếu trình độ lao động quá thấp thì việc chuyển giao và tiếp thu công nghệ mới cũng không xảy ra, chưa nói gì đến đổi mới công nghệ. Điều này cũng cản trở tạo dựng mối liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Vì vậy đầu tư cho công nghệ và đổi mới công nghệ đòi hỏi phải đi đôi với đào tạo đội ngũ lao động có đủ trình độ để nắm bắt và sử dụng công nghệ. Đầu tư lệch pha sẽ dẫn đến tình trạng công nghệ hiện có sẽ không được sử dụng hiệu quả và hạn chế khả năng tiếp thu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, năng lực nghiên cứu và triển khai rất thấp, khả năng đầu tư cho công nghệ và đổi mới công nghệ rất yếu. Chi cho hoạt động này của các doanh nghiệp còn thấp, hầu hết dành chi cho các nghiên cứu tối thiểu về đổi mới mẫu mã, cải tiến sản phẩm trước áp lực cạnh tranh trong nước chứ chưa dành cho nghiên cứu để đổi mới công nghệ. Đặc biệt trong ngành dệt may thiếu thông tin nghiêm trọng, trong khi ngành này rất cần một địa chỉ tin cậy để thẩm định về nguyên vật liệu, công nghệ, thiết bị... nhưng hầu như chưa có. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Nhơn Hữu, giải thích: “Ý thức về tầm quan trọng của công nghệ, thiết bị đối với sự sống còn của doanh nghiệp chưa cao. Sau hơn 4 năm Luật doanh nghiệp ra đời, có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp được khai sinh nhưng mức đầu tư cho thiết bị mới vẫn gần như giẫm chân tại chỗ. Chính vì lẽ đó mà khoảng cách giữa các công ty tư vấn công nghệ và doanh nghiệp nói chung ngày càng lớn. Phải đến 20 năm nữa chúng ta mới có thị trường tư vấn đúng nghĩa”. Điều đó được thể hiện rõ trong bảng số liệu sau:
Bảng 6: Tỷ lệ chi cho nghiên cứu và triển khai tính trên doanh thu
Đơn vị : % tỷ lệ R&D các
ngành
DN có vốn nước ngoài DN trong nước
2001 2002 2003 2001 2002 2003 may mặc – da dày 3.9 2.1 1.4 2.02 2.3 1.04 chế biến thực phẩm 0.6 0.6 0.8 0.6 0.5 2.9 cơ khí điện tử 9 8.4 5.6 0.98 0.9 0.8 tổng số 6.9 4.8 3.2 1.3 1.02 1.14 Nguồn: Tổng cục thống kê
Yếu kém về đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn bộc lộ do thiếu kênh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thể hiện qua sự yếu kém của ngành công nghệ phụ trợ. Sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh