Lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Đồng bộ kinh tế ngành, đồng bộ kinh tế vùng với bền vững trong kinh tế Việt nam pdf (Trang 45 - 49)

II. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đà Nẵng 1 Thực trạng chung.

2. Các lỉnh vực chính 1 Nông nghiệp.

2.2 Lâm nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp tăng lên nhanh chóng. Từ gần 52000 ha năm 2000 lên gần 57.195,6 ha năm 2008, độ che phủ của rừng tăng từ 41.7% năm 2003 lên gần 48,54% năm 2008 cao hơn mức độ che phủ bình quân cả nước. Bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái và cải thiện môi trường thành phố trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa.

Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố trong năm 2008 như sau: - Đất có rừng: 51.598,1 ha

+ Rừng tự nhiên: 36.462,2 ha + Rừng trồng 15.135,9 ha - Đất chưa có rừng 5.597,5 ha Phân theo 3 loại rừng thì:

- Rừng đặc dụng: 33.165,3 ha - Rừng phòng hộ: 8.578,5 ha - Rừng sản xuất: 15.351,8 ha

Giá trị lâm nghiệp năm 2008 đạt 25412.6 triệu đồng, tăng 8.3% so với năm 1997. Trong đó tốc độ tăng của lâm sinh là cao hơn rất nhiều so với lỉnh vực khai thác gổ và lâm sản (gần 21% so với 1.5%) đó là do thành phố đả có

chủ trương chú trọng vào trồng và nuôi dưỡng rừng bên cạnh đó thực hiện đóng cửa rừng để bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này.

Lâm sinh -Khai thác gỗ, lâm sản 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2004 2005 2006 2007 2008

Bảng 10. Giá trị đóng góp vào ngành lâm nghiệp.

Có thể thấy giá trị đóng góp trong lâm nghiệp có sự tăng dần của lỉnh vực lâm sinh, điều này chứng tỏ thành phố đả có chủ trương đúng đắn trong việc phát triển lâm nghiệp đó là giảm dần khai thác rừng và tăng cường phục hồi và trồng mới rừng để tăng giá trị rừng trong tương lai không vhir về mặt kinh tế mà còn lợi ích rất lớn về mặt sinh thái, môi trường. Trong lỉnh vực lâm sinh thành phố đã chú trọng tới việc phát triển rừng một cách hiệu quả bằng các phương pháp như: khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng tập trung... bên cạnh đó thành phố đả thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ rừng, và phòng cháy chửa cháy trong mùa khô.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng liên tục qua các năm 1997 – 2007 mặt dù diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm đáng kể do công tác quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản chưa hợp lý.

Bảng 11. Giá trị sản xuất ngành thủy sản (triệu đồng)

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 395407 438278 412089 444619 451288.3 -Nuôi trồng 42940 42478 20017 25214 25592.21 -Khai thác hải sản 333644 38 825 378537 406376 412471.6 -Khai thác thủy sản nước ngọt 1123 701 595 709 719.635 -Dịch vụ thủy sản 17700 13 274 12940 12320 12504.8

Nguồn: niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết năm 2008 của Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2008 tăng 1.5% so với cùng kỳ năm trước. Xét trong cả thởi kỳ 2004-2008 giá trị của ngành thủy sản tăng trung bình 2.67%. Trong đó lỉnh vực nuôi trồng lại có chiều hướng giảm suốt chứng tỏ thành phố đã không có định hướng hợp lý cho lỉnh vực này bởi vì Đà Nẵng có tiềm năng lớn trong lỉnh vực này với đường bờ biển dài và hệ thống sông lớn.

Hoạt động khai thác một số lỉnh vực chính như: nghề lưới cản, nghề câu mực, nghề giả đôi... hoạt động có chuyển biến tích cực về tổ chức sản xuất,

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đến nay, thành phố có 90 tổ đội khai thác với 585 tàu, trong đó tàu công suất 90 Cv trở lên là 180 chiếc. Cơ cấu trong các tổ theo nghề khai thác như xau: Giả cào 32 tổ, lưới cản 23 tổ, câu mực 11 tổ, lưới vây 8 tổ, nghề khác 16 tổ...

Về lỉnh vực nuôi trồng thì tập trung nuôi một số giống chính như: nuôi tôm (tôm sú, tôm hùm, tôm chân trắng ba ba,)140 ha; các loại các như: điêu hồng, rô pho đơn tính, cá trôi, mè, chép...ngoài ra còn có nuôi ếch, ba ba...

Ngành thủy sản Đà Nẵng còn rất nhiều hạn chế:

Trong lỉnh vực khai thác thủy sản thì có diển biến phức tạp hơn do ngư dân có nguồn vốn hạn chế cho những chuyến đi biển xa, dài ngày. Mặc khác do tác động của giá nhiên liệu tăng cao trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 làm cho số lượng tàu nằm bờ rất nhiều chiếm tới 40 – 50%. Bên cạnh đó đầu ra cho sản phẩm còn bị nhiều hạn chế, chưa có được đầu ra ổn định, dể dàng bị tư thương ép giá. Ví như ở Quận Sơn Trà có gần 1.500 tàu thuyền các loại. Tùy theo cỡ tàu và loại hình khai thác mà mỗi tàu có số thuyền viên khác nhau, nhưng khó khăn chung hiện nay là đa số tàu cá trong quận đang thiếu thuyền viên để ra khơi, sản phẩm bán ra bị tư thương ép giá.

Ngư trường thì không ổn định do công tác dự báo ngư trường ít được quan tâm, ngư dân chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính trong việc xác đinh ngư trường dẩn đến hiệu quả không cao

Khai thác thủy sản ở gần bờ là chủ yếu do đội tàu còn nhỏ, thiều những tàu công suất lớn có khả năng bám biển lâu dài. Việc khai thác gần bờ diển ra tràn lan hầu như không có tiêu chuẩn nào trong việc khai thác dể dản đến tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. một tác động không nhỏ trong thời gian qua là nạn ô nhiểm do các sự cố tràn dầu diển ra liên tiếp làm tổn hại nghiêm trọng tới môi trường, gây thiệt hại cho sinh vật biển và lỉnh vực nuôi trồng thủy hải sản.

Trong lỉnh vực nuôi trồng thủy hải sản thì quy mô không lớn, kỹ thuật nuôi trồng còn lac hậu chưa có nhiều nơi áp dụng công nghệ cao vào việc sản xuất. con giống cho nuôi trồng thì vẩn đang là bức xúc của người dân, nguồn con giống tại chổ không đủ đáp ứng nhu cầu.

Vấn đề ô nhiểm do nuôi trông thủy hải sản chưa được quan tâm.

Một phần của tài liệu Đồng bộ kinh tế ngành, đồng bộ kinh tế vùng với bền vững trong kinh tế Việt nam pdf (Trang 45 - 49)