theo hướng CNH-HĐH sẽ tạo điều kiện để phát huy hiệu qủa của hoạt động đầu tư chiều rộng, đầu tư chiều sâu.
1.2. Triệt để khai thác các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong các doanh nghiệp.
Cùng với phương hướng nêu trên thì công tác tạo nguồn và huy động vốn là tiền đề vật chất để đầu tư chiều rộng, chiều sâu được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu và kết quả đã định.
Đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp đòi hỏi lượng vốn lớn. Chính vì vậy, phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp là huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng.
Nguồn vốn trong nước: hướng tạo nguồn này là thực hành chính sách tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng. Từ nguồn tích luỹ đó, chúng ta cần huy động và sử dụng thật hiệu quả để có thể phát huy vai trò quyết định của nguồn vốn này.
Nguồn vốn nước ngoài: Nhà nước ta đã chủ trương thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển đất nước. Các nguồn này không chỉ có vốn đầu tư mà cả công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm tăng xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu cho ngân sách,…góp phần thu hẹp khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực.
Đối với nguồn nhân lực có kỹ thuật và tay nghề cao cần thu hút vào những ngành, lĩnh vực có công nghệ cao. Bên cạnh đó, đối với nguồn nhân lực chưa có tay nghề cần thu hút vào các nghành nghề thủ công.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾT HỢP ĐẦU TƯ CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU TRONG DOANH NGHIỆP 1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng, đầu tư chiều sâu
Để đưa ra các giải pháp và thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu thì cần có sự nỗ lực từ hai phía, đó là nhà nước và các doanh nghiệp. Với chức năng của mình nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hết mình nâng cao hiệu quả đầu tư.