Đăng ký, kê khai, nộp thuế 1 Quy trình đăng ký thuế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp chuyên đề Kế toán thuế trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 25 - 30)

1.2.5.1 Quy trình đăng ký thuế

Thời hạn đăng ký thuế:

Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày:

– Được cấp giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư.

111,112 3339 642,338

Khi nộp phí, lệ phí

– Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với các cá nhân, tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh, đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận.

– Phát sinh nghĩa vụ,

trách nhiệm, yêu cầu liên quan đến thuế Hồ sơ đăng ký thuế

– Tờ khai đăng ký thuế

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cá nhân kinh doanh.

– Bản sao quyết định thành lập hoặc quyết định đầu tư đối với tổ chức; bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu với cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh.

Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở chính.

– Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay thì đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở.

– Cá nhân đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi tạm trú.

Sử dụng mã số thuế

– Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. – Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước sử dụng mã số thuế trong quản lý thuế. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải

ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch của người nộp thuế.

– Không được sử dụng mã số thuế của người nộp khác. 1.2.5.2 Khai thuế

Hồ sơ khai thuế

– Thuế khai và nộp theo tháng( thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế tài nguyên) gồm: tờ khai thuế tháng; bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra; các tài liệu khác liên quan đến số thuế phải nộp. – Thuế có kỳ tính theo năm( thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân cư trú) gồm: hồ sơ khai thuế năm( tờ khai thuế năm và tài liệu liên quan); hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý( tờ khai thuế tạm tính và tài liệu liên quan); hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm( tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tài liệu liên quan).

– Thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ nộp thuế( thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân có thu nhập không thường xuyên…) gồm: tờ khai thuế, hóa đơn, chứng từ liên quan.

– Với hàng hóa xuất, nhập khẩu thì tờ hồ sơ hải quan được dùng làm hồ sơ khai thuế.

– Trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp gồm: tờ khai quyết toán thuế; báo cáo tài chính đến thời điểm này; tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.

Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế

– Đối với loại thuế khai và nộp theo tháng: chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.

– Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm như thuế môn bài: chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính( Trường hợp người nộp thuế hoặc đơn vị trực thuộc của người nộp thuế bắt đầu kinh doanh, thời hạn nộp Tờ khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh) đối với hồ sơ khai thuế theo năm; chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ nộp thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý; chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.

– Đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là thời hạn nộp tờ khai hải quan.

– Đối với việc chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày phát sinh các hoạt động.

*** Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế .

Số tiền phạt

Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế phải nộp, cơ sở kinh doanh được điều chinh giảm tiền thuế và tiền phạt tại ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai thuế bổ sung, hoặc bù trừ số thuế giảm vào số thuế phát sinh của lần khai thuế tiếp theo.

1.2.5.3 Nộp thuế

Thời hạn nộp thuế

– Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

– Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định thuế thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan quản lý thuế.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan

– Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan

– Đối với hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập là 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm nhập tái xuất hoặc tạm tạm xuất, tái nhập – Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khác là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan

– Để được áp dụng thời hạn nộp thuế như trên thì người nộp thuế phải có hoạt động xuất nhập khẩu trong ít nhất 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có gian lận, vi phạm về thuế, chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo quy định hoặc được tổ chức tín dụng, tổ chức khác bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thuế.

– Trường hợp được bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế cũng không được quá thời hạn nộp theo quy định. Hết thời hạn bảo lãnh hoặc thời hạn nộp mà người nộp thuế chưa nộp thì tổ chức đứng ra bảo lãnh phải có trách nhiệm nộp số tiền thuế và số tiền phạt chậm nộp thay cho người nộp thuế.

– Những trường hợp không đủ điều kiện thì người nộp thuế phải nộp thuế trước khi nhận hàng.

Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt

Trường hợp người nộp thuế vừa có số tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt thì việc thanh toán được thực hiện theo trình tự sau đây:

1. tiền thuế nợ

2. tiền thuế truy thu

3. tiền thuế phát sinh

4. tiền phạt

Cá nhân tổ chức vi phạm về thuế nhẹ thì bị cưỡng chế thi hành, nộp phạt hành chính, cảnh cáo, nặng thì bị xử lý hình sự, truy tố trước pháp luật theo quy định.

2. CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THUẾ TẠI CÔNG TY2.1 Tổng quan về công ty

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp chuyên đề Kế toán thuế trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 25 - 30)