0
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

THEO CHIỀU SÂU

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU (Trang 28 -29 )

công nghệ mà doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận được từ các công ty nước ngoài.

Bên cạnh những yếu kém trên đây, phần lớn các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu đổi mới công nghệ và tăng năng lực R&D nhưng thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan là trong khi thiếu vốn đầu tư thì vẫn còn tình trạng lãng phí xảy ra, ví dụ như đầu tư vào công nghệ không phù hợp dẫn đến không được sử dụng vào quá trình sản xuất. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp đầu tư quá mức vào mua thiết bị sản xuất nhưng không sử dụng hết công suất cho phép như đã trình bày ở phần trên. Một số khác do trình độ lao động thấp không làm chủ được công nghệ. Ngoài ra còn do sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và tổ chức R&D. Đây là vấn đề phức tạp được nhắc nhiều nhưng chưa có cải thiện trên thực tế.

Theo kết quả điều tra mới đây của 2 tổ chức Swiss Contact (Thụy Sĩ) và GTZ (Đức) tiến hành trên 1.200 doanh nghiệp tại Việt Nam, chỉ có khoảng... 0,1% doanh nghiệp có sử dụng tư vấn khi đầu tư mua sắm công nghệ. Các chuyên gia kinh tế nhận định, chậm đổi mới công nghệ, đặc biệt là những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, những thua thiệt về khả năng phát triển thị trường xuất khẩu sẽ không còn là nguy cơ nữa mà đang trở thành một thực tế khó tránh khỏi.

Đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn chưa được chú trọng đúng mức. Tuy tổng số lao động của cả nước nói chung và cho công nghiệp nói riêng đều tăng, nhưng chất lượng lao động vẫn còn nhiều bất cập, phần lớn lao động công nghiệp là lao động phổ thông hoạt động trong các ngành dệt may, giày da, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản…nên giá trị gia tăng tạo nên chưa cao. Một số lao động được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng ít có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với nghề nghiệp được đào tạo, nên chưa phát huy đựơc năng lực.

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KẾT HỢP ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU

Theo phân tích ở trên, đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu có mối quan hệ mật thiết với nhau: đầu tư chiều rộng tạo nền tảng cơ sở để đầu tư chiều sâu đồng thời đến lượt đầu tư chiều sâu lại tiếp tục tạo ra những tiền đề để đầu tư chiều rộng ở những phương diện mới.

Đất nước ta đã gia nhập WTO, thị trường ngày càng rộng mở nhưng cùng với đó thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh mới mạnh hơn ta về nhiều mặt. Do vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân là tất yếu. Muốn làm được điều này thì các doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần có những chiến lược đầu tư hợp lý để sản xuất và kinh doanh một cách hiệu quả. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU (Trang 28 -29 )

×