này như thế nào là hợp lý. Đầu tư chiều rộng quá nhiều liệu có phải là giải pháp tốt khi mà khoa học công nghệ ngày càng hiện đại và yêu cầu của người tiêu dùng thì ngày càng cao. Chú trọng đầu tư chiều sâu liệu có phải là giải pháp đúng đắn khi đổi mới công nghệ trên một nền tảng cơ sở hạ tầng yếu kém, sử dụng những công nghệ tự động hoá cao gắn liền với việc giảm lao động trong điều kiện nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào?...Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp. Bởi vậy, kết hợp đầu tư chiều sâu với đầu tư chiều rộng là điều tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào.
1. Tình hình kết hợp đầu tư chiều rộng và chiều sâu ở nước ta hiện nay.
Theo báo cáo của bộ KHĐT, kết thúc 6 tháng đầu năm 2007- nửa năm đầu thực hiện cam kết với tư cách là thành viên WTO- kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao nhất trong 5 năm gần đây, đầu tư phát triển xã hội đạt 38,4% GDP, cam kết đầu tư nước ngoài tăng 55% so với cùng kì năm ngoái, xuất khẩu tăng 19,4%...Năm 2007, giá trị xuất khẩu cả nước đạt 48 tỷ USD, vượt 3.1% so kế hoạch đề ra.
Biểu đồ 2: Mức tăng GDP qua các năm(%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tăng trưởng kinh tế là do 3 yếu tố: vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp( TFP). Đặc trưng của tăng trưởng, phát triển theo chiều rộng là tăng trưởng dựa vào số lượng vốn, số lượng lao động; còn đặc trưng của tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu là dựa vào yếu tố nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp, bao gồm nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng suất lao động. Những năm qua, yếu tố vốn đã đóng góp 57,5%, yếu tố lao động đóng góp 20% và yếu tố năng suất lao động cùng các nhân tố tổng hợp chỉ đóng góp 22,5% vào tốc độ tăng trưởng, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh để hồi quy và phân tích những đóng góp của các yếu tố đầu vào cơ bản, trên cơ sở đó đánh giá tác động của vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kì 1994- 2004, thể hiện bảng sau:
Bảng 7: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đầu vào cơ bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1994-2004
Đơn vị: % Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tăng trưởng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Vốn đầu tư 28.8 28.4 34.4 42.5 56.3 68.8 48.5 49.3 48.7 49.6 47.2 Lao động 23.1 20.6 16.5 18.6 26.0 47 21.5 26.9 27.3 27.1 28.3 TFP 48.1 51 49.1 38.9 17.7 4.2 30 23.8 24 23.3 24.5
Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 1994-2004 chủ yếu do yếu tố bề rộng, đặc biệt do yếu tố vốn- nhân tố mà Việt Nam còn thiếu và sử dụng chưa hiệu quả, trong khi yếu tố lao động được coi là nguồn lực nội sinh, lợi thế chi phí thấp thì đóng góp cho tăng trưởng kinh tế lại chưa tương xứng. Theo tạp chí Nghiên cứu kinh tế ra ngày 19/11/2005, có 40,6% doanh nghiệp đã áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong quản lý, giảm tối đa biên chế quản lý (48,4%). Tuy nhiên trình độ lực lượng lao động của nước ta còn thấp, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Theo báo cáo của IMF, năm 2005 giá trị đóng góp vào GDP từ lĩnh vực này là 21% nhưng số lao động lại chiếm tới 57% tổng số lao động của cả nền kinh tế. Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam có tổng cộng hơn 45,3 triệu lao động trong đó ¾ là lao động ở nông thôn. Số lao động đã qua đào tạo hiện nay mới chỉ có 32% và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Chúng ta thiếu trầm trọng lao động trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính ngân hàng, du lịch, marketing...nên phải đi thuê lao động nước ngoài.
Hiệu quả đầu tư biểu hiện chủ yếu ở hai chỉ số tổng hợp quan trọng đó là: một đồng vốn phải tạo ra nhiều đồng GDP hơn, và để tăng một đồng GDP phải tốn ít vốn đầu tư hơn.
Năm 2007, một đồng vốn đầu tư đã tạo ra được 2,48 đồng GDP, cao hơn các số liệu tương ứng trong 3 năm trước ( năm 2004 là 2,46 đồng, năm 2005 là 2,45 đồng, đến năm 2006 là 2,44 đồng), nhưng lại thấp hơn của các năm từ 2003 trở về trước (năm 2003 là 2,56 đồng, năm 2002 là 2,68 đồng năm 2001 là 2,82 đồng, năm 1999 là 3,05 đồng, năm 1998 là 3,08 đồng, năm 1995 là 3,16 đồng).
Các ngành của chúng ta cũng đã có những tăng trưởng nhất định mà tiêu biểu là ngành công nghiệp. Nhờ luôn được chú trọng phát triển, hơn chục năm qua, sản xuất của công nghiệp Việt Nam có phần lớn các năm có tốc độ tăng GTTT đạt trên 10%. Duy có 2 năm 1998 và 1999 chỉ tiêu này đạt 9,73% và 8,99% (do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực) và cũng chính là 2 năm có TFP thấp. Riêng năm 1999 TFP giảm 0,53%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về giá trị tăng thêm trên đây của công nghiệp chủ yếu