Cơ chế của quá trình nấu chảy 29

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thủy tinh laser pha tạp tb3+ và yb3+ trong nền nagdf4 và LiYF4 (Trang 30 - 31)

Để thu được khối nóng chảy, hỗn hợp ban đầu phải trải qua các bước sau:

Sự phân hủy và thoát khí:

Trước tiên, quá trình nâng nhiệt tạo sự phân hủy các gốc hydroxyl (- OH) và làm bay hơi các phân tử nước hấp thụ trong hệ. Nhiệt độ giải hấp hơi nước tùy thuộc vào các chất khác nhau. Nếu nhiệt độ tiếp tục gia tăng các gốc carbonate, sulfate hoặc nitrate sẽ bị phân hủy. Sự thoát khí từ hỗn hợp làm thể tích của hệ tăng

đáng kể và còn có tác dụng giúp phân tán các thành phần khác nhau trong hệ. Tuy nhiên, nếu hệ hóa lỏng quá nhanh, các phân tử khí không kịp thoát khỏi bề mặt và bị giam bên trong vùng thể tích tạo thành các bọt khí trong khối nóng chảy.

Sự hình thành pha lỏng:

Pha lỏng có thể hình thành bằng cách làm nóng chảy trực tiếp nguồn vật liệu ban đầu, hay các sản phẩm sau quá trình phân hủy, hoặc hỗn hợp eutectic mới xuất hiện. Nếu tồn tại sự tách biệt, cô lập trong hỗn hợp ban đầu, quá trình nóng chảy sẽ

bị hạn chế. Hợp thức eutectic với nhiệt độ nóng chảy thấp không thể hình thành nếu những vật liệu ban đầu không phân bố đều vào nhau. Ngoài ra, tốc độ hình thành pha lỏng còn phụ thuộc vào độẩm và kích thước các phần tử trong hệ.

Trong quá trình hình thành pha lỏng, hiện tượng bay hơi các thành phần ban

đầu làm thay đổi đáng kể cấu trúc và tính chất của khối nóng chảy. Nếu nhiệt độ của hệ quá cao hoặc thời gian nấu chảy quá dài, hiện tượng này càng diễn ra mạnh mẽ.

Trang 30

Luận văn Thạc sĩ - khóa K17   Học viên: Tống Hoàng Tuấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thủy tinh laser pha tạp tb3+ và yb3+ trong nền nagdf4 và LiYF4 (Trang 30 - 31)